Áp dụng luật rừng, cướp nhà cướp của người dân thấp cổ bé miệng
tại Vườn Rau Lộc Hưng, gieo tang tóc bên thềm Tết Kỷ Hợi 2019, là một
hành động bình thường của Nguyễn Phú Trọng và đảng CSVN.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Bùi Văn Phú với tựa đề: “Nhớ ruộng rau muống Sơn Tây (Lộc Hưng)” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Bùi Văn Phú với tựa đề: “Nhớ ruộng rau muống Sơn Tây (Lộc Hưng)” sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.
Bùi Văn Phú
Trong tuần lễ đầu năm 2019, nhà cầm quyền Quận Tân Bình đã cho xe múc
đất xuống phá sập 112 căn nhà của người dân ở Phường 6, trong khu vực
được biết đến là Vườn rau Lộc Hưng, nằm sau nhà giây thép gió và bưu
điện Chí Hoà, trên đường Cách mạng Tháng 8.
Đợt ủi nhà diễn ra lần đầu vào ngày 4/1/2019 với hơn chục căn hộ bị
phá sập và sau đó vào ngày 8/1 đã diễn ra đợt cưỡng chế thứ nhì, quy mô
hơn, với cả trăm căn bị ủi sập.
Những nhà này được xây dựng không giấy phép trong vòng mười năm qua
vì nhà nước đã không giải quyết quyền sử dụng đất ở đây, dù người dân đã
khiếu nại suốt hai thập niên mà từ thành ủy đến trung ương đã không trả
lời.
Quá trình tranh cãi về quyền sử dụng đất nằm trong một khu vực rộng
gần 50 nghìn mét vuông, nơi những người di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 đã
canh tác bằng nghề trồng rau từ đó đến nay, vì thế nơi này đã từng có
tên là “ruộng rau muống Sơn Tây”, sau
này gọi là “Vườn rau Lộc Hưng”.
này gọi là “Vườn rau Lộc Hưng”.
Hành vi cưỡng chế của nhà nước trong những ngày qua đã khiến mấy trăm
dân không còn chỗ ở. Họ là con cháu của những người đã sống ở đây từ
năm 1954; là những người từ nơi khác mới về đây sinh sống, sang nhượng
lại đất để xây dựng nơi cư trú chỉ qua những lời hứa miệng hay giấy tờ
cam kết trao tay nhau, không có công chứng từ các cơ quan hành chánh vì
là vùng đất còn đang có tranh chấp. Trong số những người bị cưỡng chế
rời nơi cư trú có một số thương phế binh Việt Nam Cộng hoà đang tá túc
trong một cơ sở do các linh mục công giáo tạo dựng nên để giúp đỡ họ có
mái che thân.
Theo ông Cao Hà Trực trả lời phóng viên Amen.TV, gia đình ông đã canh
tác trên những thửa ruộng này từ ngày bố mẹ ông di cư vào Nam và đất
này thuộc Hội Thừa sai giao cho giáo hội công giáo Việt Nam quản lý. Gia
đình ông vẫn canh tác, đóng thuế và tuân thủ những yêu cầu khác của
chính quyền liên quan đến luật đất từ trước cũng như sau năm 1975 và cả
những luật mới nhất. Nhưng cho đến nay nhà nước vẫn chưa cấp một thứ
giấy tờ gì để chứng minh quyền sử dụng đất của dân trong khu vực.
Khi cơ quan chức năng thi hành lệnh cưỡng chế, ông Trực là người đại
diện dân để mạnh mẽ phản đối chính quyền và trong ngày 8/1 ông đã bị bắt
giam khi công an, cảnh sát và dân phòng phong toả khu vực trong khi xe
múc phá tan nát những căn nhà mà nhà nước cho là được xây dựng trái phép
trên đất công. Ông Trực chỉ được thả về sau khi việc phá sập hàng trăm
căn nhà đã được thi hành.
