Quốc Hội Việt Nam chỉ là bù nhìn cho đảng CSVN và hoàn toàn bất lực trước hiện tượng trống đánh xui kèn thổi ngược trong sách lược chống Đại Dịch Vũ Hán của các quan chức CSVN tại các địa phương.Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Trân Văn với tựa đề: “‘Thống nhất’? Vì sao... khó?” sẽ được Nguyen Khải trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Đề nghị của các thành viên trong Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam: Chính phủ cần có chỉ đạo để đạt được sự thống nhất về quy định phòng dịch khi dân chúng về quê đón Tết âm lịch với gia đình... làm thiên hạ... mắc cười!
Việt Nam đã trở thành một quốc gia thống nhất cách nay 47 năm nhưng tình
trạng khác biệt trong thực thi công quyền giữa trên với dưới càng lúc càng trầm
trọng, đặc biệt là từ khi COVID-19 bùng phát thành đại dịch.
Xem tường thuật cuộc họp mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa tổ chức để
nghe Ban Dân nguyện trình bày “Báo cáo về công tác dân nguyện” ắt sẽ
thấy, tại Cộng hòa XHCN Việt Nam, luật pháp là... giấy lộn và công dân chẳng
khác gì... “con sâu, cái kiến”!
Trong cuộc họp ấy, ông Hoàng Thanh Tùng – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của
Quốc hội Việt Nam, nhắc lại chuyện chính phủ rồi Bộ Y tế đã yêu cầu chính quyền
các địa phương không được buộc dân chúng xét nghiệm khi cần đi lại. Chính quyền
các địa phương chỉ được yêu cầu xét nghiệm khi có ai đó đến từ “vùng đỏ” (vùng
có tỉ lệ lây nhiễm rất cao). Khi đi từ vùng này đến vùng khác dân không phải
cách ly tập trung mà chỉ cần cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú... nhưng vẫn theo
lời ông Tùng: Trên thực tế, khi có dân từ nơi khác về quê, mỗi địa
phương thực hiện một kiểu, không thèm bận tâm người từ nơi khác về quê đã chích
vaccine hay chưa, chích mấy mũi. Thậm chí có nơi như Thái Bình còn mang khóa
đến khóa cửa, nhốt gia đình có người từ “vùng đỏ” trở về tới bảy ngày, khiến
gia đình này phải nhờ người mua giúp thực phẩm!
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt
Nam, kể thêm những điều ông ta “mắt thấy, tai nghe” từ việc đi thăm, tặng quà
Tết cho người thiểu số: Từ bản này sang bản kia vẫn có rào chắn. Nhiều
nhóm lao động phi chính thức, thậm chí cả lao động có hợp đồng làm việc ở các
thành phố cũng phải về sớm để hoàn tất yêu cầu cách ly tại
gia đủ bảy ngày. Giống như Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Việt Nam – khẩn khoản... đề nghị... chính phủ... quan tâm - Chủ
tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam cũng... đề nghị: Chính phủ
cần có chỉ đạo tổng thể. Nếu không thì người lao động có quê ở miền núi,
đồng bào dân tộc thiểu số sẵn sàng không nhận lương dịp này để được về quê ăn
Tết!
Cuối cùng, theo báo chí Việt Nam, ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc
hội, nhất trí cao với những... đề nghị đã dẫn và kết luận: Cách ứng
xử của các tỉnh đối với người dân về quê ăn Tết đang là vấn đề cần được quan
tâm giải quyết
Về lý thuyết, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhất ở Cộng hòa XHCN Việt
Nam. Ngoài lập hiến, lập pháp, Quốc hội còn là nơi quyết định tất cả những vấn
đề quan trọng của quốc gia, đồng thời giám sát hoạt động của nhà nước, chính
phủ.
Tuy nhiên giống như trước, cho dù “mắt thấy, tai nghe” hệ thống công
quyền từ trung ương đến địa phương hành xử bất nhất trong việc ngăn ngừa đại
dịch, làm khó công dân về quê đón Tết, song từ Chủ tịch Quốc hội đến các thành
viên trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ rụt rè thay dân kể khổ và thỏ thẻ... “đề
nghị”! Không ai dám chất vấn tại sao lại thế, cũng chẳng có ai dám yêu cầu
chính phủ phải hành động ngay lập tức để chấm dứt cảnh “trống đánh xuôi, kèn
thổi ngược” này và xác định trách nhiệm để xử lý.
Đáng ngạc nhiên, dù Việt Nam là xứ sở có... quốc pháp nhưng Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật của Quốc hội Việt Nam không hề bận tâm đến việc chính quyền một
số địa phương như Thái Bình, mang khóa tới khóa cửa ra vào tư gia của gia đình có
người trở về từ “vùng đỏ” là chà đạp cả hiến pháp lẫn pháp luật. Dân không phải
gia cầm, cũng chẳng phải gia súc, tại sao chính quyền các địa phương dám làm
như vậy suốt từ năm ngoái đến năm nay?
Câu trả lời nằm ở chỗ ngay cả các thành viên chủ chốt của Quốc hội như
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng xem đó là...
bình thường, thậm chí... tất nhiên! Chắc chắn chỉ ở Việt Nam mới có chuyện
người đứng đầu bộ phận đặc trách về pháp luật của cơ quan dân cử ở cấp cao
nhất, không những không phản đối việc chà đạp các quyền căn bản của công dân mà
còn biện bạch giúp cho bạo hành hành chính: ...Có thể lãnh đạo cơ sở sợ
dịch bệnh lây lan nhưng biện pháp hơi quá, không thống nhất...
Dẫu thực tế cho thấy, chủ trương “truy vết, cách ly, cô lập”,
thực thi “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, buộc “xét
nghiệm thần tốc trên diện rộng và... thần tốc hơn nữa” hồi năm ngoái vừa
xâm hại nhân quyền, vừa là sai lầm nghiêm trọng mà đến giờ vẫn chưa thể khắc
phục được hậu quả về kinh tế - xã hội, đặc biệt là hậu quả về sinh mạng – khiến
20.000 người Việt mất mạng nhưng chính phủ không xin lỗi, Quốc hội cũng không
xem đó là vấn đề cần điều tra, truy cứu trách nhiệm.
Có đại biểu Quốc hội nào thấy rằng cần xem lại việc phá cửa, xông vào tư
gia cưỡng bức xét nghiệm như ở Bình Dương để buộc các viên chức xâm phạm thân
thể, xâm phạm chổ ở công dân phải bồi thường thiệt hại? Có đại biểu Quốc hội
nào yêu cầu tái thẩm những bản án đã tuyên – phạt tù bà Hoàng Thị Hồng ở Nghệ
An, ông Nguyễn Hoàng Suốt ở An Giang,... chỉ vì họ phản kháng, từ chối cưỡng
bức xét nghiệm COVID-19?... Chẳng có đại biểu nào như thế cả!
Khi các đại biểu Quốc hội – những cá nhân mà về lý thuyết là được dân cử
làm đại diện cũng... khinh dân thì tới... thiên thu, hệ thống công quyền vẫn
tiếp tục bất nhất khi đối xử với dân trong tất cả mọi chuyện chứ chẳng riêng
lúc cần ngăn ngừa đại dịch!
No comments:
Post a Comment