Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo Trân và Nguyên Khải
1) Công ty Sharp sẽ lập nhà máy ở Việt Nam
Công ty Sharp của Nhật Bản cho biết vào năm 2020, sẽ lập ở gần Sàigòn một nhà máy chuyên lắp ráp màn hình LCD cho xe hơi, để xuất khẩu sang Hoa Kỳ . Ngoài ra, Công ty này cũng sẽ chuyển việc sản xuất máy tính điện tử cá nhân, máy lọc khí và một số thiết bị điện tử khác về một nhà máy mới tại Việt Nam. Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung cộng đã khiến nhiều công ty tại Trung cộng chuyển sang Việt Nam để tránh thuế.
Cùng ngày, Chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định đánh thuế 10% lên thêm 300 tỷ Mỹ kim hàng hóa của Trung cộng. Trước đó, vào tháng 5, Hoa Kỳ đã tăng mức thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ Mỹ kim hàng hóa của Trung cộng.
Công ty Sharp của Nhật Bản cho biết vào năm 2020, sẽ lập ở gần Sàigòn một nhà máy chuyên lắp ráp màn hình LCD cho xe hơi, để xuất khẩu sang Hoa Kỳ . Ngoài ra, Công ty này cũng sẽ chuyển việc sản xuất máy tính điện tử cá nhân, máy lọc khí và một số thiết bị điện tử khác về một nhà máy mới tại Việt Nam. Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung cộng đã khiến nhiều công ty tại Trung cộng chuyển sang Việt Nam để tránh thuế.
Cùng ngày, Chính phủ Hoa Kỳ đã quyết định đánh thuế 10% lên thêm 300 tỷ Mỹ kim hàng hóa của Trung cộng. Trước đó, vào tháng 5, Hoa Kỳ đã tăng mức thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ Mỹ kim hàng hóa của Trung cộng.
2) Úc lên tiếng phản đối hành động của Trung cộng tại Biển Đông
Thứ năm 1/8 vừa qua, sau Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Thái Lan, trong một tuyên bố chung với 2 ngoại trưởng Hoa Kỳ và Nhật, Ngoại trưởng Úc, bà Marise Payne, đã bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng trước những hành động cản trở các dự án khai thác dầu khí trên Biển Đông. Tuyên bố này ám chỉ việc các tàu của Trung cộng sách nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, gần quần đảo Trường Sa, trong đó có việc Trung cộng khai triển các hệ thống vũ khí hiện đại trên các thực thể đang tranh chấp. Ngoại trưởng của ba nước Úc, Mỹ, Nhật cũng bày tỏ quan ngại về việc Cam Bốt và Trung cộng đã ký thỏa thuận để Bắc Kinh đưa quân, vũ khí và tàu chiến đến đóng tại căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt, nằm trên Vịnh Thái Lan.
3)Trung cộng dùng quân đội đe dọa người biểu tình tại Hồng Kông
Thứ bảy 3/8, người dân Hong Kong tiếp tục biểu tình chống luật dẫn độ, bất chấp lệnh của bạo quyền Trung cộng đã bắt đầu cho quân đội xung trận, đàn áp người dân đòi dân chủ tại Hồng Kông. 6000 quân cảnh vệ Trung cộng đồn trú tại Hồng Kông đã bắt đầu lên tiếng tố cáo những vụ bạo động phát sinh từ những cuộc biểu tình. Ngoài ra, bộ Quốc Phòng Trung cộng khẳng định rằng lực lượng đồn trú tại Hồng Kông hoàn toàn có thể tham gia các chiến dịch tái lập trật tự trị an, nếu được chính quyền đặc khu yêu cầu. Tối thứ Tư 31/07, đài truyền hình Trung cộng đã công bố một đoạn video tuyên truyền dài khoảng ba phút, cho thấy bộ đội Trung cộng đang tham gia các chiến dịch dẹp biểu tình.
4) Lãnh đạo Ngũ Giác Đài công du châu Á để cảnh cáo Trung cộng
Thứ bảy 03/08/2019, ông Mark Esper, Tân bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến công du một tuần lễ, qua nhiều quốc gia tại châu Á như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Mông Cổ và Nam Hàn. Chuyến công du này được thực hiện sau khi Washington chính thức rút ra khỏi hiệp ước về hỏa tiễn tầm trung INF ký với Liên Xô vào thời chiến tranh lạnh.
Mục đích của chuyến công du nhằm cảnh báo Bắc Kinh là kể từ nay Hoa Kỳ đã rảnh tay để cạnh tranh với kho vũ khí của Trung cộng trong khu vực, và để tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ , trấn an các đồng minh và các đối tác trong khu vực. Tại Sydney, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết Washington muốn nhanh chóng khai triển các hỏa tiễn tầm trung mới ở châu Á, để đối phó với sự lớn mạnh của Trung cộng.
5) Phe đối lập tại Nga tiếp tục biểu tình đòi bầu cử tự do bất chấp áp lực
Vào hôm qua, Thứ bảy 03/08, phe đối lập tại Nga kêu gọi dân chúng xuống đường biểu tình tại Moscow đòi bầu cử tự do, bất chấp chính quyền liên tục đe dọa và gây áp lực. Chính quyền Putin tìm mọi cách cản trở phe đối lập ra tranh cử bằng cách bắt giam lãnh đạo phong trào phản kháng, các ứng viên độc lập hay bác bỏ hồ sơ ứng cử của họ với lý do có những người giả mạo chữ ký người ủng hộ.
6)Tướng Nhật Bản tố cáo Trung cộng gia tăng xâm phạm không phận
Thứ sáu 2/8, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức một cuộc hội thảo, trong đó, tướng Koji Yamazaki, tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ trên bộ Nhật Bản, cho biết tính đến đầu tháng Tám năm nay, Trung cộng đã 20 lần xâm phạm không phận Nhật Bản trên khu vực quần đảo Senkaku, cao hơn con số 19 lần trong năm 2018. Tướng Koji Yamazaki đánh giá đó là mối đe dọa trực tiếp mà Nhật Bản phải đối phó.
Thứ năm 1/8 vừa qua, sau Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Thái Lan, trong một tuyên bố chung với 2 ngoại trưởng Hoa Kỳ và Nhật, Ngoại trưởng Úc, bà Marise Payne, đã bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng trước những hành động cản trở các dự án khai thác dầu khí trên Biển Đông. Tuyên bố này ám chỉ việc các tàu của Trung cộng sách nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, gần quần đảo Trường Sa, trong đó có việc Trung cộng khai triển các hệ thống vũ khí hiện đại trên các thực thể đang tranh chấp. Ngoại trưởng của ba nước Úc, Mỹ, Nhật cũng bày tỏ quan ngại về việc Cam Bốt và Trung cộng đã ký thỏa thuận để Bắc Kinh đưa quân, vũ khí và tàu chiến đến đóng tại căn cứ Hải quân Ream của Cam Bốt, nằm trên Vịnh Thái Lan.
3)Trung cộng dùng quân đội đe dọa người biểu tình tại Hồng Kông
Thứ bảy 3/8, người dân Hong Kong tiếp tục biểu tình chống luật dẫn độ, bất chấp lệnh của bạo quyền Trung cộng đã bắt đầu cho quân đội xung trận, đàn áp người dân đòi dân chủ tại Hồng Kông. 6000 quân cảnh vệ Trung cộng đồn trú tại Hồng Kông đã bắt đầu lên tiếng tố cáo những vụ bạo động phát sinh từ những cuộc biểu tình. Ngoài ra, bộ Quốc Phòng Trung cộng khẳng định rằng lực lượng đồn trú tại Hồng Kông hoàn toàn có thể tham gia các chiến dịch tái lập trật tự trị an, nếu được chính quyền đặc khu yêu cầu. Tối thứ Tư 31/07, đài truyền hình Trung cộng đã công bố một đoạn video tuyên truyền dài khoảng ba phút, cho thấy bộ đội Trung cộng đang tham gia các chiến dịch dẹp biểu tình.
4) Lãnh đạo Ngũ Giác Đài công du châu Á để cảnh cáo Trung cộng
Thứ bảy 03/08/2019, ông Mark Esper, Tân bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến công du một tuần lễ, qua nhiều quốc gia tại châu Á như Úc, New Zealand, Nhật Bản, Mông Cổ và Nam Hàn. Chuyến công du này được thực hiện sau khi Washington chính thức rút ra khỏi hiệp ước về hỏa tiễn tầm trung INF ký với Liên Xô vào thời chiến tranh lạnh.
Mục đích của chuyến công du nhằm cảnh báo Bắc Kinh là kể từ nay Hoa Kỳ đã rảnh tay để cạnh tranh với kho vũ khí của Trung cộng trong khu vực, và để tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ , trấn an các đồng minh và các đối tác trong khu vực. Tại Sydney, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết Washington muốn nhanh chóng khai triển các hỏa tiễn tầm trung mới ở châu Á, để đối phó với sự lớn mạnh của Trung cộng.
5) Phe đối lập tại Nga tiếp tục biểu tình đòi bầu cử tự do bất chấp áp lực
Vào hôm qua, Thứ bảy 03/08, phe đối lập tại Nga kêu gọi dân chúng xuống đường biểu tình tại Moscow đòi bầu cử tự do, bất chấp chính quyền liên tục đe dọa và gây áp lực. Chính quyền Putin tìm mọi cách cản trở phe đối lập ra tranh cử bằng cách bắt giam lãnh đạo phong trào phản kháng, các ứng viên độc lập hay bác bỏ hồ sơ ứng cử của họ với lý do có những người giả mạo chữ ký người ủng hộ.
6)Tướng Nhật Bản tố cáo Trung cộng gia tăng xâm phạm không phận
Thứ sáu 2/8, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức một cuộc hội thảo, trong đó, tướng Koji Yamazaki, tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ trên bộ Nhật Bản, cho biết tính đến đầu tháng Tám năm nay, Trung cộng đã 20 lần xâm phạm không phận Nhật Bản trên khu vực quần đảo Senkaku, cao hơn con số 19 lần trong năm 2018. Tướng Koji Yamazaki đánh giá đó là mối đe dọa trực tiếp mà Nhật Bản phải đối phó.
7) Ngoại trưởng Canada – Trung cộng hội đàm bên lề hội nghị ASEAN
Thứ sáu 02/08, 2 ngoại trưởng Canada và Trung cộng đã gặp nhau bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Bangkok. Đây là cuộc họp đầu tiên của 2 ngoại trưởng này, sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính tập đoàn công nghệ Hoa Vi. Bà Freeland, Ngoại trưởng Canada, đã đề cập đến việc hai công dân Canada bị bắt tại Trung Quốc mà theo bà là đòn trả đũa của Bắc Kinh. Trong khi đó, ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị bày tỏ quan ngại về thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Hoa Kỳ theo yêu cầu của Washington.
Thứ sáu 02/08, 2 ngoại trưởng Canada và Trung cộng đã gặp nhau bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Bangkok. Đây là cuộc họp đầu tiên của 2 ngoại trưởng này, sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính tập đoàn công nghệ Hoa Vi. Bà Freeland, Ngoại trưởng Canada, đã đề cập đến việc hai công dân Canada bị bắt tại Trung Quốc mà theo bà là đòn trả đũa của Bắc Kinh. Trong khi đó, ngoại trưởng Trung cộng Vương Nghị bày tỏ quan ngại về thủ tục dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu sang Hoa Kỳ theo yêu cầu của Washington.
8) Tổng thống Venezuela dọa đưa Hoa Kỳ ra Liên Hiệp Quốc
Thứ sáu 02/08, ông Maduro, Tổng thống Venezuela, phát biểu trên truyền thông rằng việc tổng thống Hoa Kỳ ban hành các biện pháp cô lập và cấm vận dầu hỏa đối với Venezuela hồi tháng 04/2019 nhằm gia tăng sức ép buộc tổng thống Maduro từ bỏ quyền lực là một «lời đe dọa bất hợp pháp». Ông Maduro cho biết sẽ tố cáo sự việc này tại Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, phe đối lập của ông Juan Guaido và chính phủ Venezuela tiếp tục đàm phán tại đảo Barbados, do Na Uy làm trung gian, để tìm ra một giải pháp phù hợp với hiến pháp của Venezuela.
Thứ sáu 02/08, ông Maduro, Tổng thống Venezuela, phát biểu trên truyền thông rằng việc tổng thống Hoa Kỳ ban hành các biện pháp cô lập và cấm vận dầu hỏa đối với Venezuela hồi tháng 04/2019 nhằm gia tăng sức ép buộc tổng thống Maduro từ bỏ quyền lực là một «lời đe dọa bất hợp pháp». Ông Maduro cho biết sẽ tố cáo sự việc này tại Liên Hiệp Quốc. Trong khi đó, phe đối lập của ông Juan Guaido và chính phủ Venezuela tiếp tục đàm phán tại đảo Barbados, do Na Uy làm trung gian, để tìm ra một giải pháp phù hợp với hiến pháp của Venezuela.
No comments:
Post a Comment