Kính thưa quý thính giả, lịch sử Việt Nam ghi lại, một vị tướng
văn võ song toàn có công lớn trong việc trấn giữ biên cương phía Nam và
chinh phạt Chân Lạp, lập nên chủ quyền vùng đất mới ở miền Nam trong
công cuộc Nam tiến của chúa Nguyễn… Qua chuyên mục Danh Nhân Nước Việt
tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Đại Học Sĩ Nguyễn Cư
Trinh” của Việt Thái qua giọng đọc của Minh Nguyệt để kết thúc chương
trình phát thanh tối hôm nay.
Việt Thái
Nguyễn Cư Trinh, sinh năm Bính Tuất (1716) ở xã An Hòa, tổng An Hòa, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa, nay thuộc phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
Ông tên là Nguyễn Đăng Nghi, húy là Thịnh, tự là Cư Trinh, hiệu là Đạm Am. Nguyễn Cư Trinh xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học nên ngay từ thuở nhỏ ông nổi tiếng là người hay chữ trong vùng. Cha ông là Nguyễn Đăng Đệ vốn nổi tiếng về văn chương, làm Tri huyện Minh Linh, phủ Quảng Bình, xứ Thuận Hóa (nay thuộc Quảng Trị), được chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu mến tài ban cho quốc tính (được mang họ Nguyễn).
Năm 18 tuổi, ông đỗ khoa thi Hương, được bổ làm Huấn đạo.
Năm Canh Thân (1740), ông thi đỗ Hương cống, được bổ làm Tri phủ Triệu Phong.
Năm 1741, ông được đề cử vào Viện văn chức, làm việc bên cạnh chúa Nguyễn Phúc Khoát. Năm 1744, ông phụ trách việc soạn thảo văn thư cho triều đình.
Năm 1750, ông giữ chức vụ Tuần phủ Quảng Ngãi, được phong tước Nghi Biểu Hầu.
Năm 1753, ông được bổ làm Ký lục dinh Bố Chính (Quảng Bình), kiêm Tào vận sứ cùng Thống suất Thiện Chính dẫn quân đi chinh phục Chân Lạp.
Khi làm Tuần phủ Quảng Ngãi, ông đã có công đánh dẹp cuộc nổi loạn của bộ lạc người H’rê ở vùng Đá Vách. Khi đến Quảng Ngãi giữ chức Tuần phủ, Nguyễn Cư Trinh đã làm tập thơ chữ Nôm tên Sãi Vãi và cho phổ biến rộng rãi nhằm khích lệ tinh thần của binh sĩ. Dân chúng địa phương cùng binh sĩ hăng hái lập đồn điền, tăng gia sản xuất, canh phòng cẩn mật ở các nơi trọng yếu và thực hiện chính sách kinh tế quốc phòng. Do đó, giặc cướp không thể phát triển nên phải kéo nhau ra hàng. Ông không giam cầm bọn cướp mà tha cho về quê, tạo công ăn việc làm để họ sinh sống khiến cả triều đình nhà Nguyễn đều khâm phục tài ba và đức độ của ông.
Từ năm 1753 đến năm 1765, ông đóng góp nhiều công lao to lớn cho đất nước khi trấn giữ biên cương phía Nam của Đàng Trong cho chúa Nguyễn, dẫn đến việc quốc vương Chân Lạp tên Nặc Nguyên thua trận và phải dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạt để tạ tội với nước Việt. Trong cuộc chinh phạt này, ông đã dâng sớ bày kế tằm ăn dâu, khuyên Chúa Nguyễn nhận hai phủ mới và cho người Côn Man được định cư tại vùng biên giới Việt – Chân Lạp để ngăn chặn Chân Lạp tái diễn gây hấn nơi biên giới. Sự thành công của cuộc chinh phạt này đã đóng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn.
