Trong dịp tưởng niệm lần thứ 45 các tử sĩ Hoàng Sa, dân chúng lại
nhìn thấy rõ thêm bộ mặt khiếp nhược của đảng CSVN đối với đàn anh Trung
Cộng.
Để rõ thêm về sự kiện này, mời quý thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ với tựa đề “Bản chất ‘hèn với giặc- ác với dân” của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN” do …. trình bày sau đây…
LLCQĐể rõ thêm về sự kiện này, mời quý thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ với tựa đề “Bản chất ‘hèn với giặc- ác với dân” của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN” do …. trình bày sau đây…
Thưa quý thính giả,
Ngày 17 tháng 1 vừa qua, báo Thanh Niên đăng bài ;45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông". Bài viết ký tên tác giả Khánh An mở đầu bằng câu; Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19/1/1974 sau khi đã chiếm cụm phía Đông hồi thập niên 1950.
Ngày 17 tháng 1 vừa qua, báo Thanh Niên đăng bài ;45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông". Bài viết ký tên tác giả Khánh An mở đầu bằng câu; Cách đây 45 năm, Trung Quốc đưa quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 19/1/1974 sau khi đã chiếm cụm phía Đông hồi thập niên 1950.
Có thể nói đây là một trong những lần hiếm hoi một tờ báo chính thức của đảng CSVN đăng bài minh thị nêu đích danh Trung Cộng chiếm biển đảo của Việt Nam. Trước đây, mỗi lần đến ngày tưởng niệm các tử sĩ trận Hoàng Sa, một số đài truyền hình địa phương trong nước trình chiếu các đoạn phim ngắn về trận hải chiến Hoàng Sa và nêu tên Trung Cộng.
Nhưng các báo đảng đều né tránh trình bày chi tiết trận hải chiến cũng như không minh thị lên án Trung Cộng.
Sự im lặng của các báo đảng về trận chiến Hoàng Sa cũng là điều dễ hiểu nếu chúng ta nhìn lại các diễn biến từ ngày xẩy ra biến cố Hoàng Sa đến nay. Ngay sau trận chiến ngày 19 tháng Giêng năm 1974, trong khi Việt Nam Cộng Hòa đã mạnh mẽ lên án Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực thì nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Việt, lúc đó còn tên gọi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã hoàn toàn câm nín trước hành động ngang ngược này của Bắc Kinh. Còn cái gọi là “Chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam”, một công cụ của Đảng CSVN dựng lên làm bình phong trong sách lược thôn tính Miền Nam, đã chỉ phổ biến một thông cáo rất yếu ớt, kêu gọi một cách bâng quơ rằng các tranh chấp chủ quyền nên giải quyết bằng biện pháp hoà bình. Tệ hại hơn nữa, thông cáo này đã không giám nêu tên “Trung Hoa”.
Sau này, qua tiết lộ của một số đảng viên ly khai, lúc đó, để trấn an các đảng viên, Đảng CSVN giải thích với cán bộ, đảng viên rằng “Hoàng Sa nằm trong tay nước xã hội chủ nghĩa anh em còn tốt hơn là thuộc chính quyền ngụy”!
Thật ra Đảng CSVN “há miệng mắc quai”. Làm sao họ có thể lên tiếng khi mà chính Phạm Văn Đồng, thủ tướng CS Bắc Việt, đã ký công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958, tuyên bố công nhận và tôn trọng chủ quyền của Trung cộng trên vùng biển Đông, gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa. Đảng CSVN chấp nhận hiến dâng các hải đảo này cho Bắc Kinh là quyết định của Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị từ những năm 1955, 1956, để đổi lấy sự tiếp trợ vũ khí, quân dụng của Trung Cộng giúp Đảng CSVN đánh chiếm Miền Nam khi mà con đường hiệp thương thống nhất đất nước không thành.
Cho mãi đến năm 1979, khi Trung Cộng xua quân đánh 6 tỉnh biên giới trong cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”, đảng CSVN mới soạn bạch thư lên án Trung Cộng chiếm đoạt đất đai, biển đảo của Việt Nam. Thế nhưng, với nguy cơ đảng bị tiêu vong theo đà sụp đổ các chế độ CS ở Đông Âu và Nga, sự lên án này lại bị hủy bỏ khi Hà Nội khấu đầu qui phục Bắc Kinh tại Hội Nghị Thành Đô năm 1990. Chỉ sau 2 ngày hội nghị, Trung
Cộng, từ một kẻ cướp, đã biến thành “anh láng giềng 4 tốt, 16 chữ vàng” của đảng CSVN. Đáng kinh tởm hơn nữa là sự thay đổi luận điệu này chỉ xẩy ra không đày 3 năm sau vụ Trung Cộng cưỡng đoạt thêm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 14 tháng 3 năm 1988.
Trong biến cố được biết đến với tên gọi “Vụ thảm sát Gác Ma” này, Trung Cộng đã sát hại không nương tay 64 quân nhân CSVN dù những người này được chỉ thị không được bắn trả!
Suốt từ đó đến nay, trước những lấn lướt của Trung Cộng trên biển Đông, đảng CSVN đã chỉ phản đối lấy lệ. Sau những vụ ngư dân VN bị tàu Trung Công tấn công, bắn chìm, báo chỉ đảng không giám nêu tên tàu Trung Cộng mà chỉ viết là “tàu lạ”! Sự khiếp nhược này của CSVN cũng đã biểu lộ qua hành động ngăn chận người dân tham gia các buổi lễ tưởng niệm các
tử sĩ trận Hoàng Sa, trận Gác Ma, cũng như phản đối Trung Cộng đem giàn khoan dầu vào thềm lục địa Việt Nam.
Trở lại với bài báo đăng trên tờ Thanh Niên ngày 17 tháng Giêng kể trên, có người hy vọng đây là dấu hiệu cho thấy có sự chuyển hướng trong chính sách của Hà Nội đối với Bắc Kinh. Nhưng chỉ 2 hôm sau, ngày 19 tháng Giêng, đánh dấu đúng 45 năm trân Hoàng Sa, lực lượng công an đã lại tiếp tục hành sử theo cung cách cũ là tìm mọi cách ngăn chận người dân đến các địa điểm tưởng niệm anh hùng tử sĩ Hoàng Sa. Không những
chỉ ngăn chận bằng cách khóa trái cổng ra vào, hoặc bao vây, làm khó dễ không cho ra đường, công an và lực lượng dân phòng còn đánh đập những người đang thực hiện nghi thức tưởng niệm, hoặc gây tai nạn, bắt giam khi những người này ra về!
Các diễn biến trên cho thấy, bài báo trên tờ Thanh Niên chỉ là một nút xả hơi để hạ nhiệt bầu không khí chống Tàu càng ngày càng nung nấu trong dân chúng. Còn thực chất, Đảng CSVN vẫn luôn khúm núm, tìm mọi cách không làm phật lòng đàn anh Phương Bắc, chỗ dựa lưng để bảo đảm chiếc ghế độc tôn quyền lực của tập đoàn lãnh đạo CSVN.
Cho nên, ngày nào tập đoàn “hèn với giặc – ác với dân” còn thống trị đất nước thân yêu, ngày đó dân tộc Việt còn bị ngăn chận, kềm hãm, không thể tự do biểu tỏ lòng yêu nước chống giặc xâm lăng phương Bắc./.
No comments:
Post a Comment