Sau đây mời quí thính giả theo dõi bản tin tóm lược với Khánh Ngọc & Nguyên Khải
1) HỖN LOẠN
TRONG QUẢN LÝ ĐI LẠI GIỮA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Mặc dù Bộ
Y tế bãi bỏ quy
định bắt buộc công dân phải phải làm xét nghiệm khi đi lại giữa các địa phương từ
ngày 13/10, nhiều địa phương vẫn làm ngơ hướng
dẫn này và tiếp tục bắt người dân phải xét nghiệm.
Truyền
thông lề đảngđưa tin nhiều địa phương cho đến hôm nay vẫn ép buộc người dân phải
trải qua nhiều thủ tục khác nhau, từ trình giấy xét nghiệm âm tính với
cúm Vũ Hán, giấy chứng
nhận tiêm đủ hai mũi vắc-xin, hoặc như ở Nghệ An nếu người dân không có các giấy
tờ trên thì phải thực hiện xét nghiệm tại chỗ thì mới được di chuyển vào địa
phương.
Ở Hà Nội,
tuy là thủ đô và là nơi chính quyền trung ương đóng đô, nhưng nhà cầm quyền thành phố vẫn duy trì các
chốt và kiểm tra giấy xét nghiệm và duy trì các thủ tục. Thậm chí, ở Hải Phòng, người dân
bị ép phải bỏ lại phương tiện ở địa giới tỉnh, và phải dùng taxi để về nhà. Hơn
nữa, người dân còn bị yêu cầu phải thực hiện cách ly tại nhà trong vòng 14
ngày.
Cho đến
nay thì mới chỉ có hai địa phương là Bắc Giang và Quảng Ninh là đã bãi bỏ yêu cầu
phải có giấy xét nghiệm âm tính đối với người muốn vào địa bàn hai tỉnh này.
2) BA NGƯỜI
Ở TIỀN GIANG BỊ KHỞI TỐ SAU KHI CĂNG BĂNG RÔN ĐÒI TIỀN HỖ TRỢ DỊCH CÚM VŨ HÁN
Công an
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang hôm 15/10 ra quyết định khởi tố vụ án và bắt
tạm giam ba người dân vì cho rằng họcó hành vi gây rối và làm mất trật tự liên quan đến vụ
đòi tiền hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng bởi dịch cúm Vũ Hán tại xã Tân Lập 1.
Theo
truyền thông lề đảng, vào
sáng ngày 8/10
có một nhóm gần 20 người dân tập hợp trên tỉnh lộ 866B, căng băng rôn và dùng
loa kêu gọi người dân tụ tập đến UBND xã Tân Lập 1 để đòi tiền hỗ trợ.
Tại UBND
xã Tân Lập 1, những người này bị cho là có hành vi quá khích, khiếm nhã, xúc phạm
lực lượng công an, dùng nón bảo hiểm đập phá, lôi kéo, xô đẩy gây mất trật tự
nơi công sở.
Từ năm
ngoái, chính phủ trung ương có hai gói hỗ trợ người dân trong đại dịch với tổng
số tiền là 98.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới có 22,75 triệu ngườitrên cả nước đã được hỗ trợ với
trên 20.000 tỉ đồng. Nhiều
người dân cho biết tới nay họ vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ của chính phủ và kéo lên các trụ sở
khu phố, trụ sở ủy ban nhân dân phường xã để đòi tiền hỗ trợ.
3) MIẾN ĐIỆN
BỊ LOẠI KHỎI THƯỢNG ĐỈNH ASEAN
Trong
cương vị chủ tịch luân phiên Hiệp
hội Các
Quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN),
Brunei ngày 16/10 thông báo lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, tướng Min Aung
Hlaing, không được mời tham dự thượng đỉnh ASEAN với lý do Naypyidaw không thực hiện đầy đủ
kế hoạch 5 điểm nối lại đối thoại tại Miến Điện 10 tháng sau cuộc đảo chính do
quân đội tiến hành.
Kết thúc
cuộc họp trực tuyến ở cấp ngoại trưởng hôm 15/10, các bên quyết định không mời
đại diện của chính quyền Miến Điện. Quyết định được đưa ra sau khi Naypyidaw từ
chối cho phép đại diện của ASEAN tiếp xúc với tất cả các bên, trong đó có cựu
lãnh đạo chính quyền dân sự Miến Điện bị lật đổ, bà Aung San Suu Kyi.
