Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường
An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua. Xin
nhường lời cho chị Hoàng Ân
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc bạo quyền VN bắt giam 3 người phản đối luật an ninh mạng?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Vào ngày 20/1, Công an Sài Gòn đã ập vào một quán cà phê, bắt giữ anh Phạm Ngọc Minh (bút danh Hoàng Trường Sa), anh Nguyễn Phước Hoàng Vũ (bút danh Paul Hoàng Vũ) và một thanh niên khác, chỉ vì các anh mặc áo có in khẩu hiệu phản đối luật an ninh mạng.
Sau hơn 10 tiếng bị thẩm vấn và khủng bố tinh thần ở đồn công an phường 3, quận 5 – Sài Gòn, anh Hoàng Vũ được trả tự do, trong khi 2 người còn lại vẫn còn bị giam giữ. Theo lời kể của anh Vũ thì ngoài việc tra vấn về khẩu hiệu phản đối an ninh mạng, đám công an còn dò hỏi các anh về dự định xuống đường tưởng niệm 45 năm quần đảo Hoàng Sa bị giặc Tàu xâm chiếm.
Xin được nhắc lại, vào cuối tuần qua lực lượng an ninh, công an và dân phòng đã bao vây, canh chừng những người đấu tranh đang chuẩn bị làm lễ tưởng niệm biến cố Hoàng Sa. Một trong số đó là bà Dương Thị Tân, bị hành hung khi muốn rời nhà đi mua thuốc chữa bệnh.
Hoàng Ân: Sau khi cưỡng chiếm Vườn rau Lộc Hưng, nhà cầm quyền VN tung tin đã xác định được 20 “đối tượng” có hành vi gây rối và chống người thi hành công vụ. Đồng thời cho nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin sai sự thật để lấp liếm tội ác của mình. Anh có thể nói rõ hơn về việc này?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, trong cuộc họp báo ngày 20/1, Trung tá Nguyễn Thành Lợi, trưởng CA quận Tân Bình đã công bố danh tính của 5 người được cho là có hành vi kích động, xúi giục người dân chống đối chính quyền.
Năm người được nêu tên là các ông Cao Hà Chánh, Cao Hà Trực, Trần Quốc Tiến, Vũ Văn Bảo và Trần Minh Thoa. Theo cáo buộc của công an, 5 người này đã kích động người dân Lộc Hưng chống đối lực lượng cướp đất vào hai ngày 4 và 8/1 vừa qua.
Tuy nhiên ông Cao Hà Chánh cho biết là 5 người được nêu tên, trong đó có ông, là những người được các gia đình bị cướp đất bầu chọn làm đại diện cho họ trong cuộc đấu tranh đòi công lý. Ông cho biết là cả 5 người đều đang sinh hoạt bình thường không hề trốn chạy sang nơi khác như trong các bản tin của công an và báo chí nhà nước.
Thực tế, những người trên đều là những chủ đất tại vườn rau Lộc Hưng đã bị nhà cầm quyền phá nhà, cướp đất, có người bị bắt và đánh đập tàn tệ.
Các văn bản pháp lý đã chứng minh khu đất này của người dân từ sau năm 1954. Năm 2007, Giáo hội cũng đã trưng ra văn bản và tái khẳng định khu đất này của Giáo hội đã trao quyền sở hữu cho người dân.
Phá nhà, cướp đất, khiến hàng trăm người lâm vào cảnh khốn cùng, màn trời chiếu đất. Có người vì không chịu được cú sốc đã phải vào trại tâm thần. Nay, nhà cầm quyền lại tiếp tục đẩy người dân vào cảnh tù đày.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến có liên quan đến việc cướp đất vườn rau Lôc Hưng. Trong tuần qua, bạo quyền VN tại Sài Gòn đã cho cắm lô để bán đất tại đây khiến cho người dân vô cùng phẫn nộ. Anh vui lòng nhắc lại việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, sau khi cưỡng chiếm vườn rau Lộc Hưng, nhà cầm quyền Tân Bình tuyên bố khu đất này là thuộc sở bưu điện thành phố Sài Gòn và bây giờ cần thu hồi để xây trường học. Nhưng thực tế cho thấy đây là khu đất của hội Thừa sai Paris hiến tặng cho chính quyền Ngô Đình Diệm để phân phối cho những người dân di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Geneve 1954. Sau năm 1975, bạo quyền CS Việt Nam đã trưng thu phần lớn khu đất rộng hơn 100 mẫu, chỉ chừa lại 5 mẫu trồng rau của người dân
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc bạo quyền VN bắt giam 3 người phản đối luật an ninh mạng?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Vào ngày 20/1, Công an Sài Gòn đã ập vào một quán cà phê, bắt giữ anh Phạm Ngọc Minh (bút danh Hoàng Trường Sa), anh Nguyễn Phước Hoàng Vũ (bút danh Paul Hoàng Vũ) và một thanh niên khác, chỉ vì các anh mặc áo có in khẩu hiệu phản đối luật an ninh mạng.
