Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc và Nguyên Khải
1) HÒA THƯỢNG THÍCH KHÔNG TÁNH NHIỄM COVID, BỆNH VIỆN KHÔNG CHO NGƯỜI THÂN VÀO CHĂM SÓCHội đồng Liên Tôn cho hay, Hòa thượng Thích Không Tánh được phát hiện nhiễm covid-19 vào sáng 30/10. Trưa cùng ngày, thầy Tánh được đưa tới bệnh viện 175, quận Gò Vấp để điều trị. Tại đây, Thầy Tánh mệt và phải thở oxy. Sự việc sau đó được thầy Thích Đồng Long tường thuật như sau: “Bệnh viện đã đồng ý cho một người thân duy nhất vào chăm sóc nhưng bây giờ lại trả lời là tuyệt đối không cho bất kỳ ai vào thăm hay chăm sóc. Khi trao đổi với bác sĩ Tân thì vị này chỉ chú trọng hỏi đến vấn đề nhân thân như ở đâu, làm gì, quan hệ thế nào với thầy Tánh…, giống như điều tra viên lấy lời khai chứ không phải một lương y quan tâm đến bệnh nhân”.
Hòa thượng Thích Không Tánh, phó Viện trưởng Hội đồng Điều Hành Tăng đoàn GHPGVNTN, nguyên trụ trì chùa Liên Trì, một cựu tù nhân lương tâm từng bị giam cầm 16 năm. Tháng 9.2016, nhà cầm quyền đã đem quân phá hủy chùa Liên Trì trái phép, sự việc gây phẫn nộ dư luận trong và ngoài nước.
2) CỰU ĐẠI ÚY CÔNG AN LÊ CHÍ THÀNH BỊ TRA TẤN TRONG TÙ
Trong cuộc gặp luật sư tại nhà tù hôm 19/10, cựu đại úy công an Lê Chí Thành tiết lộ rằng anh bị tra tấn bằng cách treo 2 tay, 2 chân trong suốt 7 ngày. Mọi sinh hoạt từ ăn, uống, đại-tiểu tiện đều thực hiện tại chỗ. Hiện hai bàn tay của Lê Chí Thành chỉ sử dụng được 3 ngón, hai ngón còn lại tê liệt, không còn cảm giác. Hai chân cũng có triệu chứng như vậy và bị lở loét. Một số nguồn tin khác cho hay anh Thành còn bị bỏ đói nhiều ngày.
Ngày 25/10, Luật sư Đặng Đình Mạnh, người trợ giúp pháp lý cho Lê Chí Thành đã có Văn bản gửi giám đốc công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát thành phố Thủ Đức yêu cầu giải thích vụ việc cũng như chăm sóc sức khỏe cho anh Thành.
Cựu
đại úy Lê Chí Thành là người đã mạnh mẽ tố cáo tội tham nhũng và chống lại
những sai phạm trong ngành công an. Anh bị chính các đồng chí của mình vu
khống, hành hung và bị bắt giam vào tháng 4/2021 với cáo buộc “chống người thi
hành công vụ”.
3) HOA KỲ LÊN TIẾNG VỀ VIỆC KẾT ÁN NHÓM BÁO SẠCH
Một ngày sau khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án 5
thành viên của Nhóm Báo Sạch về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” Hoa Kỳ
đã ra tuyên bố kêu gọi Hà Nội bảo vệ những quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
đã được qui định trong Hiến Pháp Việt Nam.
Thông cáo của Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned
Price cho biết Nhóm Báo Sạch tập trung đưa tin điều tra về tình trạng tham
nhũng nên đó không thể là một hành vi phạm tội. Những bản án đối với năm thành
viên của nhóm là các án tù mới nhất trong xu thế đáng quan ngại về tình trạng bắt
giam và kết án giới phóng viên và công dân thực thi quyền tự do ngôn luận và tự
do báo chí được Hiến định tại Việt Nam.
Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam bảo vệ những quyền tự do đó và trả
tự do cho năm phóng viên Nhóm Báo sạch và tất cả những ai bị bắt giữ một cách bất
công; đồng thời hãy cho phép mọi cá nhân tại Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm
của họ mà không sợ bị trả thù.
Hoa Kỳ thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bảo đảm
mọi hành động của họ nhất quán với các qui định về nhân quyền trong Hiến pháp
Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Hà Nội.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-clean-news-sentences-10302021093300.html
4) DIỆN
TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA CỦA VIỆT NAM SẼ GIẢM 350.000 HECTAR
Theo kế hoạch “công nghiệp hoá” của nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam, khoảng 350.000 hectar đất trồng lúa sẽ được chuyển đổi làm khu công
nghiệp, trường học, cơ sở y tế… từ nay đến 2030.
Kế hoạch này được xây dựng bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, diện tích đất trồng lúa sẽ chỉ còn gần 3,57 triệu hectar vào năm 2030.
Việc chuyển đổi này chủ yếu ở hai đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long.
Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho biết rằng
để đáp ứng mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%, chính phủ quy hoạch sử dụng
đất đô thị đến năm 2030 là 2,95 triệu hecta, tăng 925.780 hecta so với hiện nay.
5) NGÀNH
CHĂN NUÔI THIỆT HẠI 80.000 TỶ ĐỒNG VÌ DỊCH CÚM VŨ HÁN
TheoBộ
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, đại dịch cúm Vũ Hán làm cho ngành chăn nuôi Việt
Nam bị thiệt hại ước
chừng 80 ngàn tỷ đồng.
Bộ này đề nghị chính phủ trung ương cấp gói hỗ trợ 30
ngàn tỷ đồng cho ngành chăn nuôi để giúp bà con nông dân và doanh nghiệp nông
nghiệp vượt qua khó khăn.
Người
chăn nuôi ở Việt
Nam vẫn chủ yếu nuôi theo hình thức hộ gia đình, manh mún, số lượng
thấp. Số lượng trang trại nuôi tập trung quy mô lớn chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Ngành nông nghiệp hy vọng chính phủ trung ương có hỗ trợ
ngành chăn nuôi như đã từng hỗ trợ nhiều ngành khác như hãng hàng không Vietnam
Airlines.
6) BẮC
HÀN THIẾU THỰC PHẨM NGHIÊM TRỌNG, ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TEM PHIẾU
Do quản trị kinh tế yếu kém cùng ảnh hưởng nặng nề từ đại
dịch cúm Vũ Hán, Bắc Hàn đang đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế nan giải và tình
trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Theo nhiều nguồn tin, chính quyền Bắc Hàn đã phải áp dụng
nhiều biện pháp cấp bách, bao gồm in tem phiếu để thay cho tiền mặt và nuôi
thiên nga đen vốn là động
vật làm cảnh để lấy thịt ăn.
Từ lâu, Bắc Hàn đã
bị mất an ninh lương thực. Các nhà quan sát cho rằng tình trạng quản trị yếu
kém nền kinh tế lại càng trở nên trầm trọng hơn vì Bắc Hàn phải chịu các lệnh trừng phạt quốc
tế đối với chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, ngoài ra là thiên tai và
giờ lại thêm đại dịch cúm Vũ Hán khiến phải áp dụng nhiều đợt đóng cửa biên giới.
Nhà
cầm quyền Bắc Hàn
đã yêu cầu các trường học, nhà máy và doanh nghiệp nuôi, trồng các loại cây,
các loại con để làm thực phẩm, bao gồm cả nuôi cá và các động vật khác để tăng
khả năng tự cung tự cấp.
No comments:
Post a Comment