Hàng không mẫu hạm tối tân nhất của Mỹ sẽ đến Đà Nẵng trong tuần này
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson là tàu quân sự tối tân nhất của Mỹ sẽ cùng với khu trục hạm USS Michael Murphy có hỏa tiễn dẫn đường đã rời khỏi cảng Manila của Philippines vào những ngày cuối tháng 2, đang tiến vào vùng Biển Đông và sẽ ghé cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9/3. Trong một thông cáo, Hải quân Mỹ cho biết nhóm tàu chiến do mẫu hạm Carl Vinson dẫn đầu cùng với 5.500 thủy thủ sẽ thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải và bảo đảm an ninh khu vực, cũng như thực hiện các hoạt động trao đổi khác với các đối tác đồng minh trong khu vực.
Nhiều nhà quan sát nhận định rằng sự việc này sẽ khiến Trung Quốc rất giận dữ và sẽ đáp lại bằng cách tăng cường việc xây lắp các đảo nhân tạo và khai triển thêm chiến đấu cơ đến quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước, trong đó có Việt Nam.
Nói chung, các nước đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hầu như đều ủng hộ sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông, ngoại trừ Trung Quốc.
Blogger Phạm Đoan Trang phải ẩn trốn sau khi bị công an thẩm vấn 2 ngày
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, 40 tuổi, tác giả cuốn sách “Chính Trị Bình Dân,” đã bị công an đến còng tay ép đi thẩm vấn suốt chiều Thứ Bảy, 24/2, rồi bị thẩm vấn lần nữa và được thả về nhà hôm thứ hai, 26/2. Ngay hôm sau, thứ ba, 27/2, nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh viết trên Facebook báo tin: “con chim Phạm Đoan Trang đã bí mật bay ra khỏi vòng vây từ đêm qua 26/2.”
Sau đó, từ trang Facebook cá nhân, Đoan Trang xác định vẫn ở đâu đó trong nước chứ không đi đâu cả, chị cũng xác nhận lại ý định ở lại trong nước để đấu tranh cho một đất nước Việt Nam có tự do, dân chủ thật sự. Khi trả lời hãng thông tấn AFP từ một nơi ẩn náu không được tiết lộ tại Việt Nam, chị nói: “Tôi đã trốn thoát… đó là một phép lạ.”
Do áp lực quốc tế, Việt Nam đang xem lại dự luật về hội đoàn
Tháng 2 vừa qua, Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu họp tại Brussels để xem xét tiến triển của Hiệp định EVFTA. EU cương quyết yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước về Tổ chức Lao động Quốc tế, về quyền tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức. Vì thế, Tòa đại sứ Việt Nam tại Brussels cho biết: Ủy ban châu Âu sẽ cùng Việt Nam hoàn thiện văn bản EVFTA trước cuối tháng 3 để trình Hội đồng châu Âu hầu đưa lên Nghị viện châu Âu xem xét phê chuẩn trong 6 tháng cuối năm 2018.
Trước áp lực ấy, hôm 1/3, một nhóm các các cựu đại biểu quốc hội Việt Nam đã hội thảo để góp ý kiến cho dự án Luật về hội đoàn sau nhiều lần quốc hội Việt Nam trì hoãn chưa thông qua. Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam xem đây là một tín hiệu mừng, nhưng họ vẫn hoài nghi về những cam kết của Hà Nội, vì trong quá khứ, CSVN chẳng bao giờ thi hành nghiêm chỉnh những gì họ đã cam kết.
Việt, Ấn tăng cường quan hệ quốc phòng để đối phó với Trung Quốc
Hôm qua, thứ sáu 2/3, Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang bắt đầu chuyến viếng thăm Ấn Độ 3 ngày, dự kiến sẽ họp thượng đỉnh với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, và gặp các thành viên khác của chính phủ Ấn Độ, để bàn về việc hợp tác quốc phòng và an ninh hàng hải. Cả hai nước Ấn-Việt đều tăng cường quan hệ đối tác để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Hai nước cũng dự kiến sẽ ký một hiệp định về hợp tác hạt nhân dân sự và thảo luận cách thức để tăng cường quan hệ thương mại. Một số người ở Ấn Độ coi Việt Nam là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc, đồng thời cảm thấy Hà Nội cũng cần Ấn Độ để bảo vệ lợi ích của mình.Sau chuyến thăm của ông Quang, Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân 8 ngày do Ấn Độ tổ chức từ ngày 6/3.
