Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh và Đồng Tâm trình bày sau đây.
1) THỨ TRƯỞNG HOA KỲ NÊU VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN VỚI PHÁI ĐOÀN VIỆT NAM
Vào
thứ Năm ngày 12/5, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy
Sherman nêu vấn đề nhân quyền với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc, hối
thúc Hà Nội tuân thủ các cam kết quốc tế về quyền con người.
Trong cuộc gặp bên
lề Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN tổ chức ở Hoa Thịnh Đốn tuần qua, bà Sherman
đã nêu lên vấn đề nhân quyền và “tầm quan trọng của việc Việt Nam thực hiện các
nghĩa vụ và cam kết quốc tế về quyền con người.”
Từ
lâu, nhân
quyền là vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và hai bên
thường có các phát biểu bất đồng do tồn tại các khác biệt, dù đã qua hơn 25 lượt
đối thoại thường niên về nhân quyền.Hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo về
tình hình nhân quyền Việt Nam, trong
đó thường viết rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt bớ độc đoán hàng trăm tù nhân lương tâm,
vi phạm các quyền về tự
do biểu đạt,
tự do lập hội, và tự
do báo chí.
Trong ngày thứ Sáu
13/5, hàng trăm người đã tụ tập ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn để phản đối phái đoàn của
Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền và trả tự
do cho tất cả tù nhân lương tâm.
2) 15 NGƯỜI HMONG THEO ĐẠO DƯƠNG VĂN MÌNH SẮP RA TOÀ NHƯNG
KHÔNG ĐƯỢC TIẾP XÚC VỚI LUẬT SƯ
Vào ngày 18/5 tới
đây, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Tuyên Quang sẽ đem 15 người Hmong theo đạo
Dương Văn Mình ra xét xử nhưng không cho họ quyền được tiếp cận luật sư.
Những người này bị
bắt vào tháng 12 năm ngoái khi công an địa phương bố ráp đám tang của ông Dương
Văn Mình, người sáng lập và lãnh đạo nhóm tôn giáo mang tên ông.
12 người trong số
này bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và ba người
còn lại bị truy tố về cáo buộc
“vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người.” Tuy nhiên, họ không được tiếp xúc với luật sư trước phiên xét xử và có
lẽ sẽ không có luật sư biện hộ
trong phiên toà sắp tới cho dù gia đình của 10 người trong số này đã thuê luật
sư Nguyễn Văn Miếng bào chữa.
Luật
sư Miếng cho biết phía công an thông báo rằng tất cả người Hmong sắp bị đem ra
xét xử đều không muốn có luật sư bào chữa và thậm chí không muốn gặp ai cả trước
và trong quá trình xử án.
Luật sư Miếng cho rằng
việc họ từ chối luật sư của họ rất bất thường. Ông đề nghị phía công an gặp
thân chủ hoặc chứng kiến việc họ ký đơn từ chối hỗ trợ pháp lý nhưng phía công
an không đồng ý.
3) NỖ LỰC THÚC ĐẨY HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG KHU VỰC MEKONG NHÂN HỘI
NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HOA KỲ-ASEAN
Một hội nghị trực tuyến giữa các chuyên gia từHoa Kỳ
và các quốc gia liên quan đến khu vực sông Mekong vừa được tổ chức trong tuần qua ngay trước thềm Thượng
đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN nhằm thúc đẩy mối quan tâm và sự tham gia tích cực, hiệu quả
hơn nữa của các quốc gia khi các vấn đề về Mekong đang ngày càng ảnh hướng đến
an ninh và thịnh vượng trong khu vực.
Hội
nghị mang tên “Chủ nghĩa Đa phương Mekong và Hội nghị Cấp cao Đặc biệt Hoa Kỳ-ASEAN”
được tổ chức bởi
Trung tâm Stimson có trụ sở tại Hoa
Thịnh Đốn với sự tham dự của Đại biện phái bộ Hoa Kỳ tại Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kate Rebholz, cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Singapore Bilahari Kausikan, cùngnhiều chuyên gia nghiên cứu cấp cao về châu Á
của Thái Lan, Việt Nam, Lào và Trung tâm Stimson.
