Các diễn đàn thơ văn và âm nhạc trên mạng xã hội hiện nay càng
ngày càng phong phú và đa dạng, nên những người yêu các bộ môn nghệ
thuật này, đều có thể thưởng thức và đóng góp sáng kiến của mình để làm
phong phú cho văn học của Người Việt từ khắp bốn phương trời. Thi Ca Yêu
Nước kỳ này nói đến nói đến nỗi lòng người viễn xứ, qua hai thi phẩm Ký Vãng Người Vượt Biển của Viễn Phương và Giao Khúc Gửi Quê Hương 1 của Tử Nhi. Mới quý thính giả theo dõi:
Khi họa cộng sản chụp xuống toàn cõi Miền Nam Việt Nam cuối tháng Tư 1975, thì cả bầu trời như bao phủ một làn ám khí, báo trước một tương lai chết chóc thê lương, nên hàng triệu người đã tìm đường thoát nạn. Đối với những người đã một lần rời xa nơi chôn nhau cắt rốn từ Miền Bắc năm 1954 để vào Nam, tuy xa làng quê chốn cũ, nhưng vẫn chưa chia lìa khỏi tổ quốc thân yếu, thế mà vẫn hằng mong “bao giờ tôi trở lại quê hương” như thi sĩ Hà Thượng Nhân đã một lần thốt lên:
Ta bỏ thôn xóm cũ
Hà Nội chen dấu giầy……..
Làng tôi có hoa gạo đỏ
Bao giờ tôi trở lại quê hương?
Còn đối với hàng triệu người phải rời xa quê hương, phiêu bạt bốn phương trời, trong những cuộc lữ hành vô cùng gian khổ mà Viễn Phương đã ghi lại, cũng như hàng trăm ngàn người đã gặp cùng cảnh ngộ:
Về kí vãng chuyện người vượt biển
Nơi phương trời diệu viễn xa xôi
Tình sầu mấy độ lên ngôi
Bao niềm thương nhớ nổi trôi tâm hồn
Đêm lắng đọng rời thôn xưa cũ
Xuống bến chờ lam lũ bùn dơ
Sông buồn dòng nước lửng lơ
Ru người lặng lẽ đợi chờ bến mơ
Vừa rời xa quê hương, trước mặt là trùng dương sóng dữ, con thuyển chưa biết trôi dạt về đâu:
Hương biển mặn mịt mờ đôi mắt
Mây nước vờn lạnh thắt hồn đơn
Lòng đau trổi nhịp từng cơn
Con thuyền viễn xứ chập chờn bóng xa
Thế rồi đoàn lữ hành phải đối mặt với những thách đố mới chưa từng gặp phải, đau thương lại nối tiếp đau thương:
Bọn hải tặc lân la vây bủa
Hãm hại người cướp của thuyền nhân
Nam thời giết, nữ hiếp dâm
Oan khiên chồng chất gian truân tứ bề
Thử thách đối với những ngươi trốn chạy CS để tìm tự do cứ tiếp nối chưa biết đến khi nào. Giữa những cơn sóng biển nâng lên hạ xuống con thuyền mong manh, cộng với cái đói, cái khát làm cho con người ra tê dại như mất hết cảm giác, trong lúc:
Thuyền rong ruổi lê thê biển vắng
Ngày nắng tàn nhạt đắng đôi môi
Đêm sương lạnh phủ một trời
Từng cơn đói khát rã rời xác thân
Bao ảo giác khơi dần tâm não
Người dật dờ lảo đảo hồn hoang
Bềnh bồng trong cảnh gian nan
Trập trùng nghiêng ngả dặm ngàn sóng xô.
Rồi con thuyền cũng đưa được đoàn người đến bến bờ tự do, trong cuộc sống bình yên, đoàn người viễn xứ mới nhận ra mình đang ở nơi xứ lạ quê người.
Rồi chợt đến bến bờ mong đợi
Sống chuỗi ngày mòn mỏi chờ trông
Xa quê niềm nhớ mênh mông
Mịt mờ non nước chất chồng yêu thương.
