Sau đây, mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Nguyên Khải
1)
NĂM DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI VÀ SÀI GÒN ĐỘI VỐN HƠN
80 NGÀN TỶ ĐỒNG
Theo báo cáo của
chính phủ cộng sản Việt Nam gửi quốc hội, 5 dự án đường sắt đô thị tại Sài Gòn và Hà Nội đã nhiều
lần bị điều
chỉnh mức đầu tư và tổng số vốn đội lên hơn 80 ngàn tỷ đồng.
Đó là các dự án đường sắt đô thị Bến Thành-Suối Tiên, Bến
Thành-Tham Lương tại Sài Gòn, Cát Linh-Hà Đông, Nhổn-ga Hà Nội, và Nam Thăng
Long-Trần Hưng Đạo tại Hà Nội.
2) VIỆT
NAM VÀ TRUNG QUỐC TUẦN TRA CHUNG Ở VỊNH BẮC BỘ LẦN 2 NĂM NAY
Lực lượng tuần duyên của Việt Nam và Trung Quốc ngày 22/10
kết thúc chuyến tuần tra liên hợp ba ngày trên Vịnh Bắc Bộ. Đây là lần thứ hai
trong năm hai phía thực hiện hoạt động này.
Truyền thông đảng
CS Việt Nam đưa tin hai tàu của Việt Nam thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh Sát Biển
1 và hai tàu của của
Trung Quốccùng
tham gia chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc
Bộ.Phạm vi tuần tra trải dài trên 13 điểm với quãng đường 255,5 hải lý. Điểm đầu
từ Đông Nam đảo Trần thuộc tỉnh Quảng Ninh đến Đông Bắc đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh
Quảng Trị của Việt Nam.
Chuyến tuần tra phối hợp giữa tuần duyên Việt Nam và Trung
Cộng lần thứ nhất trên Vịnh Bắc bộ năm 2021 diễn ra hồi ngày 24/4 vừa qua.
Hiệp định Phân định Vinh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Cộng
được ký tại Bắc Kinh vào ngày 25/12/2000. Tuy nhiên, giới quan tâm người Việt
có những bất đồng về hiệp định này. Họ nêu ra Công ước Pháp- Thanh năm 1887 và
cho rằng phân định lại theo hiệp định mới là sai gây thiệt hại cho phía Việt
Nam.
3) CÁ
Ở SÔNG MEKONG BỊ ĐÁNH BẮT QUÁ MỨC
Ủy hội Sông Mekong (MRC) vừa công bố hai báo cáo cho thấy
việc đánh
cá tiếp tục là một sinh kế quan trọng ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Tuy nhiên, việc đánh bắt quá mức và suy thoái môi trường sống do dân số tăng
nhanh, phát triển cơ sở hạ tầng và biến đổi khí hậu đang gây áp lực lên nghề cá
của hạ lưu sông Mekong.
Hai báo cáo của MRC cho thấy những thay đổi trong hệ sinh
thái dưới nước của lưu vực sông Mekong đang ảnh hưởng đến đời sống xã hội,
trong khi các hộ gia đình ngày càng bị căng thẳng khi tiếp tục sống dựa vào nguồn
nước này.
MRC nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của việc phát triển
có trách nhiệm, cân bằng lợi ích quốc gia và khu vực, cũng như hợp tác mạnh mẽ
hơn để bảo vệ nguồn nước sông Mekong.
MRC cho biết các cộng đồng ngư dân ở hầu hết các khu vực
của hạ lưu sông Mekong đã bị xáo trộn sinh kế. Tổ chức này kêu gọi chính phủ
các nước thành viên thực thi luật thủy sản quốc gia và cùng thực hiện Chiến lược
phát triển và quản lý nghề cá trên toàn lưu vực sông Mekong đã được phê duyệt,
để khôi phục các cộng đồng ngư dân đang chịu áp lực.
MRC cũng đề xuất việc tích hợp các kế hoạch quản trị sông
để giải quyết các rủi ro từ việc gia tăng phát triển thủy điện.
4) TOKYO
KÊU GỌI
NÂNG CẤP LIÊN MINH MỸ-NHẬT, TẬP TRUNG VÀO ẤN ĐỘ DƯƠNG-THÁI BÌNH DƯƠNG
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh ý định “thúc đẩy
chiến lược hiện thực một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” với sự hợp
tác của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tại Đối thoại thường niên Phú Sĩ Sơn vừa diễn ra, thủ tướng
Kishida cho rằngthế
giới đang đối mặt với nhiều thách thức, nhất là môi trường an ninh khu vực ngày
càng khắc nghiệt, những sự kiện đang đe dọa các giá trị phố quát như tự do dân
chủ và nhân quyền, những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và virus corona.
Ông Kishida
nhấn mạnhliên minh với Hoa Kỳ là nền tảng cho chính sách đối ngoại
và an ninh để phát triển và khẳng định “sẽ đưa liên minh Nhật-Mỹ lên một tầm
cao mới.”
Diễn đàn Phú Sĩ Sơn là sự kiện được Trung tâm Nghiên cứu
Kinh tế Nhật Bản và Viện Đối ngoại Nhật Bản tổ chức hàng năm.
5) TỔNG
THỐNG PHÁP VÀ HOA KỲ ĐIỆN ĐÀM, LÀM DỊU QUAN HỆ SONG PHƯƠNG
Vào thứ Sáu ngày 22/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
và tổng thống Hoa
Kỳ Joe Biden có cuộc trao đổi qua điện thoại để tiếp tục nỗ lực của hai lãnh đạo
nhằm giải tỏa những bất đồng giữa Paris và Washington sau vụ khủng hoảng tàu ngầm
Úc.
Theo thông báo của Tòa
Bạch Ốc, hai vị tổng thống đã thảo luận về các nỗ lực cần thiết
để tăng cường khả năng phòng thủ chung của châu Âu, nhưng vẫn bảo đảm tính chất
bổ sung cho khối NATO.
Đây là một vấn đề mà Paris rất chú trọng bởi vì tổng thống
Macron xem việc xây dựng một lực lượng phòng thủ chung của châu Âu là một trong
những ưu tiên trong nhiệm kỳ của ông.
Sau cuộc điện đàm hôm qua, hai nguyên thủ sẽ gặp nhau trực
tiếp tại thượng đỉnh nhóm G20 ở Roma cuối tháng 10.
Hai chính phủ Hoa Kỳ và Pháp có nhiều hoạt động nhằm sưởi
ấm trở lại quan hệ giữa Paris và Hoa Thịnh Đốn sau cuộc khủng hoảng tàu ngầm
Úc, xuất phát từ thông báo thành lập liên minh mang tên AUKUS giữa Úc, Anh và Hoa Kỳ vào giữa tháng 9/2021.
Liên minh này đã khiến Paris phẫn nộ, vì nước Úc hủy bỏ hợp đồng mua tàu ngầm của
Pháp để quay sang mua tàu ngầm hạt nhân của Hoa Kỳ. Một tuần sau đó, cuộc điện
đàm đầu tiên giữa hai Tổng thống Macron và Biden đã giúp làm dịu phần nào căng
thẳng giữa hai nước.
No comments:
Post a Comment