Trung Quốc và ASEAN họp về Biển Đông tại Nha Trang
Ngày 1 và 2/3, Trung Quốc và các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tổ chức họp Nhóm Công tác chung lần thứ 23 tại thành phố Nha Trang nhằm hoàn tất tài liệu Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong khi Trung Quốc cho rằng tình hình trên Biển Đông đã ổn định “nhờ nỗ lực của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực”, thì Việt Nam và Ấn độ nhận định rằng tình hình Biển Đông vẫn “phức tạp”. Còn giám đốc của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) cho rằng không có dấu hiệu gì chứng tỏ Trung Quốc muốn đàm phán một cách nghiêm túc, vì Bắc Kinh vẫn tiếp tục quân sự hóa Biển Đông để giành lợi thế trên biển.
Trung Quốc cảnh báo Đài Loan sẽ rước họa khi xích lại gần Mỹ
Tháng 2 vừa qua, Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua một dự luật cho phép quan chức Hoa Kỳ các cấp được đến Đài Loan để gặp gỡ những người tương nhiệm, đồng thời cho phép quan chức cao cấp của Đài Loan được nhập cảnh Mỹ và gặp gỡ các quan chức Mỹ. Dự luật này khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc cực lực phản đối, nói rằng nó vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “một Trung Quốc” và đe dọa sự ổn định ở Eo biển Đài Loan. Tuy nhiên Đài Loan hoan nghênh dự luật này. Dự luật này chỉ còn chữ ký của Tổng thống Donald Trump là sẽ trở thành luật.
Vì thế, thứ sáu 2/3, Trung Quốc cảnh báo Đài Loan sẽ rước họa vào thân nếu tìm cách dựa vào nước ngoài. Và nếu Đài Loan nhất quyết khẳng định chủ quyền của mình thì Trung Quốc sẽ kích hoạt Luật Chống Ly khai được ban hành năm 2005. Luật này cho phép Bắc Kinh sử dụng vũ lực để ngăn chặn hòn đảo này ly khai. Trung Quốc cũng dọa sẽ chiến tranh với Đài Loan nếu Mỹ ban hành luật này.
Mỹ tuy không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng Mỹ bị ràng buộc bởi luật quy định phải giúp Đài Loan tự vệ và là nguồn cung cấp vũ khí chính của hòn đảo này.
Mỹ cắt giảm nhân sự đại sứ quán Mỹ ở Cuba
Ngày 2/3, Hoa Kỳ loan báo đã quyết định cắt giảm vĩnh viễn khoảng hai phần ba số nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở Havana vì một loạt các vụ việc được cho là liên quan tới sức khỏe của hơn 20 nhân viên ngoại giao Mỹ tại Cuba bị mất thính lực, chóng mặt và mệt mỏi vẫn chưa được giải quyết. Đồng thời Hoa Kỳ cũng trục xuất 17 nhà ngoại giao Cuba tại Mỹ.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Cuba sẽ tiếp tục hoạt động với số nhân viên tối thiểu cần thiết chỉ để thực hiện các chức năng ngoại giao và lãnh sự cốt lõi, cụ thể là sẽ hoạt động như một cơ sở không người túc trực, nghĩa là các nhà ngoại giao sẽ không được phép dọn đến ở đó với người nhà của mình như trước đây.
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson là tàu quân sự tối tân nhất của Mỹ sẽ cùng với khu trục hạm USS Michael Murphy có hỏa tiễn dẫn đường đã rời khỏi cảng Manila của Philippines vào những ngày cuối tháng 2, đang tiến vào vùng Biển Đông và sẽ ghé cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9/3. Trong một thông cáo, Hải quân Mỹ cho biết nhóm tàu chiến do mẫu hạm Carl Vinson dẫn đầu cùng với 5.500 thủy thủ sẽ thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải và bảo đảm an ninh khu vực, cũng như thực hiện các hoạt động trao đổi khác với các đối tác đồng minh trong khu vực.