Nỗi nhớ thương quê nhà lại càng thêm da diết đối với người từ viện phương khi tuổi đời chồng chất, ngày hội ngộ quê hương chỉ còn là mộng tưởng, vì:
Đời lữ thứ tha hương rong ruổi
Ngày tháng sầu vời vợi tim đơn
Mạch tình chuyển động từng cơn
Buồn nào sánh được nỗi buồn viễn phương
Từng thế hệ sẽ lần lượt ra đi, nếu không tạo ra những mắt xích nối lại vòng chu kỳ lịch sử, thì hàng triệu con dân Việt sẽ chẳng còn biết đến nguồn cội quê hương. May mắn thay, những thế hệ trẻ hôm nay đã biết tìm về cội nguổn dân tộc như Tử Nhi tâm sự qua bài thơ Giao Khúc Gửi Quê Hương 1:
Bên kia bờ đại dương
Một mảnh đất thân thương nhỏ bé
vẫy tay gọi!
ngọt ngào chờ!
thiết tha đợi mãi!
Trên bản đồ thế giới
Một quốc gia – chữ S gầy guộc
khom lưng gánh!
trĩu vai mang!
bạc đầu ước vọng!
Tử Nhi đã vẽ lại quê hương mình thật sinh động, với tất cả những gì rất thật còn chất đầy trong ký ức :
Giữa tấm lòng viễn xứ
Một tổ quốc – quê hương mềm mại
cuộn tròn ngủ!
tiếng bán rong!
câu ca dao đồng nội!
Trong hồn người đây, đó
Có bóng hình chữ S nhỏ nhoi
có tiếng rao về khuya
chú bé vô gia cư
buồn – khổ .
có quê diêm tắt lịm
cô bé bán vé số
lạnh – băng .
có cơn mưa bão lớn
mẹ gánh gồng con cái
lánh giông .
có phố hoang lời gọi
chị bán mua cuộc sống
tội tình .
có câu hò tiếng hát
phố thị đông người lắm
ai quen ?
Tác giả bỗng giật mình tỉnh mộng, quê hương mình vẫn còn đó, tuy lịch sử có đổi thay, nhưng chắc chắn một ngày quê hương vẫn tồn tại, lịch sử lại vẻ vang.
Nay vỡ òa ký ức
Tôi nhớ lại hồn quê thuở trước
Nơi có :
Lịch sử bốn ngàn năm
Văn hiến tự bao đời
Bao anh hùng thời đại
Những dấu tích còn nguyên
Nơi có :
Câu ca dao mẹ hiền
Tiếng ru giữa trưa hạ
Có bầy trâu êm ả
Đồng lúa, khói bờ đê
Để rồi ngày bình minh lại đến trên quê hương, làm sống dậy những vẻ dẹp mộc mạc hiền hòa như khi ta phải lỉa xa năm nào:
Nơi có :
Chú và Cha không về
Giữa bao tầm đạn dữ
Quên mình làm nghĩa tử
Máu đổ nhuộm làng quê
Nơi có :
Chị và Anh bình yên
Em đến trường học chữ
Tiếng ê a có đủ
Tiếng Đất Việt, ngọt ngay
Nơi có :
Giọt mồ hôi bao ngày
Góp thành nguồn cuộc sống
Những con đường ắp mộng
Vật vã tuổi thanh xuân
Nơi có :
Tình láng giềng ân cần
Thân quen con đường đất
Lũy tre xanh rất thật
Sáo diều thả bay cao
Cho nên, dù có phải sông xa quê hương, nhưng lòng vẫn hương về nơi ấy với đầy ắp tình người, để:
Mảnh đất nhỏ nhoi
gói tất cả trọn đời mình trong ấy
nay gửi về chút luyến lưu thôi vậy
Bóng địa lý
Câu lịch sử
Truyện cổ tích
Nguồn văn hiến
quyện hồn ta
làm hành trang muôn đời
dù viễn xứ !
Khôi Anh
HS, MN,BC và Khôi Anh xin hẹn gặp lại quí thinh giả trong TCYN lần tới.
No comments:
Post a Comment