Kính thưa quý thính giả, lịch sử Việt Nam ghi nhận, hơn 100 năm
trước Công Nguyên, đất Việt có một vị anh hùng không cần tước vị và
bổng lộc của nhà Hán, cương quyết chống ngoại xâm để giữ gìn giang sơn
xã tắc. Mặc dù bị thất bại, nhưng tên tuổi vị anh hùng này không bao giờ
phai nhạt trong lòng dân tộc… Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt tuần
này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Thừa Tướng Lữ Gia” của
Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh&Minh Nguyệt để kết thúc chương
trình phát thanh tối hôm nay.
Việt Thái
Lữ Gia tên hiệu là Bảo Công, là Thừa tướng của 4 đời vua nhà Triệu. Ông là người nắm chính trường những năm cuối cùng và đã thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Tây Hán.
Tương truyền Lữ Gia sinh ra ở huyện Lôi Dương, quận Cửu Chân (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Cha ông là hào trưởng Lữ Tạo, mẹ là Trương Thị Vĩ, con gái hào trưởng Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh ngày nay) có tài sắc, với đầy đủ công dung ngôn hạnh.
Ở huyện Cửu Chân, gia đình Lữ Gia bị tên họ Hàn đến cướp phá và hành hung, nên cả gia quyến đã rời bỏ quê nhà, đi tìm chốn an thân. Khi đến Nam Trì, thấy khu đất tươi tốt nơi ngã ba con sông, dân cư thuần hậu, vì vậy tạm lưu lại nơi đây và hành nghề Đông y. Ở nơi này, Lữ Gia kết nghĩa anh em với Nguyễn Danh Lang, người làm tướng 3 đời vua Triệu của Nam Việt. Thời gian sau, nhờ biệt tài chỉ huy và xông pha trận mạc, Lữ Gia được phong đến chức Thừa tướng.
Thừa tướng Lữ Gia đã phát giác được âm mưu của sứ giả nhà Hán và Thái hậu Cù Thị là muốn dâng nước Nam Việt cho nhà Hán khi vua Nam Việt là Triệu Ai Vương còn nhỏ tuổi và Cù Thị nắm quyền nhiếp chính. Lập tức ông làm bài hịch kể tội Thái Hậu và vạch trần âm mưu xâm lăng của nhà Hán, và chỉ huy quân đội tàn sát phái đoàn sứ giả nhà Hán, giết luôn Thái hậu Cù Thị cùng vua Triệu Ai Vương, và lập Thuật Dương hầu Kiến Đức lên làm vua, tức Triệu Thuật Dương Vương.
Lữ Gia biết chắc quân Hán sẽ xua quân xâm chiếm Nam Việt, nên một mặt liên kết với nước Mân Việt, mặt khác đem quân trấn giữ biên ải Ngũ Lĩnh.
Năm 112 trước Công Nguyên, Hán Đế chuẩn bị chiến tranh, điều động mười vạn thủy binh và lâu thuyền ở miền Giang Hoài tiến xuống phía Nam. Một năm sau, Hán đế phong Vệ úy Lộ Bác Đức làm Phục Ba Tướng Quân, Dương Bộc và nhiều tướng khác, kể cả hàng tướng người Việt là Kiệt Hầu, mang 5 đạo quân sang xâm lăng Nam Việt.
Nhưng khi quân Hán vừa tiến vào vùng đất Nam Việt thì bị quân của Thừa tướng Lữ Gia đánh bại, nhiều tướng Hán bị giết chết tại biên giới.
Sau trận này, nhà Hán huy động đại quân vây thành Phiên Ngung. Lữ Gia và Triệu Thuật Dương Vương cùng ra sức chống giữ. Tướng Hán dùng quan tước, bổng lộc dụ quân sĩ Nam Việt ra hàng và phóng lửa đốt thành.
Đến sáng hôm sau, thành Phiên Ngung bị hạ. Triệu Thuật Dương Vương và Thừa tướng Lữ gia cùng gia quyến vài trăm người xuống thuyền ra biển thì bị Việt gian Hiệu úy Tô Hoàng bắt giữ và sau đó bị nhà Hán chém đầu.
