Kính thưa quý thính giả, sau đây phóng viên Hoàng Ân và Trường
An sẽ điểm lại những sự kiện nỗi bật tại Việt Nam trong tuần qua.
Hoàng Ân: Cám ơn chị Mỹ Linh.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc Đài Loan ngừng cấp thị thực cho nhiều du khách Việt Nam?
Trường An: Thưa chị, giới chức di trú Đài Loan đã ngưng cấp thị thực nhập cảnh cho một số công ty du lịch VN sau khi xảy ra biến cố 152 du khách VN mất tích tại đảo quốc này vào tuần trước.
Quyết định tạm ngưng này được áp dụng đối với các du khách đến Đài Loan theo diện Quan Hồng, tức chương trình cấp visa tập thể cho các nhóm du khách từ 5 người trở lên, thông qua các văn phòng du lịch được Đài Loan công nhận. Theo nguồn tin báo chí lề đảng thì 152 du khách VN mất tích nói trên là do hai công ty tại Hà Nội tổ chức chuyến đi theo diện nói trên.
Trong khi đó thì giới chức Đài Loan đã mở rộng cuộc lùng bắt các du khách VN nói trên, với nhiều cơ quan khác nhau đã nhận lệnh phối hợp hoạt động.
Hoàng Ân: Sau khi giới chức Đài Loan mở cuộc lùng bắt thì đã có du khách nào trong số 152 người này bị bắt chưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Đã có 14 trong tổng số 152 người Việt “mất tích” tại Đài Loan được cơ quan di dân tìm thấy, một số người này đã phải trả số tiền mua tour cao gấp 5 lần bình thường để được gọi là “mất tích,” rồi tìm kiếm việc làm.
Truyền thông trong nước ngày 28 tháng 12 năm 2018 loan tin, 4 du khách đã thừa nhận với cơ quan chức năng Đài Loan rằng, họ đã phải bỏ ra số tiền từ 15 đến 53 triệu đồng, tuỳ từng người đến tham Đài Loan. Số tiền này được cho là cao gấp 5 lần so với giá trung bình của một chuyến du lịch Đài Loan từ 4 đến 5 ngày.
Sau khi đến Đài Loan, những người này đã được người thân, bạn bè đưa đi trốn. Trước khi mua tour, họ đã bàn bạc kế hoạch bỏ trốn với người quen của mình đang ở Đài Loan để tìm việc làm chui. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi kiếm việc làm, họ đã xem tin tức trên ti vi và thấy các thông tin về mình liên tục được đăng tải, nên đã sợ hãi và ra trình diện.
Xin được nhắc lại, Đài Loan là thị trường xuất cảng lao động phổ biến của người Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2018, tổng số người lao động việt Nam đi làm việc ở ngoại quốc theo con đường xuất cảnhlà 47,247 người, trong đó thị trường Đài Loan chiếm hơn 50% với 24,827 người.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến mới nhất được giới báo chí trong nước đưa tin là nhà báo VN sẽ bị tước thêm quyền tự do báo chí. Anh vui lòng nói rõ hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, Ngày 25/12, Hội Nhà báo Việt Nam, vừa công bố ‘Bộ Quy Tắc sử dụng mạng xã hội’ sẽ áp dụng cho giới nhà báo đảng, nội dung cấm đưa lên mạng xã hội những thông tin được gọi là “đi ngược đường lối, chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước”.
Ngoài ra, quy định mới này còn cấm việc tiết lộ các thông tin thuộc diện “bí mật quốc gia”; các vấn đề “nhạy cảm” về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và ngoại giao. Nói chung là bao gồm hầu hết các lãnh vực, bất cứ thông tin nào cũng có thể bị diễn dịch là vi phạm các quy định đã ghi.
Điển hình về vụ phạt vi phạm quy tắc thông tin mới nhất là tờ Tuổi Trẻ Online bị đình chỉ xuất bản 3 tháng vì đã loan tin ông Trần Đại Quang, khi ấy là đương kim chủ tịch nước, tuyên bố ủng hộ việc ban hành đạo luật biểu tình, một đạo luật mà QH CSVN cố ý không muốn thông qua.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, Liên Hiệp Quốc sắp kiểm điểm Việt Nam về quyền dân sự và chính trị. Xin anh nhắc lại sự việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Trường An: Theo như tôi được biết, Vào đầu năm tới, nhà cầm quyền Việt Nam phải giải trình trước LHQ về việc thực thi Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Đây sẽ là cơ hội cho người dân Việt Nam cung cấp các thông tin và bằng chứng lên Hội đồng Nhân quyền LHQ về những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội.