Trong thời gian ở miền Nam, Nguyễn Cư Trinh rất chú trọng việc yên dân, thực hiện chính sách mở mang đất đai, tổ chức cơ cấu hành chính phù hợp với tình hình mới, bài trừ tệ nạn trộm cướp, giúp đỡ và khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, ổn định đời sống, giữ kỷ cương luật pháp thời bấy giờ. Ông thường xuyên giao tiếp với Mạc Thiên Tích ở Hà Tiên, họa thơ với các danh sĩ trong nhóm Chiêu Anh Các khiến họ Mạc càng nể phục và kính trọng các chúa Nguyễn tại Phú Xuân.
Năm 1765, ông được chúa Nguyễn Phúc Thuần gọi về kinh đô để nắm giữ chức vụ ở bộ Lại.
Năm 1767, ông qua đời vì bệnh, hưởng dương 51 tuổi. Ông được chúa Nguyễn Phúc Thuần truy tặng Tá lý Công thần, Vinh Lộc đại phu chính, ban thụy Văn Định. Về sau, vua Minh Mạng truy tặng ông là Khai quốc công thần, Hiệp biện Đại học sĩ, truy phong tước Tân Minh Hầu, cho tòng tự ở Thái Miếu.
Ở Thái Miếu (Huế), bên trái là Tả tòng tự, nơi thờ các vị công thần thuộc dòng dõi Tôn thất. Bên phía phải là Hữu tòng tự, nơi thờ các vị công thần xuất thân từ hàng dân dã. Ở Hữu tòng tự có 7 bài vị, bài vị của Nguyễn Cư Trinh ở vị trí thứ 6, sắp liền kề với bài vị tướng Nguyễn Hữu Dật. Như vậy, thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát chỉ có Nguyễn Cư Trinh là được thờ ở Thái Miếu.
Tên của ông cũng được đặt cho nhiều đường phố và trường học ở Việt Nam.
Các sáng tác bằng chữ Nôm của ông có vè Sãi vãi và Quảng Ngãi thập nhị cảnh. Thơ chữ Hán của ông có Đạm Am thi tập và mười bài họa Hà Tiên thập cảnh vịnh.
* * *
Học giả Vương Hồng Sển khi viết về Nguyễn Cư Trinh, một vị tướng văn võ toàn tài, đã không tiếc lời ca tụng ông là người có công mở mang bờ cõi: “Nguyễn Cư Trinh lại rất có công về cuộc phòng thủ lâu dài. Ông giỏi phương pháp “dĩ địch chế địch” nên bố trí người Côn Man thủ Tây Ninh và Hồng Ngự…Về mặt thủy đạo, ông sai lập đồn hai bên sông Cửu Long gần biên giới…để làm hậu thuẫn. Ông Cư Trinh lại rất giàu sáng kiến. Ông lo tổ chức sự an ninh vùng đất mới, đảm bảo sự thông thương buôn bán trên vùng rạch hồ…”.
Công tâm mà nói, nếu gạt bỏ định kiến về cuộc phân chia đất nước dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, thì trong vòng 100 năm đó, các chúa Nguyễn đã có công lao rất lớn khi mở mang bờ cõi, giúp cho đất nước có được một miền Nam trù phú. Một trong những vị công thần đã đóng góp công sức nhiều nhất là Đại học sĩ Nguyễn Cư Trinh. Ngài không chỉ là một vị tướng quân lỗi lạc mà còn là một vị quan tài đức song toàn. Binh pháp có câu “chiếm thành thì dễ nhưng giữ thành rất khó”. Thế nhưng, Nguyễn Cư Trinh không chỉ giữ thành, giữ đất mà còn mang lại một đời sống ấm no và thanh bình cho những lưu dân khai khẩn vùng đất Chân Lạp vừa chiếm được.
