Cuộc chiến biên giới năm 1979 chứng minh Trung Quốc luôn là mối họa mất nước trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đảng CSVN là tội đồ của dân tộc vì đã bán nhiều phần lãnh thổ cho TQ.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Nguyễn Nam với tựa đề: “43 năm cuộc chiến đấu chống giặc Trung Quốc: bài học nào cho Hà Nội hôm nay?” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Nguyễn Nam
Ngày này 43 năm trước, cuộc chiến tranh ngắn ngủi và đẫm máu đã diễn ra giữa hai nước từng được mệnh danh ‘hai người anh em cộng sản’, Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975, Trung Quốc liên tục có
những động thái làm xấu đi quan hệ giữa hai nước, như cắt giảm viện trợ, thúc
đẩy Hoa Kiều Việt Nam hồi hương, hay giúp Khơ-me đỏ Campuchia tiến hành chiến
tranh biên giới phía Tây Nam.
Rạng sáng ngày 17-2-1979, nhà cầm quyền Trung quốc đã huy động hơn
600.000 binh lính quân đội tràn xuống 6 tỉnh giới phía Bắc Việt Nam, thực hiện
cuộc chiến tranh có quy mô lớn mà Bắc Kinh cho là “dằn mặt có báo trước”. Các
tỉnh mà quân đội Trung Quốc dã tâm cho binh lính nã pháo đạn từ Quảng Ninh đến
Lai Châu, trong đó Hà Giang và Lạng Sơn là hai tỉnh Trung quốc tập trung pháo
đạn nã nhiều nhất.
Ngay sau khi Trung Quốc xua quân ồ ạt đánh chiếm một điểm cao, tàn
sát dân thường ở tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn từ 11 km ngày đầu tiên, chỉ sau 3 ngày
đã dàn quân hơn 1.200 km dọc khắp tuyến biên giới. Hàng ngàn dân thường bị chém
giết vô tội, hàng ngàn nóc nhà bị đốt cháy, hàng trăm cây cầu dân sinh bị đánh
sập…
Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc tấn công Việt Nam ở biên giới phía
Bắc đầu năm 1979 có phải là nhằm làm suy yếu một nước Việt Nam thống nhất?
Câu hỏi này tiếp tục cần phải được giải thích từ nhiều nguyên nhân, phân
tích từ nhiều góc nhìn.
Bắc Kinh từng lu loa họ phát động “cuộc chiến tranh phòng vệ” nhằm đem lại hòa bình cho khu vực biên giới, vốn đã trở nên hỗn loạn từ năm 1977, ảnh hưởng tới đời sống thường nhật của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó, ngày càng có nhiều bằng chứng được các học giả nước ngoài công bố, cho thấy Bắc Kinh có những mục đích chiến lược xa xôi, ấp ủ từ lâu.
Trong suốt năm 1986, Trung Quốc duy trì sức ép với Việt Nam bằng
việc tăng cường nã pháo. Đến giữa năm, gần 25.000 quả pháo đã được
bắn sang lãnh thổ Việt Nam. Trước đó, năm 1985, Vị Xuyên hứng chịu cái
gọi là “20 sự cố” bắn pháo riêng rẽ, liên quan đến hơn 800.000 quả
pháo, trong tổng số khoảng 1 triệu quả được bắn sang Việt Nam.
Các báo cáo cho thấy giao tranh trên bộ giảm dần từ tháng
7/1986. Tháng 10, tại vòng đàm phán Xô – Trung lần thứ 9, Trung Quốc
cuối cùng đã được Liên Xô nhất trí thảo luận vấn đề Campuchia, vấn
đề “nước thứ ba” vốn là một điều cấm kỵ trước tới nay.
