Sự kiện Bản Yêu Sách 8 điểm năm 2018 của người dân Việt Nam
được công bố đúng 100 năm sau bản “Yêu sách của dân tộc An Nam”, do một
số cá nhân yêu nước đứng tên dưới biệt danh chung là Nguyễn Ái Quốc cách
đây một thế kỷ, chứng minh rằng đảng CSVN đã làm đất nước tụt hậu
khoảng 100 năm.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ánh Liên với tựa đề: “Yêu sách 8 điểm và 1 điểm ôn cố tri tân” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Ánh Liên với tựa đề: “Yêu sách 8 điểm và 1 điểm ôn cố tri tân” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ánh Liên
Một yêu sách 8 điểm năm 2018 được các tổ chức xã hội dân sự và cá
nhân tham gia trong lĩnh vực xã hội dân sự tung ra. Yêu sách 8 điểm này
nêu ra những yêu cầu căn bản và thiết thực về quyền tự do dựa trên luận
điểm ‘dân quyền độc lập, dân tộc tự do, dân sinh hạnh phúc’, và quan
điểm của chính ông Hồ Chí Minh về việc ‘nếu nước độc lập mà dân không
hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì’.
Thực ra, nhu cầu ôn cố tri tân luôn là một truyền thống dài hơi ở một
đất nước mà kinh nghiệm luôn là một sợi dây dài để rút. Việc tung ra
“Yêu sách 8 điểm” là sát sườn với bối cảnh hiện tại và nhu cầu cần có ở
tương lai, nhưng trên hết – nó phản ánh một sự thật khách quan rằng: Bối
cảnh Việt Nam năm 2018 không khác gì bối cảnh năm 1908. Nghĩa là sau
một quá trình tranh đấu dân chủ, dân chủ và bạo lực cách mạng, xã hội
Việt Nam lại rơi vào trạng thái ‘lạm quyền và phi dân quyền’.
Tính chất phi dân quyền vẫn cứ giữ nguyên như thể nó được tái sinh từ
đống tro tàn thực dân, nhưng giờ đây, thay vì là một chính phủ bảo hộ,
thì nó lại là một chính phủ do những ‘đứa con của cách mạng’ nắm quyền.
Những ‘đứa con’ mà trong mắt người dân có phần hư hỏng và ngỗ nghịch.
Tại sao?
Hãy nói một chút về quyền tự do báo chí, tự do lập hội. Đây là 2 nhóm
quyền cơ bản của quyền dân sự – chính trị mà chính thể Việt Nam đã cam
kết, nhưng không phải bây giờ các yếu tố này mới xuất hiện, mà bản thân
những đòi hỏi tự do này có từ giai đoạn đấu tranh đầu của ĐCSVN dưới góc
nhìn của ông Hồ Chí Minh.
Tuyển tập Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, tại trang 138 ghi nhận ‘Những
Chỉ thị mà tôi nhớ và truyền đạt’ (1939). Theo đó: Chúng tôi đòi các
quyền dân chủ, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do ngôn
luận, đòi ân xá toàn thể chính trị phạm, đấu tranh để được hoạt động
hợp pháp.
Khi Việt Nam ‘giam cầm’ quyền biểu tình, quyền lập hội và chưa mở
rộng tự do báo chí tư nhân với việc bị RSF xếp hạng 175/180 về tự do báo
chí năm 2018, cũng như ông Nguyễn Phú Trọng bị xếp vào danh sách nhóm
lãnh đạo ‘thù ghét tự do báo chí’, thì con dân Việt Nam vẫn chỉ mong
những quan điểm năm 1939 đó được xác hợp vào bối cảnh hiện giờ, thậm
chí, khi có Luật an ninh mạng thì những quan điểm nêu trên lại càng nêu
bật tính giá trị.