Với công trạng to lớn đó, so với tập đoàn cộng sản đang dâng hiến sơn hà xã tắc cho đế quốc Hán cộng hiện nay, thì Đại học sĩ Nguyễn Cư Trinh không những xứng đáng được nhà Nguyễn thờ phượng trong Thái miếu, mà còn xứng đáng có được một tưọng đài lớn ở miền Nam để khắc ghi công đức của Ngài!
Nguyễn Cư Trinh, sinh năm Bính Tuất (1716) ở xã An Hòa, tổng An Hòa, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa, nay thuộc phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, Huế.
Ông tên là Nguyễn Đăng Nghi, húy là Thịnh, tự là Cư Trinh, hiệu là Đạm Am. Nguyễn Cư Trinh xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học nên ngay từ thuở nhỏ ông nổi tiếng là người hay chữ trong vùng. Cha ông là Nguyễn Đăng Đệ vốn nổi tiếng về văn chương, làm Tri huyện Minh Linh, phủ Quảng Bình, xứ Thuận Hóa (nay thuộc Quảng Trị), được chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu mến tài ban cho quốc tính (được mang họ Nguyễn).
Năm 18 tuổi, ông đỗ khoa thi Hương, được bổ làm Huấn đạo.
Năm Canh Thân (1740), ông thi đỗ Hương cống, được bổ làm Tri phủ Triệu Phong.
Năm 1741, ông được đề cử vào Viện văn chức, làm việc bên cạnh chúa Nguyễn Phúc Khoát. Năm 1744, ông phụ trách việc soạn thảo văn thư cho triều đình.
Năm 1750, ông giữ chức vụ Tuần phủ Quảng Ngãi, được phong tước Nghi Biểu Hầu.
Năm 1753, ông được bổ làm Ký lục dinh Bố Chính (Quảng Bình), kiêm Tào vận sứ cùng Thống suất Thiện Chính dẫn quân đi chinh phục Chân Lạp.
Khi làm Tuần phủ Quảng Ngãi, ông đã có công đánh dẹp cuộc nổi loạn của bộ lạc người H’rê ở vùng Đá Vách. Khi đến Quảng Ngãi giữ chức Tuần phủ, Nguyễn Cư Trinh đã làm tập thơ chữ Nôm tên Sãi Vãi và cho phổ biến rộng rãi nhằm khích lệ tinh thần của binh sĩ. Dân chúng địa phương cùng binh sĩ hăng hái lập đồn điền, tăng gia sản xuất, canh phòng cẩn mật ở các nơi trọng yếu và thực hiện chính sách kinh tế quốc phòng. Do đó, giặc cướp không thể phát triển nên phải kéo nhau ra hàng. Ông không giam cầm bọn cướp mà tha cho về quê, tạo công ăn việc làm để họ sinh sống khiến cả triều đình nhà Nguyễn đều khâm phục tài ba và đức độ của ông.
Từ năm 1753 đến năm 1765, ông đóng góp nhiều công lao to lớn cho đất nước khi trấn giữ biên cương phía Nam của Đàng Trong cho chúa Nguyễn, dẫn đến việc quốc vương Chân Lạp tên Nặc Nguyên thua trận và phải dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạt để tạ tội với nước Việt. Trong cuộc chinh phạt này, ông đã dâng sớ bày kế tằm ăn dâu, khuyên Chúa Nguyễn nhận hai phủ mới và cho người Côn Man được định cư tại vùng biên giới Việt – Chân Lạp để ngăn chặn Chân Lạp tái diễn gây hấn nơi biên giới. Sự thành công của cuộc chinh phạt này đã đóng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn.
Trong thời gian ở miền Nam, Nguyễn Cư Trinh rất chú trọng việc yên dân, thực hiện chính sách mở mang đất đai, tổ chức cơ cấu hành chính phù hợp với tình hình mới, bài trừ tệ nạn trộm cướp, giúp đỡ và khuyến khích nhân dân khai khẩn đất hoang, ổn định đời sống, giữ kỷ cương luật pháp thời bấy giờ. Ông thường xuyên giao tiếp với Mạc Thiên Tích ở Hà Tiên, họa thơ với các danh sĩ trong nhóm Chiêu Anh Các khiến họ Mạc càng nể phục và kính trọng các chúa Nguyễn tại Phú Xuân.