Thông
cáo chính thức của các ngoại trưởng ASEAN giải thích thêm : Quân đội Miến Điện
không thi hành đầy đủ thỏa thuận nhằm vãn hồi đối thoại chính trị, tạo điều kiện
thuận lợi cho các công tác nhân đạo, tại quốc gia Đông Nam Á này từ sau cuộc đảo
chính ngày 01/02/2021.
Tập đoàn
quân sự Naypyidaw đã từ chối toàn bộ những yêu cầu của đặc sứ ASEAN về Miến Điện, trong đó có đòi hỏi được tiếp xúc
với cựu cố vấn Nhà Nước Miến Điện, Aung San Suu Kyi. Bà vẫn đang bị giam giữ.
4) MỘT DÂN
BIỂU ANH BỊ SÁT HẠI, CẢNH SÁT XÁC ĐỊNH LÀ “KHỦNG BỐ”
Một ngày
sau vụ nghị sĩ David Amess của đảng Bảo thủ bị đâm chết gần thủ đô Luân Đôn, cảnh sát Anh coi
đây là một vụ “khủng
bố.”
Trưa thứ Sáu
ngày 15/10, nghị sĩ David Amess, 69 tuổi, đã
bị đâm chết trong khuôn viên của một nhà thờ trong lúc ông đang tiếp xúc với
dân cư địa phương tại Leigh on Sea, cách thủ đô Luân Đôn 60 cây số về phía
đông. Hung thủ là một thanh niên 25 tuổi đã bị bắt ngay tại hiện trường. Đêm
qua, giới điều tra khẳng định đây là một vụ án mạng do “một kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan” thực hiện.
Trước mắt
cảnh sát chưa phát động chiến dịch truy lùng thêm thủ phạm nhưng công việc điều tra đang tiếp
diễn, chẳng hạn như là đang được tập trung vào hai địa chỉ trong khu vực lân cận
với thủ đô Luân Đôn.
Ngay từ
chiều qua, Bộ
trưởng Nội Vụ Pritti Patel thông báo rà soát lại các biện pháp bảo vệ các nghị
sĩ Anh và những biện pháp đó có hiệu lực ngay tức khắc.
5) HỘI
NGHỊ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHÉP LẠI PHẦN ĐẦU VỚI MỘT SỐ TIẾN BỘ
Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học (COP15) dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc tại thành phố Côn Minh, miền nam Trung Quốc đã khép lại chặng thứ nhất vào thứ Sáu ngày15/10. Các đại biểu của 195 quốc gia và Liên hiệp Âu Châu cam kết đặt ra các mục tiêu “đầy tham vọng” để ngăn chặn việc mất đa dạng sinh học và phá hủy các hệ sinh thái do hoạt động của con người.
Các
nước đã thông qua tuyên bố công nhận tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với
sức khỏe con người, đồng thời củng cố luật bảo vệ các giống loài và cải thiện
việc chia sẻ các nguồn gen. "Khung đa dạng sinh học sau năm 2020" bao
gồm các đề xuất thúc đẩy đầu tư lên thành 200 tỷ Mỹ kim một năm cho bảo vệ đa dạng sinh
học và giảm trợ cấp ít nhất 500 tỉ Mỹ kim/năm cho các ngành gây ô nhiễm.
COP15
cũng đã đạt được một số cam kết về tài chính để tài trợ cho việc bảo vệ đa dạng
sinh thái. Trung Cộng cam kết đóng góp 233 triệu Mỹ kim vào một quỹ mới để bảo vệ đa dạng
sinh học ở các nước đang phát triển, Nhật Bản hứa tặng 17 triệu. Theo một số
chuyên gia, đây chỉ là “một khởi đầu khiêm tốn” nhưng những thông báo nói trên
cho thấy vấn đề tài chính đang được đặt thành tâm điểm của các cuộc thảo luận
và đó là “một dấu hiệu tốt.”
Tuy
nhiên, đây mới chỉ là chặng thứ nhất của COP15. Vào tháng 1 năm tới sẽ có các cuộc thảo luận tại
Genève, Thụy Sĩ và đến tháng 04/2022 các cuộc đàm phán trực tiếp sẽ được tổ chức
ở Côn Minh, để vạch ra các mục tiêu chi tiết về bảo tồn đa dạng sinh học cho thập
niên tới đây.
No comments:
Post a Comment