Khi ông mất, quân sĩ đưa thi thể ông về chôn cất bên cạnh mộ của tướng Nguyễn Danh Lang. Lăng mộ Thừa tướng Lữ Gia và tướng Nguyễn Danh Lang nằm kề cận nhau ở xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Hai ngàn năm sau, ở nhiều thành phố VN có những con đường và trường học mang tên Lữ Gia. Đền thờ ông cũng được thiết lập tại nhiều tỉnh thành. Đặc biệt lễ hội Nam Trì hay lễ hội Bảo, Lang, Biền là lễ hội chung của ba làng Nam Trì, Đới Khê và Bảo Tàng, được tổ chức vào ngày 9 tháng 3 Âm lịch mỗi năm để tưởng nhớ công đức chống ngoại xâm của Thừa tướng Lữ Gia.
Lữ Gia tên hiệu là Bảo Công, là Thừa tướng của 4 đời vua nhà Triệu. Ông là người nắm chính trường những năm cuối cùng và đã thất bại trước cuộc xâm lăng của nhà Tây Hán.
Tương truyền Lữ Gia sinh ra ở huyện Lôi Dương, quận Cửu Chân (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Cha ông là hào trưởng Lữ Tạo, mẹ là Trương Thị Vĩ, con gái hào trưởng Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh ngày nay) có tài sắc, với đầy đủ công dung ngôn hạnh.
Ở huyện Cửu Chân, gia đình Lữ Gia bị tên họ Hàn đến cướp phá và hành hung, nên cả gia quyến đã rời bỏ quê nhà, đi tìm chốn an thân. Khi đến Nam Trì, thấy khu đất tươi tốt nơi ngã ba con sông, dân cư thuần hậu, vì vậy tạm lưu lại nơi đây và hành nghề Đông y. Ở nơi này, Lữ Gia kết nghĩa anh em với Nguyễn Danh Lang, người làm tướng 3 đời vua Triệu của Nam Việt. Thời gian sau, nhờ biệt tài chỉ huy và xông pha trận mạc, Lữ Gia được phong đến chức Thừa tướng.
Thừa tướng Lữ Gia đã phát giác được âm mưu của sứ giả nhà Hán và Thái hậu Cù Thị là muốn dâng nước Nam Việt cho nhà Hán khi vua Nam Việt là Triệu Ai Vương còn nhỏ tuổi và Cù Thị nắm quyền nhiếp chính. Lập tức ông làm bài hịch kể tội Thái Hậu và vạch trần âm mưu xâm lăng của nhà Hán, và chỉ huy quân đội tàn sát phái đoàn sứ giả nhà Hán, giết luôn Thái hậu Cù Thị cùng vua Triệu Ai Vương, và lập Thuật Dương hầu Kiến Đức lên làm vua, tức Triệu Thuật Dương Vương.
Lữ Gia biết chắc quân Hán sẽ xua quân xâm chiếm Nam Việt, nên một mặt liên kết với nước Mân Việt, mặt khác đem quân trấn giữ biên ải Ngũ Lĩnh.
Năm 112 trước Công Nguyên, Hán Đế chuẩn bị chiến tranh, điều động mười vạn thủy binh và lâu thuyền ở miền Giang Hoài tiến xuống phía Nam. Một năm sau, Hán đế phong Vệ úy Lộ Bác Đức làm Phục Ba Tướng Quân, Dương Bộc và nhiều tướng khác, kể cả hàng tướng người Việt là Kiệt Hầu, mang 5 đạo quân sang xâm lăng Nam Việt.
Nhưng khi quân Hán vừa tiến vào vùng đất Nam Việt thì bị quân của Thừa tướng Lữ Gia đánh bại, nhiều tướng Hán bị giết chết tại biên giới.
Sau trận này, nhà Hán huy động đại quân vây thành Phiên Ngung. Lữ Gia và Triệu Thuật Dương Vương cùng ra sức chống giữ. Tướng Hán dùng quan tước, bổng lộc dụ quân sĩ Nam Việt ra hàng và phóng lửa đốt thành.
Đến sáng hôm sau, thành Phiên Ngung bị hạ. Triệu Thuật Dương Vương và Thừa tướng Lữ gia cùng gia quyến vài trăm người xuống thuyền ra biển thì bị Việt gian Hiệu úy Tô Hoàng bắt giữ và sau đó bị nhà Hán chém đầu.