Theo dự trù thì phiên kiểm điểm này sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 3 năm tới. Trước đó, vào ngày 16/8 năm nay, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã gửi đến Việt Nam các câu hỏi liên quan tới nhân quyền như tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và thành laập hội đoàn… mà các tổ chức nhân quyền quốc tế và hội đoàn dân sự Việt Nam đã nêu lên trong các báo cáo gửi cho LHQ.
Vào cuối tháng 11 vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã gửi bản trả lời một số vấn đề đến LHQ, và được LHQ công bố trên mạng. Tuy nhiên phần trả lời rất sơ sài, không đúng sự thật và né tránh vấn đề.
Hoàng Ân: Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế. Sau khi giới thanh tra Việt Nam công bố có nhiều sai phạm ở dự án Metro Sài Gòn, nhiêu quan chức cầm đầu dự án này đã đồng loạt đệ đơn xin từ chức hoặc đào tẩu ra ngoại quốc. Anh vui lòn nói rõ hơn?
Trường An: Thưa chị, khoảng 52 người trong tổng số 173 quan chức cầm đầu dự án này đã đồng loạt đệ đơn xin từ chức hoặc đào tẩu ra ngoại quốc.
Một trong các quan chức cao cấp đã đào tẩu ra ngoại quốc là ông Hoàng Như Cương, phó ban quản trị dự án. Theo các nguồn tin trong nước, ông Cương đã tự ý xuất cảnh vào giữa tháng 12 mà không xin phép cấp trên.
Dự án Metro Sài Gòn là một công trình xây dựng khổng lồ, có tổng phí tổn đầu tư cho 8 tuyến metro hơn 5 tỷ Mỹ kim. Chỉ riêng tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã tiêu đến 2 tỷ Mỹ kim nhưng vẫn còn thiếu nợ các nhà thầu Nhật Bản khoảng 200 triệu Mỹ kim.
Ngoài ra, Uỷ ban Thanh tra còn phát giác thêm một sai phạm về kỹ thuật xây dựng là lớp tường bê tông trong đường hầm metro đã bị cắt giảm từ 2 thước bề dày xuống còn 1 thước rưỡi, tức mất đi một phần tư so với độ dày trong bản thiết kế.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
Trước hết HA xin kính chào quý thính giả của đài và xin chào anh TA.
Trường An: TA xin chào quý thính giả và chị HA
Hoàng Ân: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào trước việc Đài Loan ngừng cấp thị thực cho nhiều du khách Việt Nam?
Trường An: Thưa chị, giới chức di trú Đài Loan đã ngưng cấp thị thực nhập cảnh cho một số công ty du lịch VN sau khi xảy ra biến cố 152 du khách VN mất tích tại đảo quốc này vào tuần trước.
Quyết định tạm ngưng này được áp dụng đối với các du khách đến Đài Loan theo diện Quan Hồng, tức chương trình cấp visa tập thể cho các nhóm du khách từ 5 người trở lên, thông qua các văn phòng du lịch được Đài Loan công nhận. Theo nguồn tin báo chí lề đảng thì 152 du khách VN mất tích nói trên là do hai công ty tại Hà Nội tổ chức chuyến đi theo diện nói trên.
Trong khi đó thì giới chức Đài Loan đã mở rộng cuộc lùng bắt các du khách VN nói trên, với nhiều cơ quan khác nhau đã nhận lệnh phối hợp hoạt động.
Hoàng Ân: Sau khi giới chức Đài Loan mở cuộc lùng bắt thì đã có du khách nào trong số 152 người này bị bắt chưa anh?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Đã có 14 trong tổng số 152 người Việt “mất tích” tại Đài Loan được cơ quan di dân tìm thấy, một số người này đã phải trả số tiền mua tour cao gấp 5 lần bình thường để được gọi là “mất tích,” rồi tìm kiếm việc làm.
Truyền thông trong nước ngày 28 tháng 12 năm 2018 loan tin, 4 du khách đã thừa nhận với cơ quan chức năng Đài Loan rằng, họ đã phải bỏ ra số tiền từ 15 đến 53 triệu đồng, tuỳ từng người đến tham Đài Loan. Số tiền này được cho là cao gấp 5 lần so với giá trung bình của một chuyến du lịch Đài Loan từ 4 đến 5 ngày.
Sau khi đến Đài Loan, những người này đã được người thân, bạn bè đưa đi trốn. Trước khi mua tour, họ đã bàn bạc kế hoạch bỏ trốn với người quen của mình đang ở Đài Loan để tìm việc làm chui. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi kiếm việc làm, họ đã xem tin tức trên ti vi và thấy các thông tin về mình liên tục được đăng tải, nên đã sợ hãi và ra trình diện.
