Nhà Trần, một vương triều có nhiều chiến công hiển hách, một triều đại xuất hiện nhiều tướng lãnh văn võ song toàn ở nhiều tầng lớp. Trong số đó, có một vị tướng xuất thân dân dã, với biệt tài về thủy chiến đã đục và đánh chìm nhiều chiến thuyền, gây kinh hoàng cho quân Nguyên - Mông xâm lược vào thế kỷ 13. Chiến công và tên tuổi của Ngài đã được ghi vào sử Việt.
Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý
thính giả bài “Dũng tướng Yết Kiêu” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt
chương trình phát thanh tối hôm nay.
Yết Kiêu tên là Phạm Hữu Thế, sinh năm 1242 tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, là con của ông Phạm Hữu Hiệu và bà Vũ Thị Duyên. Vì cha mất sớm nên từ nhỏ Phạm Hữu Thế đã phải trôi nổi, lặn hụp trên sông nước để kiếm sống và nuôi mẹ nên có biệt tài về bơi lội.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, Phạm
Hữu Thế với biệt tài về bơi lội đã lập nhiều công lớn, được vua ban danh hiệu Đệ
nhất Đô Soái Thủy
Quân. Ông còn được vua quan và dân chúng nhà Trần gọi
là Yết Kiêu (là tên một loài
cá lớn).
Nhiệm vụ của Yết Kiêu là đục thuyền giặc vào ban đêm. Khi màn
đêm buông xuống, ông tìm cách vượt qua hàng lính gác và lặn xuống nước đục các chiến thuyền. Mỗi thuyền ông đục khoảng 20 lỗ, đục được lỗ nào ông dùng nùi giẻ nhét trở lại. Những nùi giẻ ấy đều được buộc lại với
nhau bằng một sợi dây. Đến gần sáng, khi đục đủ số thuyền đã định, ông kéo dây khiến những nùi giẻ bung ra khỏi các lỗ bên dưới các chiếc thuyền, khiến hàng chục chiến thuyền bị đắm chìm mỗi ngày, gây kinh hoàng
cho thủy quân Nguyên - Mông.
Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi, Bảng nhãn Lê Đỗ được triều Trần cử đi sứ sang Tàu để nối lại hòa
khí và duy trì hòa bình cho Đại Việt. Yết Kiêu được cử làm Trưởng quân hộ vệ cho Lê Đỗ.
Trong lần đi sứ này, vua Nguyên - Mông mến mộ tài năng của Yết Kiêu nên tỏ ý muốn gả công chúa xinh đẹp cho ông. Ông từ chối khéo bằng cách trả lời rằng, chờ ông trở về xin phép vua Đại Việt, nếu vua đồng ý thì ông sẽ sang làm lễ cưới.
Khi đoàn sứ giả trở về nước báo tin, cả triều Trần lo ngại mất một viên
tướng tài giỏi nên không đồng ý. Công chúa nhà Nguyên – Mông đợi mãi không thấy Yết Kiêu sang, liền xin vua cha cho sang đất Đại
Việt để kết hôn với Yết Kiêu.
Biết tin này, vua quan nhà Trần liền loan tin giả là Yết Kiêu đã qua đời. Công chúa nhà Nguyên nghe hung tin khi đến vùng biển
Quảng Đông giáp biên giới Đại Việt, liền thuê người tạc tượng mình thả
xuôi sang nước Việt, đồng thời lập đàn cầu
siêu cho Yết Kiêu tại bờ biển, sau đó gieo mình xuống
biển tự tử để tỏ lòng
chung thủy.
Dũng tướng Yết Kiêu mất
năm 1303, hưởng thọ 61 tuổi. Khi ông mất, vua Trần cho lập đền thờ ở bờ sông Hạ
Bì là quê nhà của ông, đặt tên là
đền Quát. Khu đền đã trải qua hơn 700 năm, được trùng tu nhiều lần vào thời nhà Nguyễn sau này.
Lễ hội đền Quát thường diễn ra vào ngày Rằm tháng Giêng
và Rằm tháng Tám. Vào dịp này, người dân địa phương đều trở về vùng sông nước Hạ Bì lễ
tạ Thành hoàng Yết Kiêu để tưởng nhớ đến công đức của một dũng tướng trong cuộc
chiến chống giặc Nguyên - Mông vào thế kỷ thứ 13.
*****
Được xem như là một ái tướng của đức Hưng đạo Đại vương, với
công trạng không thua kém với những danh tướng lỗi lạc khác của triều Trần, tên
tuổi Yết Kiêu không chỉ đi vào lịch sử nước Việt mà còn cả lịch sử Trung Hoa,
đặc biệt là qua tấm chân tình của nàng công chúa Mông Cổ.
Điều đáng lưu ý là ông được hậu thế biết đến nhiều qua danh
hiệu Yết Kiêu, thay vì tên thật là Phạm Hữu Thế. Nhưng dù biết đến bằng cái tên
nào đi nữa thì người dân Việt vẫn mãi mãi hãnh diện vì đã có một danh tướng về
thủy quân, xứng đáng được binh chủng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đặt tên cho một
số căn cứ quan trọng trước năm 1975.
Đầu năm 1974, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến
đấu với quân Trung Cộng tại Hoàng Sa, mặc dù gây nhiều thương vong cho quân xâm
lược, nhưng cũng bị thiệt hại 75 chiến sĩ.
Ngay sau trận hải chiến hào hùng, chính quyền VNCH đã lên tiếng yêu cầu Quốc Tế đòi Trung Cộng phải hoàn trả các chiến sĩ Hải Quân bị
bắt làm tù binh. Đồng thời tổ chức lễ truy điệu và tuyên dương các chiến sĩ anh hùng đã anh dũng
chống quân xâm lược.
Tiếp theo đó, toàn dân miền Nam Việt Nam đồng loạt xuống đường biểu tình phản
đối Trung Cộng cướp Hoàng Sa của Việt Nam, vinh danh các
chiến sĩ Hải Quân Vị quốc Vong thân và đòi Trung Cộng phải
trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam.
Còn tập đoàn CSVN hiện nay lại luôn sợ Tàu Cộng, rụt rè chỉ rên rĩ phản đối
lấy lệ khi Bắc
Kinh cấm ngư dân Việt đánh
cá tại biển Đông và vẽ ra đường “lưỡi bò”.
Chỉ cần so sánh hành động của chính quyền VNCH và tập đoàn
CSVN, người dân Việt cũng đã nhận rõ chính nghĩa nằm ở đâu! Một ngày không xa,
con dân nước Việt sẽ vùng lên trừng trị bọn cộng sản phản quốc để đòi lại Hoàng
Sa và Trường Sa từ tay Tàu Cộng phương Bắc.
No comments:
Post a Comment