Bàn
thảo về các vấn đề trên sông Mekong, hội nghị đưa ra cái nhìn toàn cảnh thu hút sự chú ý và đề xuất
các cách thức mà ASEAN, với tư cách là một thể chế, có thể tương tác tốt hơn với
khu vực, và cách thức mà Hoa Kỳ có thể tham gia hiệu quả hơn thông qua ASEAN nhằm
cải thiện kết quả hợp tác trong khu vực giữa các nước thuộc tiểu vùng sông
Mekong.
Đại diện phái bộ của Hoa Kỳ Kate Rebholz nói rằng vùng sông Mekong có vai trò quan trọng đối với hòa bình và ổn
định của ASEAN nên Hoa Kỳ đã cam kết tăng cường năng lực và khả năng phục hồi bền
bỉ của khu vực này thông qua sông Mekong, để từ đó tăng cường năng lực và khả
năng phục hồi bền bỉ của ASEAN.
https://www.voatiengviet.com/a/6567630.html
4) TỔNG THỐNG HOA KỲ THÚC GIỤC LÃNH ĐẠO ASEAN LÊN TIẾNG VỀ NGA
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden muốn lãnh đạo các nước
ASEAN lên tiếng mạnh mẽ hơn về cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine; tuy nhiên đây
tiếp tục là vấn đề tế nhị đối với những nước trong khối có mối quan hệ sâu rộng
với Nga như Việt Nam.
Theo AP, ông
Biden nhận thấy khó có sự đồng thuận giữa các nước thành viên ASEAN về vấn đề
cuộc chiến xâm lược mà Nga tiến hành tại Ukraine.
Suốt nhiều năm qua, Việt Nam, Myanmar và Lào là những
quốc gia lệ thuộc nhiều vào khí tài quân sự của Nga. Trong khối chỉ có
Singapore áp đặt cấm vận trực tiếp đối với Nga vì đã tấn công Ukraine. Ngoài
ra, các nước khác tránh chỉ trích Tổng thống Putin hay cuộc chiến do ông này
phát động tại Ukraine.
Trong hội
nghị thượng đỉnh, Toà Bạch ốc đã thông báo nhiều dự án cho Đông
Nam Á, trị giá tổng cộng 150 triệu Mỹ kim.
Trong số tiền này,
60 triệu sẽ được dành trợ giúp các nước ASEAN về an ninh hàng hải, nhất là nhằm
ngăn chận nạn đánh bắt cá trái phép. Hoa Thịnh Đốn cũng sẽ đầu tư 40 triệu Mỹ kim vào các năng lượng sạch, nhưng hy vọng
sẽ huy động vốn từ khu vực kinh tế tư nhân để đạt được 2 tỷ Mỹ kim đầu tư vào lĩnh vực quan trọng
này.
5) CANBERRA TỐ CÁO TÀU DO THÁM CỦA TRUNG CỘNG TIẾN SÁT BỜ BIỂN PHÍA
TÂY CỦA ÚC
Vào thứ Sáu ngày
13/5, Bộ
trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton cho biết một tàu chiến của Trung Cộng với khả
năng do thám đã tiến sát bờ biển phía tây nước Úc. Con tàu đã được nhìn thấy vào sáng nay,
đang hướng về phía bắc, cách Broome ở bang Tây Úc khoảng 250 hải lý và phía Úc
đã theo dõi con tàu này hoạt động dọc bờ biển trong suốt tuần qua.
Theo
ông
Dutton, mục
đích của con tàu là thu thập thông tin tình báo dọc theo đường bờ biển. Con tàu
đã di chuyển gần các cơ sở quân sự và tình báo trên bờ biển phía tây của Úc.
Ông cho biết chưa bao giờ một tàu chiến Trung Cộng lại
tiến xa về phía nam như thế và các nhà chức trách đang theo dõi chặt chẽ con
tàu bằng phi cơ
và các kỹ thuật giám sát.
Ông cũng nói thêm rằng tàu Trung Cộng đang thực hiện
một hành động gây hấn vì nó
đã tiến rất xa về phía nam.
Trong thời gian gần đây, căng thẳng đã leo thang giữa
Úc và Trung Quốc sau khi Bắc
Kinh
ký một hiệp ước an ninh với quần đảo Solomon.
No comments:
Post a Comment