Xin được nhắc lại, Đài Loan là thị trường xuất cảng lao động phổ biến của người Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2018, tổng số người lao động việt Nam đi làm việc ở ngoại quốc theo con đường xuất cảnhlà 47,247 người, trong đó thị trường Đài Loan chiếm hơn 50% với 24,827 người.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến mới nhất được giới báo chí trong nước đưa tin là nhà báo VN sẽ bị tước thêm quyền tự do báo chí. Anh vui lòng nói rõ hơn?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, Ngày 25/12, Hội Nhà báo Việt Nam, vừa công bố ‘Bộ Quy Tắc sử dụng mạng xã hội’ sẽ áp dụng cho giới nhà báo đảng, nội dung cấm đưa lên mạng xã hội những thông tin được gọi là “đi ngược đường lối, chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước”.
Ngoài ra, quy định mới này còn cấm việc tiết lộ các thông tin thuộc diện “bí mật quốc gia”; các vấn đề “nhạy cảm” về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và ngoại giao. Nói chung là bao gồm hầu hết các lãnh vực, bất cứ thông tin nào cũng có thể bị diễn dịch là vi phạm các quy định đã ghi.
Điển hình về vụ phạt vi phạm quy tắc thông tin mới nhất là tờ Tuổi Trẻ Online bị đình chỉ xuất bản 3 tháng vì đã loan tin ông Trần Đại Quang, khi ấy là đương kim chủ tịch nước, tuyên bố ủng hộ việc ban hành đạo luật biểu tình, một đạo luật mà QH CSVN cố ý không muốn thông qua.
Hoàng Ân: Trong một diễn biến khác, Liên Hiệp Quốc sắp kiểm điểm Việt Nam về quyền dân sự và chính trị. Xin anh nhắc lại sự việc này để quý thính giả của đài được tường tận hơn?
Trường An: Theo như tôi được biết, Vào đầu năm tới, nhà cầm quyền Việt Nam phải giải trình trước LHQ về việc thực thi Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Đây sẽ là cơ hội cho người dân Việt Nam cung cấp các thông tin và bằng chứng lên Hội đồng Nhân quyền LHQ về những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội.
Theo dự trù thì phiên kiểm điểm này sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 3 năm tới. Trước đó, vào ngày 16/8 năm nay, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã gửi đến Việt Nam các câu hỏi liên quan tới nhân quyền như tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp và thành laập hội đoàn… mà các tổ chức nhân quyền quốc tế và hội đoàn dân sự Việt Nam đã nêu lên trong các báo cáo gửi cho LHQ.
Vào cuối tháng 11 vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã gửi bản trả lời một số vấn đề đến LHQ, và được LHQ công bố trên mạng. Tuy nhiên phần trả lời rất sơ sài, không đúng sự thật và né tránh vấn đề.
Hoàng Ân: Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế. Sau khi giới thanh tra Việt Nam công bố có nhiều sai phạm ở dự án Metro Sài Gòn, nhiêu quan chức cầm đầu dự án này đã đồng loạt đệ đơn xin từ chức hoặc đào tẩu ra ngoại quốc. Anh vui lòn nói rõ hơn?
Trường An: Thưa chị, khoảng 52 người trong tổng số 173 quan chức cầm đầu dự án này đã đồng loạt đệ đơn xin từ chức hoặc đào tẩu ra ngoại quốc.
Một trong các quan chức cao cấp đã đào tẩu ra ngoại quốc là ông Hoàng Như Cương, phó ban quản trị dự án. Theo các nguồn tin trong nước, ông Cương đã tự ý xuất cảnh vào giữa tháng 12 mà không xin phép cấp trên.
Dự án Metro Sài Gòn là một công trình xây dựng khổng lồ, có tổng phí tổn đầu tư cho 8 tuyến metro hơn 5 tỷ Mỹ kim. Chỉ riêng tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã tiêu đến 2 tỷ Mỹ kim nhưng vẫn còn thiếu nợ các nhà thầu Nhật Bản khoảng 200 triệu Mỹ kim.
Ngoài ra, Uỷ ban Thanh tra còn phát giác thêm một sai phạm về kỹ thuật xây dựng là lớp tường bê tông trong đường hầm metro đã bị cắt giảm từ 2 thước bề dày xuống còn 1 thước rưỡi, tức mất đi một phần tư so với độ dày trong bản thiết kế.
Hoàng Ân: Vâng, Hoàng Ân xin cám ơn anh Trường An và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
No comments:
Post a Comment