Thưa quý thính giả, trong bài hát “Tiếng Sông Hương” của cố
nhạc sỹ Phạm Đình Chương có câu: “…trời hành cơn lụt mỗi năm…”, nói lên
nỗi niềm của người dân miền Trung sống trong cảnh thời tiết khắc nghiệt
khi chuyển mùa. Thế mà người dân cả nước hiện nay đang bị các tham quan
hành hạ khốn khổ trăm bề, lại chẳng dám kêu ca dù chỉ là qua tiếng hát,
lời ca… Mời quý thính giả theo dõi bài viết: “Làm Thủ tướng chưa đủ tranh thủ làm con buôn” qua chuyên mục NDTQ của Lý Trần Công, sẽ được Hướng Dương trình bày để tiếp nối chương trình.
Từ đầu năm đến nay Việt Nam đã đón bốn cơn bão gây mưa và ngập lụt
nhiều tỉnh thành mà những cơn bão này đi qua. Hàng chục người chết và
mất tích. Hơn 18.200 nhà bị sập đổ, hư hỏng; 27.370ha lúa và hoa màu bị
đổ dập; 5.077ha cây công nghiệp, cây hàng năm và cây ăn quả bị thiệt
hại, gãy đổ; 12.700 con gia súc, gia cầm bị chết. Trên 1.427m đê, kè;
hơn 1.100m bờ sông, bờ suối bị sạt lở. Tổng thiệt hại về kinh tế ước
tính trên 337 tỷ đồng.
Nhưng có một nghịch lý là hiện nay người dân không lo sợ thiên tai
cho bằng “nhân tai”. Đảng và nhà nước csVN chính là những kẻ gây ra
những cái chết thương tâm và thiệt hại về tài sản cho người dân mỗi khi
đến mùa mưa bão. Trong cơn bão số 3 vừa qua, 14 hồ thủy điện đã phải xả
lũ từ thượng nguồn xuống hạ du để tránh sự cố vỡ đập thủy điện. Đó là
chưa kể các hồ chứa nước thủy lợi cũng phải xả lũ khi có mưa bão. Theo
thống kê đến năm 2018, tổng số dự án thủy điện đã đưa vào vận hành trên
toàn quốc đã là 385 cái, đang xây dựng 143 dự án, đang nghiên cứu đầu tư
290 dự án thủy điện nữa. Với danh nghĩa phát triển kinh tế, Bộ công
thương nhận chỉ thị từ chính phủ cấp tập lên kế hoạch để xây dựng thêm
càng nhiều đập thủy điện càng tốt, bấp chấp hậu quả tàn phá môi trường
lâu dài và gây thảm họa cho nhân dân. Càng xây nhiều đập thủy điện, điện
gió, điện mặt trời, thế nhưng giá điện thay vì rẻ hơn thì ngược lại khi
đến tay người tiêu dùng giá cả cao ngất ngưởng quá sức chịu đựng của
dân chúng. “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nó quái thai
không giống ai là ở chỗ đó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao csVN rất thích làm thủy điện, mà không tập
trung nhiều vào điện gió hay điện mặt trời? Đó là vì xây dựng thủy điện
thì dễ dàng tham nhũng, tham ô và ăn cắp của công cũng như tiền thuế của
dân. Quan chức địa phương nơi tọa lạc nhà máy thủy điện, cấu kết với
quan chức trung ương chặt cây, phá rừng, hút cát trên sông để buôn lậu.
Những trận xả lũ lịch sử và đầy kinh hoàng xuống hạ du, người dân đã
từng chứng kiến những khối gỗ dài vuông vức bị cuốn trôi theo dòng nước
dữ trôi xuống hạ nguồn. Mức độ phá rừng của quan chức csVN tỷ lệ thuận
với những trận lũ ống, lũ quét ngày càng thường xuyên, hủy hoại mạng
sống và tài sản của người dân gây nên biết bao nỗi thống khổ và điêu
tàn.