Sau hơn 10 tiếng bị thẩm vấn và khủng bố tinh thần ở đồn công an phường 3, quận 5 – Sài Gòn, anh Hoàng Vũ được trả tự do, trong khi 2 người còn lại vẫn còn bị giam giữ. Theo lời kể của anh Vũ thì ngoài việc tra vấn về khẩu hiệu phản đối an ninh mạng, đám công an còn dò hỏi các anh về dự định xuống đường tưởng niệm 45 năm quần đảo Hoàng Sa bị giặc Tàu xâm chiếm.
Xin được nhắc lại, vào cuối tuần qua lực lượng an ninh, công an và dân phòng đã bao vây, canh chừng những người đấu tranh đang chuẩn bị làm lễ tưởng niệm biến cố Hoàng Sa. Một trong số đó là bà Dương Thị Tân, bị hành hung khi muốn rời nhà đi mua thuốc chữa bệnh.
Hoàng Ân: Sau khi cưỡng chiếm Vườn rau Lộc Hưng, nhà cầm quyền VN tung tin đã xác định được 20 “đối tượng” có hành vi gây rối và chống người thi hành công vụ. Đồng thời cho nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin sai sự thật để lấp liếm tội ác của mình. Anh có thể nói rõ hơn về việc này?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, trong cuộc họp báo ngày 20/1, Trung tá Nguyễn Thành Lợi, trưởng CA quận Tân Bình đã công bố danh tính của 5 người được cho là có hành vi kích động, xúi giục người dân chống đối chính quyền.
Năm người được nêu tên là các ông Cao Hà Chánh, Cao Hà Trực, Trần Quốc Tiến, Vũ Văn Bảo và Trần Minh Thoa. Theo cáo buộc của công an, 5 người này đã kích động người dân Lộc Hưng chống đối lực lượng cướp đất vào hai ngày 4 và 8/1 vừa qua.
Tuy nhiên ông Cao Hà Chánh cho biết là 5 người được nêu tên, trong đó có ông, là những người được các gia đình bị cướp đất bầu chọn làm đại diện cho họ trong cuộc đấu tranh đòi công lý. Ông cho biết là cả 5 người đều đang sinh hoạt bình thường không hề trốn chạy sang nơi khác như trong các bản tin của công an và báo chí nhà nước.
Thực tế, những người trên đều là những chủ đất tại vườn rau Lộc Hưng đã bị nhà cầm quyền phá nhà, cướp đất, có người bị bắt và đánh đập tàn tệ.
Các văn bản pháp lý đã chứng minh khu đất này của người dân từ sau năm 1954. Năm 2007, Giáo hội cũng đã trưng ra văn bản và tái khẳng định khu đất này của Giáo hội đã trao quyền sở hữu cho người dân.
Phá nhà, cướp đất, khiến hàng trăm người lâm vào cảnh khốn cùng, màn trời chiếu đất. Có người vì không chịu được cú sốc đã phải vào trại tâm thần. Nay, nhà cầm quyền lại tiếp tục đẩy người dân vào cảnh tù đày.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến có liên quan đến việc cướp đất vườn rau Lôc Hưng. Trong tuần qua, bạo quyền VN tại Sài Gòn đã cho cắm lô để bán đất tại đây khiến cho người dân vô cùng phẫn nộ. Anh vui lòng nhắc lại việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, sau khi cưỡng chiếm vườn rau Lộc Hưng, nhà cầm quyền Tân Bình tuyên bố khu đất này là thuộc sở bưu điện thành phố Sài Gòn và bây giờ cần thu hồi để xây trường học. Nhưng thực tế cho thấy đây là khu đất của hội Thừa sai Paris hiến tặng cho chính quyền Ngô Đình Diệm để phân phối cho những người dân di cư từ Bắc vào Nam sau hiệp định Geneve 1954. Sau năm 1975, bạo quyền CS Việt Nam đã trưng thu phần lớn khu đất rộng hơn 100 mẫu, chỉ chừa lại 5 mẫu trồng rau của người dân
Hôm qua,thứ Hai 21/1, nhà cầm quyền quận Tân Bình đã đưa người đến
cắm cọc phân lô tại vườn rau Lộc Hưng mà họ đã cưỡng đoạt vào đầu tháng
này.
Theo lời kể của ông Cao Hà Chánh, một trong những dân oan bị cướp đất ở Lộc Hưng, thì trên khu đất rộng 5 mẫu đã được cắm cọc, mỗi cọc cách nhau khoảng 5 thước. Các gia đình Lộc Hưng kéo nhau đến trụ sở phường 6 để phản đối nhưng không quan chức nào ra tiếp.
