Sunday, February 20, 2022

Tin Tức, Chủ Nhật 20.02.2022

Tin Tức

Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Nguyên Khải

1) GIÁM ĐỐC CDC THỪA THIÊN HUẾ XỘ KHÁM VÌ LIÊN QUAN VỤ TEST KIT VIỆT Á

Nhân vật tiếp theo bị khởi tố và bắt giam liên quan đến vụ kit xét nghiệm Việt Á là Hoàng Văn Đức-Giám đốc Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Đức bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra- CA Thừa Thiên Huế bắt giam hôm 19/2/2022 với tội danh “vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại tài sản cho nhà nước”. Giống như nhiều nhân vật liên quan khác, khi chưa bị bắt, Hoàng Văn Đức phủ nhận mọi dính líu đến Việt Á. “Tôi không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào” là lời khẳng định của người đứng đầu CDC Thừa Thiên Huế hôm 22/12/2021 với báo giới quốc doanh. Nhân viên dưới quyền của ông Đức là Hà Thúc Nhật- kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính cũng bị khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng với cùng tội danh.

Kể từ khi Phan Quốc Việt- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á bị bắt hồi tháng 12/2021, đến nay đã có 5 giám đốc CDC các tỉnh bị khởi tố, gồm Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương, Bắc Giang và Huế. Phan Quốc Việt khai nhận trước cơ quan điều tra rằng Cty Việt Á đã chi gần 800 tỷ đồng tiền "hoa hồng" cho các "đối tác" trên khắp Việt Nam để nâng giá bộ xét nghiệm Covid lên khoảng 45%.

 

Dư luận tin rằng những quan chức bị bắt chưa phải “trùm cuối”. Và rằng kẻ đầu sỏ thuộc hàng lãnh đạo trong bộ chính trị cộng sản.

Bản tin Chúa nhật, ngày 20 tháng 02 năm 2022

2) NGOẠI TRƯỞNG VIỆT NAM KHÔNG ĐƯỢC THAM DỰ HỌP TRỰC TIẾP KHỐI ASEAN TẠI CAMPUCHIA

 

Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn không được tham dự họp trực tiếp với các ngoại trưởng các quốc gia thuộc Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) ở Campuchia tuần qua do có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm Vũ Hán.

Khi đến phi trường quốc tế Phnom Penh vào chiều thứ Tư ngày 16/02, ông bị chủ nhà xét nghiệm và phải ở lại khách sạn, nơi ông tham dự cuộc họp qua hình thức trực tuyến.

Nhiều nhà quan sát bình luận rằng đây là một thất bại ngoại giao của Việt Nam. Họ cho rằng lẽ ra phía Việt Nam phải cẩn thận xét nghiệm trước khi đến Campuchia, và cần phải từ chối việc xét nghiệm của phía chủ nhà, như nhiều nhà lãnh đạo quốc gia khác với lý do cần phải bảo mật dữ liệu về ADN.

Trong cuộc họp ngoại trưởng ASEAN do Campuchia chủ trì, những người tham dự bàn thảo nhiều vấn đề của khối và của khu vực. Việc Ngoại trưởng Sơn không được tham dự trực tiếp là một tổn thất của Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-bui-thanh-son-duong-tinh-covid-19-khi-den-campuchia/6445654.html

 

3)VIỆT NAM CẤP PHÉP CHO BA DƯỢC PHẨM ĐIỀU TRỊ CÚM VŨ HÁN

Tuần qua, Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép khẩn cấp ba dược phẩm chứa hoạt chất Molnupiravir điều trị cúm Vũ Hán. Ba doanh nghiệp Việt Nam có tên Công ty Liên doanh Stellapharm, Công ty Dược phẩm Boston Vietnam và Công ty Dược phẩm Mekorpha được phép sản xuất và bán ba dược phẩm trên trong 3 năm tới.

Theo dự kiến, thuốc Molnupiravir sẽ được bán với giá 300.000 đồng/hộp và được phân phối rộng rãi từ tuần sau tại các hiệu thuốc trên cả nước.