Khi ông mất, quân sĩ đưa thi thể ông về chôn cất bên cạnh mộ của tướng Nguyễn Danh Lang. Lăng mộ Thừa tướng Lữ Gia và tướng Nguyễn Danh Lang nằm kề cận nhau ở xã Đặng Lễ, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Hai ngàn năm sau, ở nhiều thành phố VN có những con đường và trường học mang tên Lữ Gia. Đền thờ ông cũng được thiết lập tại nhiều tỉnh thành. Đặc biệt lễ hội Nam Trì hay lễ hội Bảo, Lang, Biền là lễ hội chung của ba làng Nam Trì, Đới Khê và Bảo Tàng, được tổ chức vào ngày 9 tháng 3 Âm lịch mỗi năm để tưởng nhớ công đức chống ngoại xâm của Thừa tướng Lữ Gia.
Điều đáng buồn là hơn 2000 năm sau, đất nước VN lại xuất hiện một tập
đoàn cộng sản giống như Cù Thị, họ đã và đang dâng hiến mảnh giang sơn
gấm vóc của Tổ tiên cho Tàu Cộng phương Bắc để đổi lấy vinh hoa phú quý.
Cho đến hôm nay, không hề có được một quan chức nào đủ can đảm lên
tiếng chỉ trích Tàu Cộng là bọn cướp biển đã cướp bóc và hạ sát ngư dân
Việt ở Biển Đông, chứ đừng nói đến việc cầm quân chống giặc Tàu xâm
lược. Kể cả quốc hội bù nhìn VN cũng câm miệng trong khi cả thế giới đều
lên án những hành động hung hăng hiếu chiến của Tàu Cộng tại Biển Đông.
Điều mỉa mai là dù có những bằng chứng pháp lý về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng tập đoàn CSVN lại hèn hạ, không dám thưa Tàu Cộng ra tòa án quốc tế như Phi Luật Tân đã làm. Thê thảm hơn nữa là bạo quyền Hà Nội còn thẳng tay đàn áp những công dân yêu nước đang noi theo tinh thần bất khuất của Thừa tướng Lữ Gia chống kẻ thù phương Bắc.
Thế nhưng, bất chấp sự đàn áp thô bạo của bạo quyền cộng sản, con dân Việt trong nước vẫn tiếp tục đứng lên vạch trần các âm mưu bán nước của tập đoàn thái thú Ba Đình và dã tâm thôn tính VN của bọn Tàu Cộng. Các bài viết đanh thép, mang nội dung như bài hịch của Thừa tướng Lữ Gia đã xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội.
Nỗi nhục làm mất quốc thể của tập đoàn lãnh đạo CSVN sẽ là một động lực thúc đẩy làn sóng đấu tranh càng lúc càng dâng cao như thủy triều. Vì vậy, mọi người có quyền tin rằng, dân tộc Việt sắp đạt được mục tiêu “diệt nội thù, thắng ngoại xâm”, để đòi lại lãnh thổ và lãnh hải mà Tổ tiên và các bậc Tiền nhân đã dầy công gầy dựng và gìn giữ.
Điều mỉa mai là dù có những bằng chứng pháp lý về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng tập đoàn CSVN lại hèn hạ, không dám thưa Tàu Cộng ra tòa án quốc tế như Phi Luật Tân đã làm. Thê thảm hơn nữa là bạo quyền Hà Nội còn thẳng tay đàn áp những công dân yêu nước đang noi theo tinh thần bất khuất của Thừa tướng Lữ Gia chống kẻ thù phương Bắc.
Thế nhưng, bất chấp sự đàn áp thô bạo của bạo quyền cộng sản, con dân Việt trong nước vẫn tiếp tục đứng lên vạch trần các âm mưu bán nước của tập đoàn thái thú Ba Đình và dã tâm thôn tính VN của bọn Tàu Cộng. Các bài viết đanh thép, mang nội dung như bài hịch của Thừa tướng Lữ Gia đã xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội.
Nỗi nhục làm mất quốc thể của tập đoàn lãnh đạo CSVN sẽ là một động lực thúc đẩy làn sóng đấu tranh càng lúc càng dâng cao như thủy triều. Vì vậy, mọi người có quyền tin rằng, dân tộc Việt sắp đạt được mục tiêu “diệt nội thù, thắng ngoại xâm”, để đòi lại lãnh thổ và lãnh hải mà Tổ tiên và các bậc Tiền nhân đã dầy công gầy dựng và gìn giữ.
No comments:
Post a Comment