Việt Nam và Campuchia thảo luận các vấn đề biên giới
Thứ sáu 11/1, báo The Phnom Penh cho biết ông Sar Kheng, Bộ Trưởng Nội Vụ Campuchia, đang có chuyến công du 5 ngày tại Việt Nam để bàn về vấn đề cột mốc biên giới. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cùng ông Sar Kheng đã đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ 10 tại thành Hồ. Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý đẩy nhanh tiến độ cắm mốc biên giới đối với 16% khu vực chưa được cắm mốc.
Hai bên đã biểu dương nỗ lực của các lực lượng chức năng trong công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền và đã hoàn thành khối lượng lớn công việc…
Thứ sáu 11/1, báo The Phnom Penh cho biết ông Sar Kheng, Bộ Trưởng Nội Vụ Campuchia, đang có chuyến công du 5 ngày tại Việt Nam để bàn về vấn đề cột mốc biên giới. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cùng ông Sar Kheng đã đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia lần thứ 10 tại thành Hồ. Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý đẩy nhanh tiến độ cắm mốc biên giới đối với 16% khu vực chưa được cắm mốc.
Hai bên đã biểu dương nỗ lực của các lực lượng chức năng trong công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền và đã hoàn thành khối lượng lớn công việc…
Trung Quốc khuyến khích các nước Đông Nam Á sử dụng đồng nhân dân tệ
Thứ sáu 11/1, Trung Quốc công bố một bản kế hoạch chi tiết 5 năm nhằm phát triển hội nhập kinh tế và tài chính giữa tỉnh Quảng Tây và khu vực Đông Nam Á, và thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết: Quốc vụ viện (tức nội các chính phủ Trung Quốc) muốn biến Quảng Tây, là tỉnh giáp giới với Việt Nam, thành một cửa ngõ tài chính giữa Trung Quốc và ASEAN (tức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). Theo kế hoạch này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc sử dụng đồng nhân dân tệ giữa các nước ASEAN trong các giao dịch tiền tệ, đầu tư. Trung Quốc cũng sẽ cho vay hay tài trợ những nước này bằng đồng nhân dân tệ.
Cũng theo kế hoạch này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vào cuối tháng 8 năm ngoái, đã ban hành thông tư cho phép sử dụng đồng nhân tệ để thanh toán thương mại ở khu vực biên giới với Trung Quốc kể từ ngày 12/10/2018.
Tập Cận Bình bắt quân đội Trung Quốc tập trận hơn 18.000 lần/1 năm
Ngày 8/1 vừa qua, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng tại Hồng Kông đã dự đoán rằng trong năm nay, lực lượng Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc sẽ đẩy mạnh công tác huấn luyện và tăng cường tập trận trước ngày lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo Tân Hoa Xã, trong năm 2018, hơn 2 triệu binh sĩ trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đã tham gia hơn 18.000 cuộc tập trận quân sự lớn nhỏ. Trong năm 2019, con số ấy còn có thể lớn hơn nữa.
Chỉ đạo đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong năm 2019 là lời kêu gọi quân đội chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh. Vì thế, nhiều trung đoàn trên khắp lãnh thổ nước này đã bắt đầu triển khai các cuộc tập trận. Nếu như trước đây “đả hổ, diệt ruồi” là ưu tiên của chính phủ Trung Quốc, thì hiện nay việc nâng cao năng lực quân đội đã trở thành ưu tiên số 1.
Trước khi gặp Donald Trump, Kim Jong Un được Tập Cận Bình mời qua Bắc Kinh
Theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un công du Trung Quốc 4 ngày từ mùng 7 đến mùng 10/1 vừa qua, đúng vào lúc phái đoàn Mỹ và Trung Quốc mở đàm phán về thương mại. Theo nhiều nhà phân tích về tình hình Đông Bắc Á, chuyến công du Trung Quốc này là “liều thuốc trợ lực” để Kim Jong Un đàm phán với Donald Trump, và là chìa khóa cho tiến trình giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đang do ông Tập Cận Bình nắm giữ.
Hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên KCNA thông báo trong cuộc hội kiến, lãnh đạo hai nước đồng ý cùng nghiên cứu và phối hợp để “giải quyết tình hình trên bán đảo Triều Tiên và đặc biệt là trong tiến trình đàm phán giải trừ hạt nhân”. Nhìn từ Hàn Quốc, giáo sư Lim Eul Chul, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên nhận định: “cuộc thảo luận sâu rộng hơn bao giờ hết về an ninh” của hai chủ tịch nước này mặc nhiên cho phép Bắc Kinh đóng một vai trò then chốt trong các cuộc đàm phán Mỹ- Bắc Hàn về hạt nhân, cho dù là Trung Quốc không hiện diện trong cuộc gặp gỡ giữa tổng thống Mỹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên được dự trù diễn ra trong một tương lai không xa.
Chuyên gia LHQ đề nghị đưa nhân quyền vào cuộc đàm phán hạt nhân Bắc Hàn
Thứ sáu 11/1, ông Tomas Ojea Quintana, người điều tra của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, đã lên tiếng kêu gọi các cuộc đàm phán về giải trừ hạt nhân Triều Tiên phải bao gồm cả tình hình nhân quyền thảm hại của nước này. Theo ông, vấn đề nhân quyền đã bị gạt ra ngoài lề trong các nỗ lực ngoại giao vào năm ngoái khi các nước thúc giục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Ông mong muốn Triều Tiên chấp nhận đối thoại về tình hình nhân quyền.
Vào năm 2014, một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc kết luận rằng Triều Tiên đã phạm các tội ác chống nhân loại, bao gồm thủ tiêu, giết người, bắt làm nô lệ, tra tấn, cầm tù, hãm hiếp, cưỡng bức phá thai, truy bức, bỏ đói và bắt đi biệt tích.
Ông Quintana đã yêu cầu Bắc Hàn hợp tác suốt ba năm qua, nhưng cho tới nay, Bắc Hàn vẫn không cho phép ông đến thăm nước này.
Ba Lan bắt nhân viên tập đoàn TQ Huawei vì cáo buộc gián điệp
Thứ sáu 11/1, truyền thông Ba Lan cho biết: Ba Lan vừa bắt giữ 2 nhân viên trong giới kinh doanh mạng của công ty Huawei: gồm một người Trung Quốc và một công dân Ba Lan. Họ bị cáo buộc làm gián điệp. Các cơ quan bảo mật đã lục soát các văn phòng địa phương của Huawei, cũng như các văn phòng của công ty viễn thông Orange Polska, là nơi công dân Ba Lan nói trên đang làm việc. Công dân Ba Lan này là cựu nhân viên của cơ quan an ninh nội bộ. Hai người bị bắt sẽ bị giam giữ trong ba tháng.
Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ cho rằng công ty Huawei có liên hệ với chính phủ Trung Quốc và các thiết bị của công ty này có thể chứa các “cửa hậu” để cho gián điệp Trung Quốc sử dụng. Tuy nhiên công ty Huawei đã nhiều lần phủ nhận những tuyên bố trên, cho rằng không có bằng chứng nào được đưa ra công khai cả.
Nhiều nước Âu Châu đang có khuynh hướng tẩy chay các sản phẩm của Huawei trong việc xây dựng mạng lưới viễn thông 5G mới của công ty nầy.
Lễ nhậm chức Tổng thống Venezuela nhiệm kỳ 2 bị các nước
dân chủ tẩy chay
Thứ năm 10/01 vừa qua, ông Nicolas Maduro lại tuyên thệ nhậm chức tổng thống Venezuela nhiệm kỳ hai. Bị rất nhiều quốc gia dân chủ tẩy chay, lễ nhậm chức vẫn có mặt của nhiều lãnh đạo hoặc tướng lãnh quân đội của các nước cánh tả tại châu Mỹ như Bolivia, Cuba, Salvador, Nicaragua và đại diện của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Venezuela nhận chiếc đai danh dự từ tay của chủ tịch Tòa Án Tối Cao, một nhân vật trung thành với chế độ,.
Ông Maduro tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống sau cuộc bầu cử với tỉ lệ vắng mặt kỷ lục 52%. Cuộc bỏ phiếu bị cáo buộc gian lận. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và nhiều nước tại Nam Mỹ không công nhận kết quả cuộc bầu cử này. Trước buổi nhậm chức của ông Maduro, Washington tuyên bố sẽ không thừa nhận tổng thống bất hợp pháp là nhà độc tài Maduro. Thứ Sáu tuần trước, nhóm Lima, gồm 14 nước châu Mỹ Latinh và Canada, không kể Mễ Tây Cơ, đã kêu gọi ông Maduro từ bỏ ý định làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.
No comments:
Post a Comment