Saturday, February 19, 2022

Vua Trần Duệ Tông

Danh Nhân Nước Việt

Kính thưa quý thính giả,

Kính thưa quý thính giả, Một vị hoàng đế có lòng dũng cảm, muốn chấn hưng lại tình trạng suy yếu của nước Đại Việt và trấn áp kẻ thù từ thời khai quốc là Chiêm Thành. Ông cũng là vị hoàng đế duy nhất trong sử Việt bị tử trận sa trường. Cái chết của ông được xem là một thiệt thòi lớn cho nhà Trần và Đại Việt.

Trong tiết mục “Danh nhân nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Vua Trần Duệ Tông” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.

Trần Duệ Tông hoàng đế tên là Trần Kính, con thứ 11 của vua Trần Minh Tông và Đôn Từ Quý Phi. Khi còn là hoàng tử, ông được ban tước hiệu Cung Tuyên Vương.

Vào năm 1369, vua Trần Dụ Tông băng hà, vì không có con nối dõi nên Hiến Từ Thái Hậu chọn cháu trai của mình là Trần Nhật Lễ lên kế vị. Do đam mê tửu sắc, tháng 11 năm 1370, Nhật Lễ bị phế bỏ, giáng xuống làm Hôn Đức Công.

Tháng 11 năm 1372, vua Trần Nghệ Tông nhường ngôi cho Trần Kính, lên làm Thái Thượng Hoàng. Trần Kính lên ngôi lấy hiệu là Trần Duệ Tông.

Trần Duệ Tông nối ngôi, liên tục tuyển chọn nhân tài cho đất nước, cho những người lính già vànhững người bệnh tật, ốm yếu rời quân ngủ.

Năm 1374, ông tổ chức Thi Đình chọn sĩ phu không phân biệt quý tộc hay dân giả. Những nho sĩ thời đó như Đào Sư Tích (đổ Trạng nguyên), Lê Hiến Phủ (đổ Bảng nhản), Trần Đình Thám (đổ Thám hoa).v.v. đều xuất thân từ giới bình dân.

Đặc biệt là ông chú trọng về lễ nghi và đề cao tinh thần dân tộc, ra lệnh cho dân Việt không được mặc quần áo theo kiểu phương Bắc và không được bắt chước tiếng nói của các nước Lào - Chiêm Thành. Ông quy định các loại xe ngựa, kiệu, tàu thuyền và y phục đều phải theo thời vua Trần Minh Tông.

Quan trọng hơn hết, là ông cho cải tiến lại quân đội để chuẩn bị triệt hạ Chiêm Thành vì quân Chiêm thường xuyên xâm lấn bờ cõi kể từ năm 1360, khi Chế Bồng Nga lên làm vua. Quân Chiêm liên tục cướp phá biên giới Hóa Châu của Đại Việt từ năm 1361 đến 1366, mặc dù luôn bị các tướng trấn thủ biên giới đẩy lui.

Tháng 3 năm 1371, Chế Bồng Nga mang quân vượt biển đánh vào cửa Đại An, tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long. Quân nhà Trần chống cự không lại, nên vua Trần Nghệ Tông phải di dờisangCổ Pháp, làng Đình Bảng.

Quân Chiêm vào thành Thăng Long, cướp phá cung điện, bắt phụ nữ, lấy ngọc ngà gấm lụa mang về nước. Khi Chế Bồng Nga rút quân, vua Trần Nghệ Tông trở về kinh đô, dùng người trong tông thất sửa sang lại cung điện.

Năm 1376, Chế Bồng Nga lại mang quân tấn công Đại Việt.Lần này,vua Trần Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình dẫn quân dẹp loạn, quân Chiêm thua trận phải rút quân về nước.

Tháng 12 năm 1376, vua Trần Duệ Tôngđích thân chỉ huy 12 vạn quân tiến đánh Chiêm Thành. Ông sai Lê Quý Ly chỉ huy vận chuyển lương thảo đến cửa biển Di Luân (tức Quảng Bình ngày nay) và dừng quân tại nơi này để tập trận.

Tháng giêng năm 1377, quân nhà Trần tiến vào cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh đô Đồ Bàn của nước Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, cho viên quan tên Mục Bà Na trá hàng, nói rằng Chế Bồng Nga đã bỏ trốn.

Ngày thứ 24, vua Trần Duệ Tông muốn tiến chiếm Đồ Bàn, đại tướng Đỗ Lễ can ngăn mãi nhưng ông không nghe, thúc quân tiến vào thành liền bị trúng kế phục binh.

Quân Đại Việt thua trận, mất hơn phân nửa quân số,vua TrầnDuệ Tông bị vây hãm trong thành và bị tử trậncùng các tướng Đỗ Lễ, Nguyễn Nạp Hào, Hành khiển Phạm Huyền Linh. Năm đó ông được 41 tuổi.

*****

Sau khi vua Trần Minh Tông băng hà, trong các hoàng đế nhà Trần về sau, Trần Duệ Tông là vị vua duy nhất có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng đất nước. Cái chết của ông là bước ngoặt lớn đối với thời Trần hậu kỳ.

Vua Trần Nghệ Tông vốn hoàn toàn dựa vào ông và sau khi ông mất lại dựa vào Hồ Quý Ly khiến cơ nghiệp nhà Trần suy sụp. Nếu ông không chủ quan, khinh địch thì Đại Việt ít ra có thể giảm thiểu được họa Chiêm Thành trong những năm kế tiếp và khi ông còn tại vị, chắc chắn Hồ Quý Ly khó trở thành quyền thần mà thao túng triều đình. Cái chết của ông được xem là một thiệt thòi lớn cho Đại Việt nói chung và nhà Trần nói riêng.

Lịch sử Việt Nam ghi lại nhiều chiến công hiển hách của các anh hùng thời nhà Trần như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật.v.v... mỗi danh tướng đều sắc thái riêng biệt tạo thành những vì sao sáng trên bầu trời đất Việt.

Ngoài ra, Hội nghị Diên Hồng” của thời nhà Trần hơn 7 thế kỷ trước là một nét son in đậm trong lịch sử của dân tộc. Một hội nghị dân chủ với sự góp mặt của các bô lão ở khắp các làng xã tụ hội về để góp ý nên “hòa” hay nên “chiến”, ai cũng có quyền tham dự, trong khi chế độ cộng sản hiện nay chỉ có “đảng cử dân bầu”. Chỉ có đảng viên mới có quyền vào phòng họp và phải “gật đầu” khi “bộ sậu” trung ương đảng đã quyết định. Như vậy, mà vẫn có nhiều đại biểu Quốc Hội luôn có bộ mặt vênh váo, không biết liêm sĩ. Có thể họ không biết mình là “con lừa”trong chủ trương “ích đảng, hại dân” của CSVN, hoặc họ biết mà vẫn làmvì để “vinh thân phì da”.

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment