Sau đây, mời quý thính giả theo dõi bản Tin tóm lược với Bảo Trân và Hướng Dương
1) Tàu khảo sát Trung cộng tiến gần bờ biển Việt Nam
Thứ bảy 24/08, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung cộng, với sự hộ tống của ít nhất 4 tàu khác, đã mở rộng hoạt động đến một khu vực gần bờ biển Việt Nam hơn, và hiện đang ở một địa điểm chỉ cách đảo Phú Quý (thuộc tỉnh Bình Thuận) 102 km và chỉ cách bờ biển Phan Thiết 185 km. Hiện có ít nhất 2 tàu của Việt Nam đang bám sát tàu khảo sát của Trung cộng. Sự vi phạm này xảy ra ngay sau khi hai thủ tướng Việt Nam và Úc tại Hà Nội bày tỏ quan ngại về các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông.
2)Vatican sắp bổ nhiệm đại diện thường trú tại Việt Nam
Thứ sáu 23/8, nhóm công tác chung giữa Giáo hội La Mã và Việt Nam lần thứ tám tại Vatican đã công bố một bản tuyên bố chung cho biết: trong hai ngày thứ tư và thứ năm vừa qua, nhóm này đã thảo luận về việc phát triển mối quan hệ song phương và đã đạt thỏa thuận thiết lập đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Đây là bước tiến tới việc đặt quan hệ ngoại giao chính thức.
Đứng đầu phái bộ Vatican là Đức ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Ngoại giao của Vatican. Còn Đại diện phía Việt Nam là Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng.
Hiện nay, Tổng Giám mục Marek Zalewski, khâm sứ Tòa Thánh tại Singapore, là người kiêm nhiệm đại diện không thường trú của Giáo Hoàng tại Việt Nam từ tháng 5/2018. Tổng giám mục Zalewski là người Ba Lan, là một quốc gia từng do đảng cộng sản lãnh đạo.
Thứ bảy 24/08, tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung cộng, với sự hộ tống của ít nhất 4 tàu khác, đã mở rộng hoạt động đến một khu vực gần bờ biển Việt Nam hơn, và hiện đang ở một địa điểm chỉ cách đảo Phú Quý (thuộc tỉnh Bình Thuận) 102 km và chỉ cách bờ biển Phan Thiết 185 km. Hiện có ít nhất 2 tàu của Việt Nam đang bám sát tàu khảo sát của Trung cộng. Sự vi phạm này xảy ra ngay sau khi hai thủ tướng Việt Nam và Úc tại Hà Nội bày tỏ quan ngại về các hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông.
2)Vatican sắp bổ nhiệm đại diện thường trú tại Việt Nam
Thứ sáu 23/8, nhóm công tác chung giữa Giáo hội La Mã và Việt Nam lần thứ tám tại Vatican đã công bố một bản tuyên bố chung cho biết: trong hai ngày thứ tư và thứ năm vừa qua, nhóm này đã thảo luận về việc phát triển mối quan hệ song phương và đã đạt thỏa thuận thiết lập đại diện thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Đây là bước tiến tới việc đặt quan hệ ngoại giao chính thức.
Đứng đầu phái bộ Vatican là Đức ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Ngoại giao của Vatican. Còn Đại diện phía Việt Nam là Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng.
Hiện nay, Tổng Giám mục Marek Zalewski, khâm sứ Tòa Thánh tại Singapore, là người kiêm nhiệm đại diện không thường trú của Giáo Hoàng tại Việt Nam từ tháng 5/2018. Tổng giám mục Zalewski là người Ba Lan, là một quốc gia từng do đảng cộng sản lãnh đạo.
3)Bắc Hàn lại phóng thử nghiệm hoả tiễn
Sáng thứ bảy 24/08, Bắc Hàn lại bắn thử hai hoả tiễn tầm ngắn về phía biển Nhật Bản. Cả hai quả đã bay được 380 km, đạt độ cao tối đa là 97 km. Kể từ ngày 04/05 đến nay, đây là vụ thử hoả tiễn lần thứ chín nhằm gia tăng áp lực trước khả năng nối lại đàm phán về phi hạt nhân hóa với Hoa Kỳ.
Trả lời báo chí, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya nhận định: việc Bắc Hàn bắn hoả tiễn đạn đạo đã vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Còn Hoa Kỳ cho biết: Hoa Kỳ «theo dõi tình hình» và «tham vấn chặt chẽ với hai đồng minh Nhật Bản và Nam Hàn».
4)Đoàn biểu tình và cảnh sát đối đầu căng thẳng tại Hồng Kông
Thứ bảy và Chủ nhật, 24 và 25/8, hàng ngàn người Hồng Kông lại tiếp tục xuống đường. Tình hình trở nên căng thẳng giữa cảnh sát và người biểu tình ở Kwun Tong, phía đông bán đảo Kowloon, đối diện với Hồng Kông. Dù bốn trạm tầu điện ở Kwun Tong bị đóng cửa, nhưng người biểu tình vẫn đổ về khu vực này để phản đối dự luật dẫn độ và đòi cải cách chính trị. Sau khi tuần hành, hàng ngàn người đeo mặt nạ chống hơi cay, nón an toàn đã bị vài chục cảnh sát chống bạo động quây lại ở khu vực cách không xa sở cảnh sát Ngau Tau Kok. Người biểu tình đã dựng rào cản bằng cột tre, giàn giáo, đồng thời thóa mạ và ném chai lọ về phía cảnh sát. Cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán đám đông. Ít nhất có một người biểu tình bị bắt.
Sáng thứ bảy 24/08, Bắc Hàn lại bắn thử hai hoả tiễn tầm ngắn về phía biển Nhật Bản. Cả hai quả đã bay được 380 km, đạt độ cao tối đa là 97 km. Kể từ ngày 04/05 đến nay, đây là vụ thử hoả tiễn lần thứ chín nhằm gia tăng áp lực trước khả năng nối lại đàm phán về phi hạt nhân hóa với Hoa Kỳ.
Trả lời báo chí, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya nhận định: việc Bắc Hàn bắn hoả tiễn đạn đạo đã vi phạm nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Còn Hoa Kỳ cho biết: Hoa Kỳ «theo dõi tình hình» và «tham vấn chặt chẽ với hai đồng minh Nhật Bản và Nam Hàn».
4)Đoàn biểu tình và cảnh sát đối đầu căng thẳng tại Hồng Kông
Thứ bảy và Chủ nhật, 24 và 25/8, hàng ngàn người Hồng Kông lại tiếp tục xuống đường. Tình hình trở nên căng thẳng giữa cảnh sát và người biểu tình ở Kwun Tong, phía đông bán đảo Kowloon, đối diện với Hồng Kông. Dù bốn trạm tầu điện ở Kwun Tong bị đóng cửa, nhưng người biểu tình vẫn đổ về khu vực này để phản đối dự luật dẫn độ và đòi cải cách chính trị. Sau khi tuần hành, hàng ngàn người đeo mặt nạ chống hơi cay, nón an toàn đã bị vài chục cảnh sát chống bạo động quây lại ở khu vực cách không xa sở cảnh sát Ngau Tau Kok. Người biểu tình đã dựng rào cản bằng cột tre, giàn giáo, đồng thời thóa mạ và ném chai lọ về phía cảnh sát. Cảnh sát đã bắn hơi cay để giải tán đám đông. Ít nhất có một người biểu tình bị bắt.
5)Hải Quân Mỹ lại điều chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan
Thứ sáu 23/8, tức đúng một tháng sau khi chiến hạm USS Antietam đi qua eo biển Đài Loan, Hải Quân Mỹ lại điều một chiến hạm khác là tầu vận tải đổ bộ USS Green Bay đi qua tuyến đường hàng hải chiến lược giữa Hoa lục và Đài Loan. Đối với Đài Loan thì sự việc này là một hành động chứng tỏ sự ủng hộ của chính quyền Mỹ đối với Đài Loan. Còn bà Reann Mommsen, một phát ngôn viên Hạm đội 7 của Hải Quân Mỹ, xác nhận rằng hành động này của Hoa Kỳ chứng tỏ cam kết của Mỹ về việc thiết lập vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở và tự do.
Thứ sáu 23/8, tức đúng một tháng sau khi chiến hạm USS Antietam đi qua eo biển Đài Loan, Hải Quân Mỹ lại điều một chiến hạm khác là tầu vận tải đổ bộ USS Green Bay đi qua tuyến đường hàng hải chiến lược giữa Hoa lục và Đài Loan. Đối với Đài Loan thì sự việc này là một hành động chứng tỏ sự ủng hộ của chính quyền Mỹ đối với Đài Loan. Còn bà Reann Mommsen, một phát ngôn viên Hạm đội 7 của Hải Quân Mỹ, xác nhận rằng hành động này của Hoa Kỳ chứng tỏ cam kết của Mỹ về việc thiết lập vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng mở và tự do.
6) Hội nghị Thượng đỉnh G7 khai mạc tại thành phố Biarritz của Pháp
Chiều thứ bảy 24/08, Hội nghị thượng đỉnh G7 đã khai mạc tại thành phố Biarritz, Pháp, gồm các lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới là Pháp, Đức, Anh, Ý, Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản. Thế giới đang quan tâm và chờ xem nhóm G7 sẽ đề ra những giải pháp cụ thể nào cho những vấn đề nóng hiện nay gồm chiến tranh thương mại, hạt nhân Iran và mới nhất là cháy rừng Amazon.
Các đám cháy tại Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất địa cầu mà 60% diện tích nằm ở Brazil, đã trở thành vấn đề nổi cộm nhất trong các cuộc thảo luận nhân bữa tiệc tối thứ bảy. Các cuộc thảo luận trong hội nghị được dự đoán sẽ rất gay gắt trên vấn đề Pháp đánh thuế vào các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ, cũng như về các biện pháp phục hồi kinh tế thế giới và về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
7)Tổng thống Hoa Kỳ ra lệnh cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc
Thứ sáu 23/8, Tổng thống Donald Trump ra lệnh cho các công ty lớn của Mỹ phải lập tức rời khỏi Trung Quốc. Lệnh này được ban ra sau khi Bắc Kinh công bố mức thuế trả đũa đối với hàng hóa trị giá 75 tỉ đôla của Mỹ.
Ông Trump cũng đã ra lệnh cho các công ty vận chuyển gồm FedEx, Amazon, UPS và cơ quan Bưu chính Hoa Kỳ phải tìm kiếm và từ chối tất cả những chuyến hàng chứa opioid fentanyl gửi đến Mỹ.
8)Liên Hiệp Quốc tố cáo Myanmar có ý định diệt chủng người Rohingya
Thứ năm 22/8, Liên Hiệp Quốc công bố một báo cáo cho biết: Một phái đoàn tìm hiểu thực tế của Liên Hiệp Quốc nói rằng quân đội Myanmar có ý định gây nên tội ác diệt chủng nhằm vào người Hồi giáo Rohingya khi họ đuổi hàng trăm ngàn người thuộc sắc dân này chạy khỏi đất nước vào năm 2017. Báo cáo cũng cho biết chính phủ Myanmar đã không làm tròn trách nhiệm của mình theo Công ước Diệt chủng để điều tra và trừng phạt các hành vi diệt chủng.
Hơn 700.000 người Rohingya đã chạy khỏi Rakhine ở miền bắc của Myanmar vào tháng 8 và tháng 9 năm 2017, sau khi các vụ tấn công của những phần tử chủ chiến người Rohingya nhắm vào lực lượng an ninh nhà nước đưa tới chiến dịch trả thù của quân đội.
Cơ quan người tị nạn LHQ nói rằng trong nhóm 3.400 người tị nạn Rohingya, không ai được chính phủ chấp thuận cho trở về Myanmar.
Chiều thứ bảy 24/08, Hội nghị thượng đỉnh G7 đã khai mạc tại thành phố Biarritz, Pháp, gồm các lãnh đạo của 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới là Pháp, Đức, Anh, Ý, Hoa Kỳ, Canada và Nhật Bản. Thế giới đang quan tâm và chờ xem nhóm G7 sẽ đề ra những giải pháp cụ thể nào cho những vấn đề nóng hiện nay gồm chiến tranh thương mại, hạt nhân Iran và mới nhất là cháy rừng Amazon.
Các đám cháy tại Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất địa cầu mà 60% diện tích nằm ở Brazil, đã trở thành vấn đề nổi cộm nhất trong các cuộc thảo luận nhân bữa tiệc tối thứ bảy. Các cuộc thảo luận trong hội nghị được dự đoán sẽ rất gay gắt trên vấn đề Pháp đánh thuế vào các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ, cũng như về các biện pháp phục hồi kinh tế thế giới và về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
7)Tổng thống Hoa Kỳ ra lệnh cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc
Thứ sáu 23/8, Tổng thống Donald Trump ra lệnh cho các công ty lớn của Mỹ phải lập tức rời khỏi Trung Quốc. Lệnh này được ban ra sau khi Bắc Kinh công bố mức thuế trả đũa đối với hàng hóa trị giá 75 tỉ đôla của Mỹ.
Ông Trump cũng đã ra lệnh cho các công ty vận chuyển gồm FedEx, Amazon, UPS và cơ quan Bưu chính Hoa Kỳ phải tìm kiếm và từ chối tất cả những chuyến hàng chứa opioid fentanyl gửi đến Mỹ.
8)Liên Hiệp Quốc tố cáo Myanmar có ý định diệt chủng người Rohingya
Thứ năm 22/8, Liên Hiệp Quốc công bố một báo cáo cho biết: Một phái đoàn tìm hiểu thực tế của Liên Hiệp Quốc nói rằng quân đội Myanmar có ý định gây nên tội ác diệt chủng nhằm vào người Hồi giáo Rohingya khi họ đuổi hàng trăm ngàn người thuộc sắc dân này chạy khỏi đất nước vào năm 2017. Báo cáo cũng cho biết chính phủ Myanmar đã không làm tròn trách nhiệm của mình theo Công ước Diệt chủng để điều tra và trừng phạt các hành vi diệt chủng.
Hơn 700.000 người Rohingya đã chạy khỏi Rakhine ở miền bắc của Myanmar vào tháng 8 và tháng 9 năm 2017, sau khi các vụ tấn công của những phần tử chủ chiến người Rohingya nhắm vào lực lượng an ninh nhà nước đưa tới chiến dịch trả thù của quân đội.
Cơ quan người tị nạn LHQ nói rằng trong nhóm 3.400 người tị nạn Rohingya, không ai được chính phủ chấp thuận cho trở về Myanmar.
No comments:
Post a Comment