Friday, February 11, 2022

Đầu năm con cọp - nói chuyện vui xuân

Bàn Ngang Tán Dọc

Sự kiện:Truyền thống nước ta, tháng Giêng vẫn là tháng vui chơi, vậy chúng ta hãy cùng vui với bà con sau hai năm bị giam hãm tù túng vì con virus Vũ Hán.... 

Kịch Bản

HS- Chào chị ML và anh TH. Các anh chị ăn tết vui vẻ cả đấy chứ? Cảm ơn chị ML, bánh chưng bánh tét của chị rất ngon, càng sau tết lại càng ngon hơn mới lạ chứ. 

ML- Chào anh HD chào anh TH. Cảm ơn anh, ML cũng bớt bận rồi, bây giớ mới đến lúc  mình ăn tết đấy. Bà con mình nhiều người thích ăn bánh téc cắt lát rồi chiên lên mới ăn đấy. Mấy ngày tết ML không có giờ nghe tin tức, thế mấy hôm nay có tin gì lạ không hai anh. 

TH- Chào anh HD và chị ML. Tin thời sự thì lúc nào cũng có. Ở VN vào mấy ngày tết có hai tin đáng chú ý, lại đều là tin buồn cả, thư nhất là một vị linh mục trẻ, cha Giuse Trần Ngọc Thanh ở Kontum, đã bị một người chém chết hôm 29/1/2022 tức 28 Tết. Chuyện thứ hai là ông Văn Quốc Quang 48 tuổi, đã tự thiêu chết ngày 31/1 tức tồi 30 tết tại đường Bãi Sậy, phường 1, quận 6, Sài Gòn,vì bị nhà cầm quyền cưỡng chiếm căn nhà, thật tội nghiệp. 

HS – Những tin thật đáng buồn ấy lại xảy ra giữa những ngày vui nhất trong năm của bà con ta. Cả thế giới lúc này cũng đang nóng ran cả lên vì lo sợ những cuộc chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Còn ở Mỹ này và nước láng giềng Canada thì những tài xế xe tải đang biểu tình đòi bãi bỏ lệnh tiêm chủng đấy, chưa biết nhà nước sẽ đối phó thế nào? 

ML- Dầu sao thì bà con VN ta cũng còn đang vui xuân, nhất là các cộng đồng, hội đoàn ở hải ngoại vẫn còn đang tổchức những buổi họp mặt sau hai năm bị giam hãm tù túng vì cơn dịch Vũ Hán. Thế hai anh định nói chuyện gì trong mục BNTD hôm nay đây? 

TH- Vậy chúng ta tạm gác chuyện thời sự một kỳ, để cùng vui xuân với bà con thính giả đi. Mùa xuân có rất nhiều điều vui, theo ý anh chị, chúng ta nên nói chuyện gì về du xuân đây, chuyện thời tiết ấm áp, hoa lá xinh tươi, chim muông ca hát hay chuyện đá gà chọi trâu, hoặc những lễ hội truyền thống. Nhưng hiện nay cơn dịch chưa qua khỏi, nên chưa có những sinh hoạt qui tụ đông người như trước đây được. 

HS- Như vậy chúng ta có thể nói đến truyền thống chơi câu đối vào ngày tết, anh chị nghĩ sao? 

MN- Ý kiên của anh HD rất hay. Nói đến câu đối, ML nhớ khi còn ở tiều học, ML đã học thuộc bài thơ Ông Đồ. Chắc hai anh cũng nhớ bài thơ ấy chứ? 

TH- Có phải tác giả bài đó là Vũ Đình Liên không? Bài này đã sáng tác từ rất lâu, hình như nào năm 1936. Nếu chị ML còn nhớ thì chị ngâm lên cho bà con nghe được không? 

ML- Đúng đấy. Hình như tác giả này không sáng tác nhiều, nhưng đây là một bài thơ rất hay. Vậy để ML đọc bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên cho hai anh nghe:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

HS- Nghe bài thơ này, sao HD thấy như lòng mình se lại, cổ họng như nghẹn ngào. Những hình ảnh mộc mạc đơn sơ, nhưng muôn phần sống động, trìu mến thân thương trên quê hương ta trước đây, nay không còn nữa. Ôi! Năm nay đào lại nở. Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ?

TH-  Có lẽ cũng được gợi hứng từ bài thơ này, cùng với truyền thống chơi câu đối vào ngày tết, mà hiện nay có nhiều “ông đồ trẻ” xuất hiện để viết các câu đối, đây cũng là một nét văn hóa hay, nên khuyến khích và duy trì. Nếu đi sâu vào đề tài này, chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều chuyện lý thú chung quanh câu đối đã có từ rất xa xưa. Thí dụ như giai thoại câu “da trắng vỗ bì bạch” của bà Đoàn Thị Điểm đố ông Trạng Quỳnh, khiến ông này phải chịu thua. Có người lại cho rằng câu ấy của bà Hồ Xuân Hương. Cho đến nay đã có hàng trăm câu đối lại, nhưng chưa có cấu nào gọi là hoàn chỉnh trọn vẹn cả. 

ML- Đã gọi là câu đối thì phải – Đối Ý rồi đố chữ tức vừa đối thanh vừa đối loại.  Đối Thanh tức là Bằng đối với Trắc và Trắc đối với Bằng,rồi đến đối Loại là hai chữ cùng  loại như Danh từ, Động từ, Tĩnh từ, Giới từ…nên không dễ đâu các anh ạ. Thí dụ trong bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quang có hai câu đối nhau rất chỉnh là:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà 

HS- Cha chả, quả thật chữ nghĩa nước nhà rất phong phú, chẳng thế mà các cụ nhà ta gọi là “chơi chữ” cũng chẳng sai, tiếc rằng thời đại đảo điên hôm nay, người ta lại coi thường cái hay cái đẹp của chữ nghĩa nước nhà. Kẻ hậu sinh như HD chắc phải chào thua mất. Có điều nhờ vào kỹ thuật tiến bô, HD lục lọi trên nét cũng tìm thấy nhiều câu đối rất hay như:

Xuân sang cội phúc sinh cành lộc - Tết về cây đức trổ thêm hoa

Hoặc hai câu:Tết đến gia đình vui sum họp - Xuân về con cháu hưởng bình an. 

TH- Quả đúng như vậy, văn chương chữ nghĩa ngày nay đang bị biến dạng, nhất là qui luật văn phạm không còn được áp dụng triệt để nữa. Ngoài các câu đối có thể tìm thấy trên mạng, TH còn thấy xuất hiện cả những câu chửi xéo, nói móc nhau cũng phong phú không kém, nhưng nó lại bộc lộ một thứ ngôn ngữ thô bạo cay nghiệt, làm mất đi vẻ tao nhã của văn chương nước nhà, đây cũng là điều chúng ta nên để ý đến. Chắc anh chị đã nghe những câu như: Hiền quá thì kêu ngu. Thông minh quá thì kêu chảnh. Lanh quá thì thành lanh chanh. Tao sống sao cho vừa lòng tụi bây. Hay: Nước trong thì không có cá. Người tốt quá thì không có người chơi. V.v....

Và còn nhiều vô số, nói cả ngày cũng không hết đâu. 

ML- Vậy để lần sau chúng ta nói tiếp, chuyện này đáng nên nói tới. ML xin chào quí thinh giả và chào hai anh.

 

No comments:

Post a Comment