Đặng Văn Thành Chủ tịch Tập đoàn TTC cùng với Trần Công Tấn em vợ
Nguyễn Xuân Phúc, có cổ phần hầu hết trong các nhà máy thủy điện ở Việt
Nam, nhiều nhất là ở Miền Trung. Đó là lý do vì sao hàng năm thủy điện
xả lũ gây chết người hành loạt, gây thiệt hại về tài sản vô cùng lớn
nhưng chẳng ai bị đem ra để truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là bản tin
của Facebooker Phạm Minh Vũ đăng tải và đang được lưu truyền trên các
trang mạng xã hội, có tấm hình Phúc thủ tướng chụp chung với Thành kèm
theo để chứng minh. Bản tin còn nêu rõ tháng 3 năm 2019, Đặng Văn Thành
đã bán 3 dự án cho nhà đầu tư năng lượng Thái Lan, thu về hàng ngàn tỷ
đồng, sau chưa đầy 2 năm đầu tư vào dự án. Đặng Văn Thành còn gần 20 dự
án điện mặt trời nữa trong tay. Riêng hai dự án TTC01 và TTC02 đã bán
thu về hơn 1 nghìn tỷ đồng. Do được chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hỗ trợ
hết mình nên sau khi có nguồn tiền chính phủ vay được từ IFC để cải tạo
mạng lưới truyền tải điện, sẽ giúp cho các dự án còn lại của gia tộc họ
Đặng tiép tục thống lĩnh thị trường điện. Đây cũng là một phần nguyên
nhân trong việc giá điện có tới 6 bậc, mà chẳng bị xem xét điều chỉnh,
mặc dù dân tình kêu thán nhưng Quốc hội của thím Ngân vẫn bỏ ngoài tai.
Ngày 21/11/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn,
tổng công ty, đã hùng hồn tuyên bố rằng: “Tôi muốn nói là có ông không
chỉ 1 sân sau mà còn 2-3 sân sau, thậm chí là13-14 sân sau. Có ông có
đầy đủ bao nhiêu sân sau buôn bán nguyên vật liệu. Tôi khẳng định không
phải là Thủ tướng không biết đâu”. Giờ đây người dân tự hỏi Đặng Văn
Thành có phải là sân sau của thủ tướng “kiến tạo” Nguyễn Xuân Phúc hay
không, nhưng người dân biết chắc chắn một điều là từ hồi Phúc thủ tướng
nhậm chức đến nay, thì điện nước, xăng, gas mọi thứ thiết yếu của đời
sống người dân đều tăng giá khủng khiếp. Với địa vị như: Nguyễn Phú
Trọng, Nguyễn Thị Kim Ngân hay Nguyễn Xuân Phúc mà tuyên bố không có các
nhóm lợi ích cho riêng mình, thì đồng đảng nó khinh cho, bởi những kẻ
này học đòi cái thứ đạo đức của Hồ Chí Minh quen thói lường gạt và giỏi
đóng kịch.
Nhìn đất nước sau mấy mươi năm do đảng csVN cai trị người dân có thể
tạm đúc kết những cái tài cái giỏi của họ, đó là: “Nhất phá sơn lâm, nhì
đâm hà bá, ba chôm dầu hỏa, bốn phà nọc độc Mác- Lê, năm mặc kệ quốc
gia còn hay mất”. Một đất nước mà toàn bộ những kẻ lãnh đạo là phường đi
buôn, thì dân chúng nước đó không khốn khổ, đất nước không nghèo nàn,
lạc hậu mới là lạ. Sức mạnh của csVN không hẳn là súng đạn, bạo lực.
Nhưng chính sự thờ ơ với chính trị, sự cam chịu của toàn dân và thiếu
vắng những hành động phản kháng, vô hình trung chính là chúng ta đã trao
cho chế độ công cụ để thống trị người dân mãi mãi.
Lý Trần Công
No comments:
Post a Comment