Hoàng Ân: Theo tôi được biết, trước sức ép của dư luận quốc tế, tuần qua bạo quyền VN đã phủ nhận sự tồn tại của các tù nhân chính trị. Anh có thể nói rõ hơn?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả đài!
Bất chấp các định nghĩa của thế giới, phái đoàn Việt Nam tại phiên kiểm điểm nhân quyền của LHQ vẫn khẳng định là Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm hay chính trị, mà chỉ có những người vi phạm pháp luật nên bị bỏ tù.
Trả lời chất vấn của các nước, ông Nguyễn Thanh Sơn, đại diện bộ công an trong phái đoàn Việt Nam, liên tiếp khẳng định chính sách của Hà Nội là luôn tôn trọng quyền làm người, được ghi rõ trong hiến pháp, và tại Việt Nam không hề có việc bắt giam hay kết án tù những người bất đồng chính kiến. Tuy nhiên ông Sơn nói thêm là việc bày tỏ chính kiến phải tuân thủ luật pháp .
Để dẫn chứng cho lời ngụy biện của mình, ông Sơn cũng cho biết là tại Việt Nam đang có 3 triệu blogger sinh hoạt một cách bình thường, trong tổng dân số là 90 triệu người.
Hoàng Ân: Thế còn việc phía Châu Âu đình hoãn việc thông qua hiệp ước mậu dịch với VN thì sao?
Trường An: Được biết, nghị viện Liên hiệp Âu châu vào hôm qua loan báo việc đình hoãn phê chuẩn hiệp ước mậu dịch tự do với Việt Nam (gọi tắt là EVFTA), với lý do là “trở ngại kỹ thuật”.
Theo lời kể của ông Cao Hà Chánh, một trong những dân oan bị cướp đất ở Lộc Hưng, thì trên khu đất rộng 5 mẫu đã được cắm cọc, mỗi cọc cách nhau khoảng 5 thước. Các gia đình Lộc Hưng kéo nhau đến trụ sở phường 6 để phản đối nhưng không quan chức nào ra tiếp.
Hoàng Ân: Theo tôi được biết, trước sức ép của dư luận quốc tế, tuần qua bạo quyền VN đã phủ nhận sự tồn tại của các tù nhân chính trị. Anh có thể nói rõ hơn?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả đài!
Bất chấp các định nghĩa của thế giới, phái đoàn Việt Nam tại phiên kiểm điểm nhân quyền của LHQ vẫn khẳng định là Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm hay chính trị, mà chỉ có những người vi phạm pháp luật nên bị bỏ tù.
Trả lời chất vấn của các nước, ông Nguyễn Thanh Sơn, đại diện bộ công an trong phái đoàn Việt Nam, liên tiếp khẳng định chính sách của Hà Nội là luôn tôn trọng quyền làm người, được ghi rõ trong hiến pháp, và tại Việt Nam không hề có việc bắt giam hay kết án tù những người bất đồng chính kiến. Tuy nhiên ông Sơn nói thêm là việc bày tỏ chính kiến phải tuân thủ luật pháp .
Để dẫn chứng cho lời ngụy biện của mình, ông Sơn cũng cho biết là tại Việt Nam đang có 3 triệu blogger sinh hoạt một cách bình thường, trong tổng dân số là 90 triệu người.
Hoàng Ân: Thế còn việc phía Châu Âu đình hoãn việc thông qua hiệp ước mậu dịch với VN thì sao?
Trường An: Được biết, nghị viện Liên hiệp Âu châu vào hôm qua loan báo việc đình hoãn phê chuẩn hiệp ước mậu dịch tự do với Việt Nam (gọi tắt là EVFTA), với lý do là “trở ngại kỹ thuật”.
Thông báo đình hoãn được đưa ra đúng vào thời điểm mà Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Xuân Phúc đang công du Âu châu để dự hội nghị Davos và vận
động sự đầu tư từ các tập đoàn thế giới như Apple và Facebook.
Mặc dù lý do nêu ra là “lý do kỹ thuật”, nhưng theo tiết lộ của một số thành viên chính trong quốc hội Âu châu thì lý do là vì Hà Nội chưa nỗ lực cải thiện về nhân quyền. Một thành viên thuộc Ủy ban Thương mại của quốc hội Âu châu tuyên bố tuy khối này đánh giá cao mối quan hệ với Việt Nam, nhưng lãnh vực nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối giao thương, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
Mặc dù lý do nêu ra là “lý do kỹ thuật”, nhưng theo tiết lộ của một số thành viên chính trong quốc hội Âu châu thì lý do là vì Hà Nội chưa nỗ lực cải thiện về nhân quyền. Một thành viên thuộc Ủy ban Thương mại của quốc hội Âu châu tuyên bố tuy khối này đánh giá cao mối quan hệ với Việt Nam, nhưng lãnh vực nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong mối giao thương, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
No comments:
Post a Comment