 

Số ca nhiễm cúm Vũ Hán hàng ngày tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Tính trung bình trong vòng 7 ngày qua, mỗi ngày có 84 người tử vong. Ba loại thuốc Molnupiravir được cho là liệu pháp hiệu quả cho việc điều trị tại nhà đối với các trường hợp mắc cúm Vũ Hán thể nhẹ, để giúp giảm tải cho các bệnh viện và cơ sở y tế điều trị tập trung.

 

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20220218-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BA%A5p-ph%C3%A9p-cho-ba-d%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%E1%BA%A9m-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-covid-19

 

4)CÔNG TY NHẬT BỊ CẤM TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH SAU VỤ MỘT NGƯỜI VIỆT BỊ BẠO HÀNH

Vào thứ Sáu ngày 18/02, nhà chức trách Nhật Bản đã thu hồi giấy phép tiếp nhận thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài của một công ty xây dựng sau khi xảy ra vụ một thực tập sinh Việt Nam bị đồng nghiệp đánh gãy xương và hành hung trong suốt hai năm.

Hãng tin Kyodo đưa tin Công ty Six Create ở tỉnh Okayama, miền tây Nhật Bản bị cấm nhận thực tập sinh kỹ thuật trong 5 năm tới theo hình phạt hành chính do Cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản và Bộ Lao động nước này đưa ra.

Thực tập sinh người Việt Nam, 41 tuổi, cho biết anh ta đến Nhật Bản vào mùa thu năm 2019 và việc xâm hại bạo lực diễn ra khoảng một tháng sau khi anh ta bắt đầu làm việc. Thực tập sinh này đã bị thương nặng, bao gồm cả gãy xương.

Sau khi sự việc bị phát hiện, công ty đã thừa nhận sai sót và cam kết bồi thường cho thực tập sinh Việt Nam. Thực tập sinh này và các thực tập sinh khác cũng đã được chuyển đến nơi ở của công đoàn quản lý để được chuyển sang các công ty khác.

 

Nhật Bản đã thiết lập chương trình thực tập sinh kỹ thuật vào năm 1993, nhằm mục đích chuyển giao kỹ năng cho các nước đang phát triển. Nhưng chương trình này đã vấp phải nhiều chỉ trích vì tạo cơ hội cho tình trạng bóc lột lao động và bị cáo buộc là vỏ bọc cho các công ty nhập cảnglao động giá rẻ từ nhiều nước châu Á khác.

 

https://www.voatiengviet.com/a/6447627.html

 

5)ĐÀI LOAN CHỈ TRÍCH TRUNG CỘNG DÙNG THẾ VẬN HỘI ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CHÍNH TRỊ

Vào thứ Sáu, Chính phủ Đài Loan nói rằng Trung Cộngsử dụng Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình đối với Đài Loan. Đài Bắc cáo buộc Trung Cộng đã "phủ bóng đen" lên tinh thần hòa bình của sự kiện này để "tuyên truyền,"trái với Điều lệ Thế vận hội về việc không chính trị hóa Thế vận hội.

Trung Cộng coi đảo Đài Loan tự trị là lãnh thổ của mình, và Đài Loan thi đấu tại Thế vận hội và hầu hết các sự kiện thể thao quốc tế khác với tên gọi "Đài Bắc Trung Hoa" theo đòi hỏi của Bắc Kinh.

Bộ Ngoại giao Đài Loan tuyên bố Đài Loan độc lập và tham gia Thế vận hội trong tư cách chính mình chứ không phải là một phần của quốc gia khác. Cơ quan này còn nói thêmcó chính phủ được bầu cử dân chủ mới có thể đại diện cho người dân của họ trên thế giới.

 

https://www.voatiengviet.com/a/dai-loan-chi-trich-trung-quoc-dung-the-van-hoi-de-tuyen-truyen-chinh-tri/6450578.html

 

No comments:

Post a Comment