Nghiên về Hoa Kỳ thì mất đảng. Nghiên về Trung Quốc thì mất nước. Tuy bề mặt CSVN đang đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng trong thực chất đảng CSVN luôn nghiên về Trung Quốc vì chủ trương thá mất nước còn hơn mất đảng.
Mời
quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Hiếu Chân với tựa đề: “Lựa chọn
nào cho Việt Nam trong tình hình thế giới mới?” sẽ được Hướng
Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN
tối hôm nay.
Hiếu Chân
Cuộc xung
đột ở Ukraine đang đẩy Nga và Trung Quốc vào thế liên minh chống phương Tây
trong khi Hoa Kỳ công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà trọng tâm là
lập một hàng rào bao vây Trung Quốc cả về kinh tế lẫn an ninh, trong đó Việt
Nam được đánh giá là một đối tác hàng đầu.
Những
biến cố lịch sử đang có thể làm thay đổi lựa chọn của Việt Nam hay không? Để
trả lời câu hỏi này, cần xem lại lịch sử “đu dây” trong các mối quan hệ đối
ngoại của Việt Nam.
Quan hệ
Việt-Nga có nguồn gốc sâu xa từ thời khối Cộng Sản quốc tế còn là một thế lực
toàn cầu xung quanh “anh cả Đỏ” Liên Bang Xô Viết. Đỉnh điểm của quan hệ Việt
Nam-Liên Xô là Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác Liên Xô-Việt Nam ký kết ngày 3
Tháng Mười Một, 1978, tại Moscow và có hiệu lực 25 năm thể hiện sự hợp tác
chiến lược toàn diện giữa hai nước đồng minh Cộng Sản.
Sau khi
Liên Xô sụp đổ thì quan hệ Việt Nam với Nga không còn sâu đậm nữa. Nhưng Việt
Nam vẫn phải dựa vào Nga, tập trung ở hai lĩnh vực khai thác dầu mỏ và vũ khí.
CSVN coi
quan hệ mật thiết với Nga như một cách “cân bằng” với thế lực của Trung Quốc.
Bắc Kinh có chính sách cưỡng ép các công ty dầu khí quốc tế không được hợp tác
với Hà Nội để khai thác dầu ở Biển Đông. Nhiều công ty dầu khí phương Tây đã bỏ
Việt Nam nhưng các công ty Nga như Rosneft, Zarubezhneft vẫn tiếp tục hoạt động
trong liên doanh dầu khí Việt-Nga. Việc mua sắm vũ khí của Nga cũng nằm trong ý
đồ phòng thủ sự xâm lược của Trung Quốc.
Với Trung
Quốc, sau Hội Nghị Thành Đô năm 1990, Việt Nam đã gần như trở thành một nước
“chư hầu,” không chỉ sao chép mô hình độc đảng toàn trị đi cùng với kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc mà còn bị Bắc Kinh khống chế
về nhiều mặt, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, nhân sự. Điểm đặc biệt là giữa
Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có quan hệ giữa hai nước, hai chính phủ mà có
cả quan hệ giữa hai đảng cộng sản có cùng ý thức hệ và mô hình chính trị. Chính
quan hệ giữa hai đảng bao phủ lên và chi phối quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên
quan hệ Việt Nam-Trung Quốc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, một
phần vì tâm lý ghét Trung Quốc đã ăn sâu thành một thứ căn tính của dân tộc
Việt sau ngàn năm bị đô hộ và chiến tranh chống xâm lược phương Bắc, một phần
vì trào lưu chống thể chế độc tài đảng trị nhưng phần lớn là do chính sách chèn
ép, xâm lấn liên tục của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Với nhà
cầm quyền CSVN, Hoa Kỳ là kẻ cựu thù, là nước có âm mưu thay đổi chế độ chính
trị ở Việt Nam và xóa bỏ sự tồn tại của đảng Cộng Sản thông qua cuộc vận động
cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Và đó là điều đảng Cộng Sản không bao giờ chấp
nhận cho nên quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ chưa bao giờ có sự tin cậy, đối
tác đúng nghĩa.
Cho đến
nay, CSVN vẫn chỉ nhìn nước Mỹ như một thị trường tiêu thụ khổng lồ, một con bò
sữa cần vắt kiệt để bù cho sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Một ví dụ,
trong năm 2021 dù đại dịch COVID-19, giá trị hàng hóa Việt Nam bán sang Mỹ vẫn
cao hơn giá trị nhập cảng từ Mỹ (thặng dư thương mại) lên tới $80.2 tỷ; trong
khi nhập cảng từ Trung Quốc cao hơn giá trị xuất cảng (thâm hụt thương mại) tới
$53.5 tỷ, theo số liệu của tạp chí Ngân Hàng.
Thỉnh
thoảng, để duy trì con bò sữa thị trường Mỹ, CSVN có nhượng bộ chút ít đòi hỏi
của Washington về nhân quyền, tự do tôn giáo, hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất
tích trong chiến tranh (MIA), trả tự do và trục xuất một số tù nhân lương tâm,
nhưng sau khi sóng gió đã qua, Việt Nam lại tiếp tục đi theo con đường đàn áp
đã có.
Những
biến động lớn trên thế giới hiện nay, đặc biệt là cuộc xung đột đang nóng bỏng
ở Ukraine giữa Nga và phương Tây đang buộc Việt Nam phải xét lại các mối quan
hệ.
Việc Việt
Nam được nêu tên như một đối tác dẫn đầu trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương của Hoa Kỳ, cũng như những chuyến viếng thăm cấp cao của Bộ Trưởng Quốc
Phòng Lloyd Austin, của Phó Tổng Thống Kamala Harris tới Hà Nội đã cho thấy
Washington đánh giá cao vai trò và vị trí của Việt Nam trong việc định hình
trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong một “Châu Á-Thái Bình Dương tự do và
rộng mở.”
Trong
hoàn cảnh Nga đã ngả theo Trung Quốc, Việt Nam khó có thể dựa vào Moscow để cân
bằng ảnh hưởng của Trung Quốc như trước. Tuy nhiên, dựa trên các mối quan hệ
lịch sử của Việt Nam chúng tôi cho rằng Hà Nội sẽ không đáp ứng lời kêu gọi
“chiến lược” của Hoa Kỳ, không tham gia vào thế trận bao vây Trung Quốc do Mỹ
dẫn dắt. Khả năng lớn hơn là Việt Nam sẽ ngả theo hướng Nga-Trung, sẽ tiếp tục
nhân nhượng Trung Quốc vì lựa chọn đó phù hợp với bản chất phản động của đảng
Cộng Sản Việt Nam, bất chấp lợi ích của đất nước. Điều đó có nghĩa là Hà Nội
tiếp tục “đu dây,” tận dụng độ mở của thị trường phương Tây để phát triển kinh
tế nhưng càng ngày càng gắn bó với Nga-Trung về chính trị và an ninh. Việc đưa
tên Việt Nam vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có thể là
một cử chỉ vội vàng, thể hiện mong muốn của Washington hơn là dựa trên những sự
đánh giá thực tế mối quan hệ giữa Việt Nam và các cường quốc.
Một cơ
hội lịch sử nữa của Việt Nam có thể sẽ bị bỏ lỡ nhưng không thể khác, chừng nào
đảng Cộng Sản Việt Nam còn ngự trị ở Ba Đình.
No comments:
Post a Comment