Tuesday, February 8, 2022

Khủng bố kiểu nhà nước mới thực sự đe dọa đến giá trị phổ quát

Bình Luận

Các nhà nước Hồi Giáo cực đoan tuy khủng bố nhưng chưa nguy hiểm bằng các chế độ cộng sản. Các chế độ CS mới thật sự nguy hiểm cho dân tộc vì không những khủng bố mà còn toàn trị nữa.

Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận của Hồ Bình với tựa đề: Khủng bố kiểu nhà nước mới thực sự đe dọa đến giá trị phổ quát” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay. 

Ngày 9/9, ông Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho biết Al-Qaeda, tổ chức đã phát động cuộc tấn công khủng bố vào Mỹ 20 năm trước, có thể có ý định trở lại sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan. Ông nhấn mạnh rằng Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mối đe dọa mà Al Qaeda có thể gây ra. 

Được biết, chính quyền Taliban mới tại Afghanistan đã chọn ngày 11/9 làm lễ nhậm chức. Các quốc gia được mời tham gia buổi lễ bao gồm Trung Quốc, Nga, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Qatar. Lễ nhậm chức của Taliban được chọn vào ngày 11/9, tương đương với việc thông báo với thế giới về sự thất bại của Hoa Kỳ tại Afghanistan. Đó là sự thất bại của nền dân chủ phương Tây tại Afghanistan và cuộc chiến chống khủng bố bất thành của cộng đồng quốc tế. 

ĐCSTQ đã chỉ trích chính sách của Hoa Kỳ về Afghanistan. Ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ, nói với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken rằng việc sử dụng sức mạnh và phương tiện quân sự để giải quyết vấn đề, sẽ chỉ làm tăng số lượng vấn đề. 

Lời chỉ trích này của ĐCSTQ căn bản là không có cơ sở. Bởi năm đó, Hoa Kỳ có hành động quân sự đối với Afghanistan là vì chống khủng bố. Khi đó, Taliban đã hỗ trợ khủng bố và cung cấp nơi ẩn náu cho al-Qaeda, để họ thực hiện vụ tấn công khủng bố 11/9. Hoa Kỳ hành động quân sự chống lại Afghanistan là nhằm chống khủng bố. 

Khi đó, ngay cả Chính phủ Trung Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ. Sau khi quân đội Mỹ đánh bại chính quyền Taliban, Afghanistan ắt phải đối mặt với việc tái thiết thể chế. Hoa Kỳ từ chối cai trị Afghanistan như những kẻ thực dân cũ, nên đã giúp người dân Afghanistan thiết lập một thể chế dân chủ tam quyền phân lập. 

Hoa Kỳ đã phạm sai lầm trong vấn đề Afghanistan. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã gặp phải phải rất nhiều khó khăn ở Afghanistan. Xét trên bình diện rộng là do Hoa Kỳ không muốn sao chép chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, dùng sức mạnh và các phương tiện quân sự để giải quyết vấn đề. 

Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, cho biết: “Tình hình Afghanistan đã có những thay đổi lớn. Chúng tôi tôn trọng mong muốn và lựa chọn của người dân Afghanistan”. Nhưng tình hình Afghanistan hiện tại chắc chắn không phải là sự lựa chọn của người dân Afghanistan. Điều này không nên nhầm lẫn. 

Trong thời đại man rợ, tất cả các bộ tộc và quốc gia không có luật lệ trong chiến tranh. Họ không phân biệt binh lính và dân thường, không phân biệt thời chiến và thời bình, mà bất chấp mọi thủ đoạn. 

Khi đó, những kẻ yếu bị ức hiếp và tuyệt vọng, sẽ sử dụng kiểu tấn công khủng bố ngày 11/9, nhằm tấn công kẻ mạnh. Điều này sẽ chỉ mở ra những thảm họa khôn lường, khiến thành phố bị tàn sát, đất nước bị xóa sổ. Tình báo thời cổ đại thậm chí còn kém hiệu quả hơn. Bên bị tấn công khủng bố lại càng khó tìm ra chính xác kẻ tấn công là ai. Vậy nên làm thế nào? 

Rất dễ tìm. Tất cả những kẻ hoặc dân tộc bị tình nghi đều sẽ bị tiêu diệt. Trong lịch sử cổ đại, lẽ nào những bộ lạc, làng mạc, thành phố, dân tộc và quốc gia bị tuyệt chủng còn ít hay sao?” 

Lý do khiến cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ gặp nhiều khó khăn là vì, Mỹ coi trọng văn minh, coi trọng quy tắc và tránh làm tổn hại đến người vô tội càng nhiều càng tốt. Đồng thời Mỹ cũng không được biến mình thành một quốc gia cảnh sát chỉ vì chống khủng bố. Điều này đã chừa lại một khoảng trống và cơ hội nhất định cho chủ nghĩa khủng bố, không thể xóa bỏ chúng tận gốc để có thể hưởng thái bình về sau. 

Chủ nghĩa khủng bố là một căn bệnh mãn tính trong thế giới của chúng ta. Bệnh này rất khó trị dứt, nhưng dù sao tác hại của nó cũng có hạn. Khủng bố sở dĩ có thể gây hại cho chúng ta không phải vì sức mạnh của nó, mà bởi nó luôn ẩn mình trong bóng tối, sử dụng các cuộc tấn công lén lút, nhắm vào dân thường không có vũ khí và thiếu sự phòng thủ. 

Điều này có nghĩa là chủ nghĩa khủng bố không thể thực sự trở nên lớn mạnh. Bởi một khi nổi lên, nó có thể gây ra một đòn tàn khốc. Ngược lại, chủ nghĩa toàn trị mới là kẻ thù của tự do. Bởi chủ nghĩa toàn trị có thể lại trở nên lớn mạnh hơn. 

Trên Internet sớm đã có người viết rằng: Bin Laden nói rằng kẻ đáng gờm nhất chính là Trung Quốc. Đúng vậy, các cuộc tấn công khủng bố thực sự rất khó xảy ra tại nhà nước toàn trị kiểu Orwell “1984” này. Nhưng không phải Trung Quốc đánh bại chủ nghĩa khủng bố mà chính chủ nghĩa khủng bố đã đánh bại Trung Quốc. 

Bản thân Chính phủ Trung Quốc mới chính là chủ nghĩa khủng bố lớn nhất, chủ nghĩa khủng bổ kiểu nhà nước. 

Sự thật đã chứng minh rằng chủ nghĩa khủng bố thông thường không thể đe dọa tới những giá trị phổ quát của nhân loại. Mối đe dọa thực sự nhắm đến giá trị phổ quát là chủ nghĩa khủng bố kiểu nhà nước, tức một chế độ toàn trị. Chúng ta phải giữ được sự thanh tỉnh về vấn đề này./.

No comments:

Post a Comment