Nỗi lòng uất hận của dân Việt trước cảnh nước mất nhà tan mãi còn là
một vết thương buốt nhức. Nỗi uất hận đó đã thấm đượm thi ca với nhiều
sắc thái khác nhau. Có người như Du Tử Lê, căn dặn “khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển”. Hoàng Phong Linh nguyện trở về cùng với tuổi trẻ tranh đấu “Con sẽ về – hòa chung cùng Tuổi Trẻ. Thét vang lên đòi lại Quyền Người. Trần Văn Lương lại cương quyết không về “ Lòng dặn lòng, trong giây phút phân ly, Còn giặc Cộng, quyết thề không trở lại”. Riêng
Vũ Đình Trường, với tâm thức phẫn nộ, đã tưởng tượng mình là người qúa
cố, rồi mượn lời một tử sĩ để diễn tả nỗi đau tận cùng của người dân mất
nước.
Qua bài thơ “Lời Tử Sĩ”, tác giả đã tưởng tượng như mình đã
qua thế giới bên kia, thân xác mình đang rữa nát trong mộ sâu mà hồn mãi
khắc khoải ray rứt. Hẳn là “chết không nhắm mắt” và hồn tê điếng trào uất hận, nên từ đáy mồ, tác giả đã muốn gửi về trần thế những lời thơ trần tình ai oán.
Trước tiên là lời nhắn gửi mẹ, xin đừng bận tâm xây mộ mới cho con,
bởi lẽ con chỉ muốn đem thân xác rữa nát làm phân bón cây nhân quyền để
ngày mai con cháu còn tương lai, không bị khô héo chết thảm trong vũng
lầy xã hội chủ nghĩa bất nhân phản bội này:
Mẹ chớ đắp cho con ngôi mộ mới
Để xương con rữa nát với thời gian
Làm phân bón cây nhân quyền sai trái
Cho ngày sau con cháu sống huy hoàng
Để xương con rữa nát với thời gian
Làm phân bón cây nhân quyền sai trái
Cho ngày sau con cháu sống huy hoàng
Tiếp đến là lời nhắn cho em, xin đừng bận tâm vì
nấm mồ của anh xiêu tán. Mặc cho người ta vô tâm trút hết đạn thù lên
bia mộ, hay cày xới huyệt mộ làm sân chơi, xây biệt phủ, hay thậm chí
còn bán đất cho ngoại nhân làm khu tự trị. Thêm vào đó, bao chiến sĩ gục
ngã trong tức tưởi. Bao dân lành nhắm mắt trong tủi hờn. Sống không
yên mà chết cũng không yên! Ai mà tưởng tượng nổi sao người ta bất nhân
đến thế?
Em chớ buồn nhìn mộ anh xiêu tán
Thấy bia anh đầy dấu đạn căm thù
Ngay cả núi sông giặc còn rao bán
thì hồn nào yên được giấc ngàn thu!
Em chớ buồn nhìn mộ anh xiêu tán
Thấy bia anh đầy dấu đạn căm thù
Ngay cả núi sông giặc còn rao bán
thì hồn nào yên được giấc ngàn thu!
Nhắn gửi mẹ. Nhắn gửi em. Tác giả cũng không quên
nhắn gửi con, đừng cải táng huyệt mộ bởi lẽ ba muốn được chung số phận
với các đồng đội và bao chiến sĩ vô danh, đã bỏ xác trong rừng sâu, nơi
truông hào núi thẳm. Nào có ai màng tới, và thực ra, có màng tới cũng
biết đâu mà tìm? Ra đi trong cô đơn. Giờ ba cũng đành gậm nhấm cô đơn
trong huyệt mộ:
Con hãy để xác cha hòa với đất
Ba chết rồi, cải táng được gì đâu!
Đồng đội ba biết bao người bỏ xác
Dưới truông hào, trên núi thẳm, rừng sâu
Con hãy để xác cha hòa với đất
Ba chết rồi, cải táng được gì đâu!
Đồng đội ba biết bao người bỏ xác
Dưới truông hào, trên núi thẳm, rừng sâu
Còn ai nữa để nhớ và nhắn gửi. Thôi thì chị đã
từng nâng đỡ em khi em vấp ngã. Nay xin chị đừng bận tâm hỏi em có yên
giấc dưới lòng đất mẹ hay vẫn thao thức cho tình nước tình nhà? Làm sao
mà yên giấc được hả chị khi mối hận tháng Tư còn nguyên đó như vết chém
rỉ máu? Tự do bị bức tử, miền Nam bị dẫm nát bởi dép râu và nón tai bèo.
