Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Phụng Hoàng & Đồng Tâm trình bày sau đây.
CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NGƯỜI EDE BỊ KẾT ÁN 4 NĂM TÙ VÌ BÁO CÁO VI PHẠM NHÂN QUYỀN
Vào thứ Sáu ngày 20/5, trong một phiên tòa không có luật sư bào chữa, toà án cộng sản huyện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã kết án bốn năm tù giam đối với cựu tù nhân lương tâm Y Wô Niê về tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều
331 của Bộ luật Hình sự.
Truyền thông lề đảng đưa tin ông
Y Wô Niê có tham gia một số lớp học online về niềm tin tôn giáo, Luật Dân sự Việt
Nam, Luật Nhân quyền quốc tế, người Thượng đứng lên vì công lý, và cách thu thập
thông tin để viết báo cáo về vi phạm nhân quyền.
Cáo trạng của viện kiểm sát huyện Cư
Kuin cho rằng ông Y Wô Niê có hành vi thu thập các thông tin có nội dung xuyên
tạc, không đúng sự thật, và đã viết ba bản báo cáo về vi phạm nhân quyền rồi gửi
ra nước ngoài trong năm 2020.
Ông Y Wô Niê, người từng bị tù 9 năm về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết,” bị bắt tạm
giam hồi tháng 9 năm 2021.
Trong nhiều thập niên qua, nhiều nhóm
người thiểu số ở Tây Nguyên bị đàn áp tôn giáo hay bị tịch thu đất đai mà không
được bồi thường thoả đáng. Họ lại bị đàn áp tiếp khi báo cáo các vụ vi phạm
nhân quyền này. Vào năm 2004, hàng ngàn người Thượng ở Tây Nguyên đã xuống đường
để đòi quyền lợi về đất đai và tự do tôn giáo và họ bị đàn áp vô cùng khốc liệt.
Báo cáo về tự do tôn giáo gần đây của
Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) cũng chỉ trích Chính phủ Việt Nam đàn áp
các nhóm tôn giáo của người Thượng ở Tây Nguyên và bắt họ bỏ
đạo.
CÔNG AN THÀNH
HỒ BAO
CHE ĐIỀU TRA VIÊN TRONG VỤ HÀNH HUNG LUẬT SƯ
Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài phát biểu rằng công an thành Hồ bao che
cán bộ khi phủ nhận vụ điều tra viên đánh luật sư ngay tại trụ sở Phòng Cảnh
sát Hình sự chỉ một ngày sau khi báo chí đưa tin rầm rộ về vụ việc.
Hôm 18/5, Sở Công an thành phố gửi thông báo đến các cơ quan báo chí với nội dung
luật sư Lê Hoàng Tùng có hành vi cản trở điều tra viên Trần Đức Minh trong quá
trình xét hỏi một thân chủ của ông trong một buổi làm việc trước đó một ngày. Phía công an nói khi luật sư Tùng bị mời ra khỏi phòng làm việc,
ông đã trượt ngã và do vậy không có việc điều tra viên Minh đánh ông Tùng như tố
cáo của luật sự này.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài cho trong chế độ độc tài, đặc biệt ngành công an họ luôn tìm cách bảo
vệ cho nhau vì một sự kiện hành hung luật sư ngay trong trụ sở công an là không
thể chấp nhận được. Nếu công nhận việc hành hung luật sư thì có thể
dẫn đến kết luận người dân bị đánh oan chết oan trong đồn công an là sự thật.
Cũng theo luật sư Đài, người đang tị nạn
chính trị tại Đức nhưng có nhiều kinh nghiệm làm luật sư ở Việt Nam thì thường
điều tra viên không muốn luật sư có mặt trong các buổi hỏi cung hay làm việc lấy
lời khai vì luật sư có thể tư vấn cho thân chủ nên hay không trả lời vấn đề
nào, làm cho điều tra viên không thể lừa hay bẫy người dân được.
TRUNG CỘNG LẠI TẬP TRẬN Ở BIỂN ĐÔNG
Trung Cộng đang tổ chức nhiều cuộc tập
trận quân sự ở Biển Đông trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden công du Hàn Quốc và Nhật Bản. Cục Hải sự
Hải Nam loan báo rằng các cuộc tập trận 5 ngày bắt đầu từ thứ Năm
ngày 19/5.
Cơ quan này cho biết phi cơ và tàu
thuyền khác sẽ bị cấm vào khu vực này nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Hồi tháng 3 năm nay, nhà cầm quyền
Trung Cộng thực hiện tập trận quân sự kéo dài hơn 1 tuần ở Biển
Đông tại khu vực giữa tỉnh Hải Nam và Việt Nam và cảnh báo các tàu biển không đến
gần khu vực này.
Sau đó, Cục Hải sự Trung Cộng cho biết
cuộc tập trận khác ở Biển Đông diễn ra từ ngày 19/3 đến 9/4. Cuộc tập trận này
có tọa độ giống với tọa độ của 5 điểm giới hạn mà Trung Cộng tập trận vào tháng
3.
Tổng thống Biden đang có chuyến công
du Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi ông tập trung vào nỗ lực chống lại mối đe dọa từ Bắc
Kinh.
VIỆT NAM NÊU VẤN ĐỀ AN NINH HÀNG HẢI, HÀNG
KHÔNG Ở BIỂN ĐÔNG TRONG HỘI NGHỊ QUỐC PHÒNG ASEAN
Tại Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao
các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+) Ở Phnom Penh vào ngày
18/5, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Hoàng Xuân Chiến nói An ninh,
an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
các nước trong khu vực và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.
Đại diện của Việt Nam đề cập đến sự cần
thiết phải tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đẩy
nhanh việc sớm ký kết hiệp ước “thiết thực và hiệu quả” là Bộ quy tắc ứng xử ở
Biển Đông (COC).
Ông nói Việt Nam
nhất quán theo đuổi giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa
bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
Biển (UNCLOS) năm 1982.
Hội nghị ADSOM+ năm nay do Campuchia
chủ trì, với sự tham gia của các quan chức quốc phòng hàng đầu đến từ các nước
thành viên ASEAN và từ Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New
Zealand, Ấn Độ cũng như đại diện từ Ban Thư ký ASEAN.
PHƯƠNG TÂY CUNG CẤP THÊM VIỆN TRỢ CHO UKRAINE
Phương Tây cung cấp thêm
hàng tỷ Mỹ kim viện trợ cho Ukraine vào ngày 20/5 khi Nga điều phối lực lượng
sau sự sụp đổ rõ ràng của thành phố cảng Mariupol và giao tranh bùng phát ở
trung tâm công nghiệp của nước này ở phía đông.
Vào thứ Năm ngày 19/5, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua gói viện trợ
thêm 40 tỷ Mỹ kim cho Ukraina. Cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cùng ủng hộ dự luật
tiếp tục hỗ trợ Ukraina đối phó với chiến tranh. Văn bản chỉ coòn phải đợi
Tổng thống Biden phê chuẩn.
Trong khi đó, Ukraine
nói quân đội của họ đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Nga trong trận chiến tàn
khốc, giành giựt qua lại tại vùng Donbas, khu vực rộng lớn nói tiếng Nga có các
mỏ than và các nhà máy mà Điện Kremlin đang cố gắng chiếm giữ. Phía Nga đang chật vật bố trí lại quân đội
để cố thủ ở phía đông Ukraine.
No comments:
Post a Comment