Năm 1765, ông được chúa Nguyễn Phúc Thuần gọi về kinh đô để nắm giữ chức vụ ở bộ Lại.
Năm 1767, ông qua đời vì bệnh, hưởng dương 51 tuổi. Ông được chúa Nguyễn Phúc Thuần truy tặng Tá lý Công thần, Vinh Lộc đại phu chính, ban thụy Văn Định. Về sau, vua Minh Mạng truy tặng ông là Khai quốc công thần, Hiệp biện Đại học sĩ, truy phong tước Tân Minh Hầu, cho tòng tự ở Thái Miếu.
Ở Thái Miếu (Huế), bên trái là Tả tòng tự, nơi thờ các vị công thần thuộc dòng dõi Tôn thất. Bên phía phải là Hữu tòng tự, nơi thờ các vị công thần xuất thân từ hàng dân dã. Ở Hữu tòng tự có 7 bài vị, bài vị của Nguyễn Cư Trinh ở vị trí thứ 6, sắp liền kề với bài vị tướng Nguyễn Hữu Dật. Như vậy, thời Võ vương Nguyễn Phúc Khoát chỉ có Nguyễn Cư Trinh là được thờ ở Thái Miếu.
Tên của ông cũng được đặt cho nhiều đường phố và trường học ở Việt Nam.
Các sáng tác bằng chữ Nôm của ông có vè Sãi vãi và Quảng Ngãi thập nhị cảnh. Thơ chữ Hán của ông có Đạm Am thi tập và mười bài họa Hà Tiên thập cảnh vịnh.
* * *
Học giả Vương Hồng Sển khi viết về Nguyễn Cư Trinh, một vị tướng văn võ toàn tài, đã không tiếc lời ca tụng ông là người có công mở mang bờ cõi: “Nguyễn Cư Trinh lại rất có công về cuộc phòng thủ lâu dài. Ông giỏi phương pháp “dĩ địch chế địch” nên bố trí người Côn Man thủ Tây Ninh và Hồng Ngự…Về mặt thủy đạo, ông sai lập đồn hai bên sông Cửu Long gần biên giới…để làm hậu thuẫn. Ông Cư Trinh lại rất giàu sáng kiến. Ông lo tổ chức sự an ninh vùng đất mới, đảm bảo sự thông thương buôn bán trên vùng rạch hồ…”.
Công tâm mà nói, nếu gạt bỏ định kiến về cuộc phân chia đất nước dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, thì trong vòng 100 năm đó, các chúa Nguyễn đã có công lao rất lớn khi mở mang bờ cõi, giúp cho đất nước có được một miền Nam trù phú. Một trong những vị công thần đã đóng góp công sức nhiều nhất là Đại học sĩ Nguyễn Cư Trinh. Ngài không chỉ là một vị tướng quân lỗi lạc mà còn là một vị quan tài đức song toàn. Binh pháp có câu “chiếm thành thì dễ nhưng giữ thành rất khó”. Thế nhưng, Nguyễn Cư Trinh không chỉ giữ thành, giữ đất mà còn mang lại một đời sống ấm no và thanh bình cho những lưu dân khai khẩn vùng đất Chân Lạp vừa chiếm được.
Với công trạng to lớn đó, so với tập đoàn cộng sản đang dâng hiến sơn hà xã tắc cho đế quốc Hán cộng hiện nay, thì Đại học sĩ Nguyễn Cư Trinh không những xứng đáng được nhà Nguyễn thờ phượng trong Thái miếu, mà còn xứng đáng có được một tưọng đài lớn ở miền Nam để khắc ghi công đức của Ngài!
No comments:
Post a Comment