Dân Việt bị đóng đinh trên khổ giá, nước mắt trào tuôn. Trần Dần bước
đi trong lệ nhòa, không thấy bóng quê hương quằn quại, chỉ thấy “mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Nay em cũng như toàn thể dân Việt cũng nhòa lệ nhìn quê hương chìm
khuất! Chị cứ để em phiêu lãng, lang thang như hồn ma không nơi trú ẩn,
may ra vơi bớt sầu đau:
Chị hãy để cho em vào phiêu lãng
cho em quên mối hận tháng Tư buồn
Hai mươi năm đất miền Nam tươi sáng
chỉ một ngày mưa thấm lệ trào tuôn
Chị hãy để cho em vào phiêu lãng
cho em quên mối hận tháng Tư buồn
Hai mươi năm đất miền Nam tươi sáng
chỉ một ngày mưa thấm lệ trào tuôn
Và còn ai nữa? Từ mẹ đến con đến em đến chị,
người từ mộ sâu còn nhớ tới và nhắn gửi bạn bè, những người đã từng
chiến đấu bên nhau, thề sống chết có nhau trong cùng lý tưởng bảo vệ tự
do dân chủ. Xin bạn cũng cho tôi nghỉ yên dưới mộ, không muốn ai đó, vì
thương hại hay thương tình, xin xỏ chút ân huệ của bọn hoang thú vô
đạo, làm tổn thương danh dự và tiết tháo của người chiến sĩ cộng hòa,
vốn luôn ngẩng mặt nhìn lên với lý tưởng trăng rằm:
Bạn hãy để cho tôi tròn tiết tháo
Sống anh hùng thì chết cũng quang vinh
Chớ xin xỏ bọn cường quyền vô đạo
Thêm tủi lòng người đã quyết hy sinh
Và như lời nhắn nhủ cuối cùng, Vũ Đình Trường đã xin mọi người “hai chữ bình an” , không cần xây mộ, không cải táng, không thương hại, bởi lẽ tất cả đều trở nên vô nghĩa khi đất nước còn quằn quại dưới gót cộng thù, khi dân Việt vẫn quàng giải khăn tang trắng tưởng niệm quê hương đã mất. Tác giả chỉ có một mơ ước duy nhất là quét sạch bóng thù, dựng lại cờ vàng trên quê hương thân yêu. Chỉ khi nào mơ ước đó toại nguyện, tác giả mới yên giấc ngàn thu nơi chín suối:
Sống anh hùng thì chết cũng quang vinh
Chớ xin xỏ bọn cường quyền vô đạo
Thêm tủi lòng người đã quyết hy sinh
Và như lời nhắn nhủ cuối cùng, Vũ Đình Trường đã xin mọi người “hai chữ bình an” , không cần xây mộ, không cải táng, không thương hại, bởi lẽ tất cả đều trở nên vô nghĩa khi đất nước còn quằn quại dưới gót cộng thù, khi dân Việt vẫn quàng giải khăn tang trắng tưởng niệm quê hương đã mất. Tác giả chỉ có một mơ ước duy nhất là quét sạch bóng thù, dựng lại cờ vàng trên quê hương thân yêu. Chỉ khi nào mơ ước đó toại nguyện, tác giả mới yên giấc ngàn thu nơi chín suối:
Nếu bạn muốn tôi ngàn thu yên giấc
xin hãy thay tôi dựng lại cờ vàng
Tôi không muốn được mồ tươm mả tất
Khi nước nhà mây vẫn trắng màu tang
xin hãy thay tôi dựng lại cờ vàng
Tôi không muốn được mồ tươm mả tất
Khi nước nhà mây vẫn trắng màu tang
Qủa khó tìm thấy lời trần tình nào bi đát hơn.
Phải chăng đây là tiếng chuông cảnh tỉnh những ai còn mê muội tin vào
những lời đường mật của cộng sản. Nhất là những ai sau 44 năm nếm mùi
cộng sản, mà có người còn muốn an thân, vô cảm trước công cuộc đấu
tranh của dân tộc!
Dân Việt hãy thức tỉnh, hòa với nhịp tim dân chủ đang làm rung chuyển
thế giới từ Hồng Kông, bước theo tiếng trống thúc quân của Trúc Hồ qua
bản nhạc Biển Đen “ Hồng Kông mảnh đất tự do. Mảnh đất của bạn. Mảnh
đất của tôi. Hồng Kông vai kề vai siết tay. Chúng ta là một. Hồng Kông
ngày hôm nay sáng tươi lên một niềm tin. Hồng Kông ngày hôm nay sẽ tương
lai là Việt Nam..”
Đó là những lời tha thiết vọng lên từ đáy mộ oan
khiên. Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến? Triệu cánh tay giơ lên.
Triệu bàn chân xuống đường. Triệu con tim rung nhịp..Sao lại không? Sao
lại không?
NQS, MN, HS và BC xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới./
NQS, MN, HS và BC xin hẹn quí thinh giả trong TCYN lần tới./
Ngô Quốc Sĩ.
No comments:
Post a Comment