Ngày 13/7/1986, Việt Nam đã thả 72 thuyền nhân Trung Quốc từng
xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Ngày 1/8/1986, Hội Chữ thập Đỏ tại Lạng
Sơn đã gửi “chia buồn” tới người dân tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sau
một trận bão. Ngày 13/8/1986, Việt Nam thông báo nhân dịp Quốc khánh
của Trung Quốc và Việt Nam, sẽ thả 27 tù nhân Trung Quốc. Những trao
đổi đã được tiến hành ngày 6/9/1986, khi Trung Quốc thả 34 người Việt
Nam và Việt Nam thả 26 người Trung Quốc.
Ngày 3/10/1986, một đội bóng bàn của Việt Nam đã sang Trung
Quốc tham dự giải bóng bàn châu Á lần thứ 8 ở tỉnh Quảng Đông. Và ở
các cấp cao hơn, cụm từ “kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp” khi nói về
Trung Quốc đã không còn được nhắc lại.
Thế nhưng bất chấp các diễn biến tích cực trên, giao tranh vẫn tái
diễn ở biên giới Việt – Trung. Ngày 14/10/1986, Việt Nam thông báo rằng
Trung Quốc đã bắn 35.000 quả pháo sang Việt Nam và các lực lượng Trung
Quốc đã nối lại “các chiến thuật chiếm đất” ở đây.
Như vậy xem ra cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 do Bắc Kinh khơi mào còn
nhằm thử phản ứng của Liên Xô, và qua đó đánh giá khả năng tác chiến của Quân
Giải phóng nhân dân Trung Hoa..
Trong các cuộc phỏng vấn của báo chí nước ngoài sau khi chiến tranh biên
giới tháng 2/1979 đã nổ ra, Đặng Tiểu Bình đã nêu rõ là ngoài lý do chiến lược,
ông ta còn muốn trừng trị Việt Nam vì ghét thái độ. Rõ ràng việc Đặng Tiểu Bình
sử dụng vũ lực để gửi thông điệp chính trị là vi phạm luật quốc tế và có tội
đối với nhân dân cả hai nước mà đến nay lịch sử cần ghi nhận và đưa vào sách
giáo khoa cho các thế hệ hiểu rõ.
Còn việc họ xúi bẩy Hoa Kiều hồi hương như thế nào thì vẫn chưa thực sự
rõ ràng. Phía Việt Nam đã đưa ra Sách trắng năm 1979, cáo buộc nhà cầm quyền
Trung Quốc đứng đằng sau một số cá nhân, tổ chức một số cá nhân, tổ chức đã hô
hào xúi giục bà con người Hoa hàng loạt tháo chạy khỏi Việt Nam, nhằm chia rẽ
nội bộ, gây náo loạn, giảm uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Phía Trung Quốc thì ngược lại, cáo buộc Việt Nam đàn áp người Hoa và ép
họ nhập quốc tịch Việt Nam.
Vì lưu trữ cả hai bên vẫn chưa được bạch hóa, nên tìm hiểu lại câu
chuyện xảy ra như thế nào trong nạn Hoa Kiều này rất khó khăn.
Tính cho đến hôm nay, người ta vẫn ghi nhận là vào tháng 4/1978, Việt
Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, ít nhiều liên quan tới
người Hoa là thương nhân, nhà sản xuất, tiểu thủ công nghiệp… Không rõ vì sao
khi đó lại có phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc trong người Hoa ở Việt
Nam nổi lên. Tiếp sau đó thì Trung Quốc loan tin trong cộng đồng người Việt gốc
Hoa về cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa hai nước, khiến cộng đồng
người Hoa hoảng hốt.
Vậy là người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc. Đến tháng 2/1979, đã
có khoảng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ
qua cửa khẩu Hữu Nghị. Trung Quốc lập các trạm đón tiếp dọc biên giới và đưa
tàu sang đón người Hoa về. Ngày 12/7/1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới với
Việt Nam, làm cho hàng vạn người Hoa muốn về Trung Quốc bị kẹt tại biên giới.
Đặng Tiểu Bình lấy cớ cho rằng Hà Nội “vong ơn, bội nghĩa” tạo thêm sức ép cho quyết định tấn công Việt Nam…
No comments:
Post a Comment