Trên thực tế khu đất đó không phải đất công mà là đất của giáo hội
công giáo từ trước năm 1954 và khi có người di cư từ Bắc thì họ được
giáo hội cho thuê canh tác và nhiều người còn giữ giấy chứng nhận thuê
mướn đất của Họ Chí Hoà, thuộc giáo hội công giáo.
Một số văn bản, khế ước thuê đất và biên lai đóng thuế mà người dân ở
đây đưa ra trong những ngày qua để chứng minh họ có quyền sử dụng đất
hợp pháp.
Tuy nhiên, từ nhiều năm qua nhà nước đã không xác minh cho họ và lại
tìm cách thu hồi đất. Để tiến hành việc cưỡng chế, các cơ quan chức năng
đưa ra những giải thích và chứng cớ không thuyết phục, cho rằng đó là
khu đất công, cần thu hồi theo chính sách đất thuộc về toàn dân do nhà
nước quản lý.
Trong hai thập niên qua nhà nước đã và đang thực hiện chính sách thu
hồi đất của dân để quy hoạch những dự án, công trình mà quan chức nhà
nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi cho phép những công ty, nhà đầu tư
xây nhà, chung cư hay xây khu thương mại… còn người dân chỉ được bồi
thường với giá rẻ.
Một người có nhiều kinh nghiệm đầu tư nhà đất cho biết việc nhà nước
trợ giúp 7 triệu đồng một mét vuông cho những ai bị thiệt hại là một giá
thấp vì đất khu vực này giá trung bình ít ra cũng 35 triệu đồng một mét
vuông.
Nhiều khu đất trước nay thuộc về các giáo hội, nằm tại những trung
tâm chính của các thành phố lớn, nhà nước muốn lấy lại không được thì
tìm cách đập phá hoặc gây khó khăn cho tu sĩ đang trụ trì ở đó, như chùa
Liên Trì hay dòng Mến Thánh Giá, như đất Toà Khâm sứ, đất dòng Chúa Cứu
Thế.
Hơn một thập niên trước, sự kiện đất Toà Khâm sứ ở Thủ đô Hà Nội đã
gây căng thẳng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó cũng đã đến tham quan
xem hư thực thế nào, nhưng rồi cuối cùng nhà nước cũng đã cưỡng chế lấy
mảnh đất này để nhanh chóng biến thành công viên.
Khu vực đất Lộc Hưng hiện nay cũng thế, sau nhiều năm nhà nước muốn
chiếm đất để khai thác, nói là xây dựng chung cư, trường học, công viên
nhưng không được, vì quyền sở hữu thuộc về giáo hội công giáo đã có từ
lâu đời.
“Ruộng rau muống Sơn Tây” là cái tên gợi nhớ và chút thân thương của
quê Bắc ngay giữa Sài Gòn trong hơn nửa thế kỷ qua nay không còn nữa.
Sau 2 đợt san bình địa hơn trăm căn nhà khiến mấy trăm dân bỗng dưng
trắng tay, trở thành kẻ không nhà và chính quyền đã treo lên sơ đồ phác
hoạ dự án xây trường học và được canh gác an ninh chặt chẽ.
Một lần nữa, việc cưỡng chế đất vườn rau Lộc Hưng cho thấy nhà nước
cướp đất và không quan tâm đến việc giải quyết khiếu kiện của dân. Mà đã
là đất ăn cướp thì có xây dựng cơ sở giáo dục, dù là cụm trường mang
đẳng cấp quốc gia, những ngôi trường này sẽ có chuyên chở được ý nghĩa
nhân bản của giáo dục hay không?
Nhà cửa tan hoang lần này đến với Lộc Hưng là do lãnh đạo cộng sản
gây nên. Không biết đến bao giờ người dân ở đây mới có cơ hội xây dựng
lại nhà cửa hay đòi được công lý./.
No comments:
Post a Comment