Tội ác thực dân mà ông Hồ Chí Minh từng nêu như: Vị công sứ Pháp ở
Bắc Kỳ được trao cho một quyền hành vô hạn (là chủ tỉnh, đốc lý, chánh
án, mõ tòa, chủ thầu, kiêm nhiệm quyền tư pháp, thuế vụ, sinh mệnh và
tài sản người bản xứ) sao giống như đang đặc tả một ông TBT- CTN và đội
ngũ đảng viên đầy quyền uy trong guồng máy nhà nước đến thế! Hay khi hỏi
cung tù, quan công sứ lấy kiếm chích vào đùi họ, có người đã ngất khi
đưa trở lại nhà giam sao giống cách mà các vị nằm trong lực lượng công
vụ hành pháp thực hành với nghi phạm (vốn gây ra những cái chết bất đắc
kỳ tử ở nhà giam) đến thế!
Thế mà khi đứng trước thế giới, nhà nước lại tỏ ra ‘đạo đức, văn minh
và cao cả’, hệt như những gì mà ông Hồ Chí Minh từng phỉ nhổ vào chính
quyền thực dân vào thế kỷ trước, cái chính quyền mà ông chỉ trích thẳng
thắn là ‘quân phiệt, quái đản’.
“Yêu sách 8 điểm” ra đời, nghiễm nhiên là mong muốn đề đạt nguyện
vọng thiết tha về sự cởi mở quyền dân sự – chính trị, nhưng đồng thời nó
cũng lột tả hoàn hảo bản chất của thể chế hiện thời khi cho phép và bảo
hộ hiện trạng đó. Một cách ‘ôn cố tri tân’ quá xứng đáng, quá thâm sâu
mà những ai khao khát nhân quyền muốn gửi đến ông Nguyễn Phú Trọng và
những người tư duy như ông. Và để cho những người dân còn mông muội hiểu
rằng, họ đang được sống trong một hệ bị lột truồng trong màn bọc đầy
tinh vi mới; và qua đó – những người đấu tranh nhân quyền cho thấy, họ
còn nhiều việc để làm hơn – bao gồm cả sự kết đoàn.
Nhà cầm quyền Hà Nội sẽ phản ứng như thế nào?
Họ sẽ dùng truyền thông chính thống như báo Nhân Dân, Quân đội nhân
dân, hoặc thậm chí một tờ báo sùng tả đến mức ngớ ngẩn như Tuần báo Văn
nghệ Tp. HCM để chỉ trích những cá nhân, tổ chức tham gia “Yêu sách 8
điểm” này với luận điệu: Không có chuyện.
Nhưng cũng giống như những sự ‘phản bác’ đầy hài hước khác, thì lần
này (nếu có xảy ra) thì nó chỉ cho thấy, ‘đã có chuyện xảy ra’, bởi bối
cảnh xã hội nó xé tạt ngòi bút giả dối đầy tính tuyên truyền đó.
Ông Nguyễn Phú Trọng và đồng chí của ông ta có đọc được không? Có hay
không không còn quan trọng, thậm chí người viết còn đồ rằng, ngay cả
Tuyển tập Hồ Chí Minh (dài 12 tập) viết từ thời điểm khai sinh ĐCSVN với
những luận điểm nhân quyền, dân chủ, khai phóng mà ông Hồ Chí Minh viết
ra có khi lại còn chưa đọc. Bởi nếu đọc được, thì ông Nguyễn Phú Trọng
không có những quan điểm và chỉ đạo tấn công về hệ dân quyền mà cách đây
gần 100 năm, người ‘cha già dân tộc’ từng khao khát.
Phong cách và lối sống HCM mà ông Trọng và những người như ông ta
muốn vận dụng, chỉ đơn thuần là sự lựa chọn một cách riêng rẻ đầy đểu
cáng nhằm lấy cái phần cộng sản trong độc quyền và vứt bỏ phần dân tộc –
dân quyền.
Do đó, “Yêu sách 8 điểm” là tuyên bố, là sự tố cáo, vừa là khẳng định
lập trường dân quyền trước đây của ông Hồ Chí Minh đối với chính quyền
thực dân và giờ là của người dân đối với chính quyền Cộng sản.
Từ chối, phản bác, sách nhiễu, cầm tù ‘yêu sách 8 điểm’ càng làm gia
tăng tính phi chính danh trong họ. Và như thế, “Yêu sách 8 điểm và 1
điểm ôn cố tri tân” đã trở thành mũi tên dân quyền của chính những tổ
chức, cá nhân tham gia ký tên./.
No comments:
Post a Comment