Nhiều nhà quan sát nhận định rằng sự việc này sẽ khiến Trung Quốc rất giận dữ và sẽ đáp lại bằng cách tăng cường việc xây lắp các đảo nhân tạo và khai triển thêm chiến đấu cơ đến quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước, trong đó có Việt Nam.
Nói chung, các nước đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hầu như đều ủng hộ sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông, ngoại trừ Trung Quốc.
Blogger Phạm Đoan Trang phải ẩn trốn sau khi bị công an thẩm vấn 2 ngày
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, 40 tuổi, tác giả cuốn sách “Chính Trị Bình Dân,” đã bị công an đến còng tay ép đi thẩm vấn suốt chiều Thứ Bảy, 24/2, rồi bị thẩm vấn lần nữa và được thả về nhà hôm thứ hai, 26/2. Ngay hôm sau, thứ ba, 27/2, nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh viết trên Facebook báo tin: “con chim Phạm Đoan Trang đã bí mật bay ra khỏi vòng vây từ đêm qua 26/2.”
Sau đó, từ trang Facebook cá nhân, Đoan Trang xác định vẫn ở đâu đó trong nước chứ không đi đâu cả, chị cũng xác nhận lại ý định ở lại trong nước để đấu tranh cho một đất nước Việt Nam có tự do, dân chủ thật sự. Khi trả lời hãng thông tấn AFP từ một nơi ẩn náu không được tiết lộ tại Việt Nam, chị nói: “Tôi đã trốn thoát… đó là một phép lạ.”
Do áp lực quốc tế, Việt Nam đang xem lại dự luật về hội đoàn
Tháng 2 vừa qua, Ủy ban thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu họp tại Brussels để xem xét tiến triển của Hiệp định EVFTA. EU cương quyết yêu cầu Việt Nam phê chuẩn ba hiệp ước về Tổ chức Lao động Quốc tế, về quyền tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, và việc bãi bỏ lao động cưỡng bức. Vì thế, Tòa đại sứ Việt Nam tại Brussels cho biết: Ủy ban châu Âu sẽ cùng Việt Nam hoàn thiện văn bản EVFTA trước cuối tháng 3 để trình Hội đồng châu Âu hầu đưa lên Nghị viện châu Âu xem xét phê chuẩn trong 6 tháng cuối năm 2018.
Trước áp lực ấy, hôm 1/3, một nhóm các các cựu đại biểu quốc hội Việt Nam đã hội thảo để góp ý kiến cho dự án Luật về hội đoàn sau nhiều lần quốc hội Việt Nam trì hoãn chưa thông qua. Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam xem đây là một tín hiệu mừng, nhưng họ vẫn hoài nghi về những cam kết của Hà Nội, vì trong quá khứ, CSVN chẳng bao giờ thi hành nghiêm chỉnh những gì họ đã cam kết.
Việt, Ấn tăng cường quan hệ quốc phòng để đối phó với Trung Quốc
Hôm qua, thứ sáu 2/3, Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang bắt đầu chuyến viếng thăm Ấn Độ 3 ngày, dự kiến sẽ họp thượng đỉnh với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, và gặp các thành viên khác của chính phủ Ấn Độ, để bàn về việc hợp tác quốc phòng và an ninh hàng hải. Cả hai nước Ấn-Việt đều tăng cường quan hệ đối tác để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Hai nước cũng dự kiến sẽ ký một hiệp định về hợp tác hạt nhân dân sự và thảo luận cách thức để tăng cường quan hệ thương mại. Một số người ở Ấn Độ coi Việt Nam là một đối trọng chiến lược với Trung Quốc, đồng thời cảm thấy Hà Nội cũng cần Ấn Độ để bảo vệ lợi ích của mình.Sau chuyến thăm của ông Quang, Việt Nam sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân 8 ngày do Ấn Độ tổ chức từ ngày 6/3.
Trung Quốc và ASEAN họp về Biển Đông tại Nha Trang
Ngày 1 và 2/3, Trung Quốc và các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tổ chức họp Nhóm Công tác chung lần thứ 23 tại thành phố Nha Trang nhằm hoàn tất tài liệu Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong khi Trung Quốc cho rằng tình hình trên Biển Đông đã ổn định “nhờ nỗ lực của Trung Quốc và các nước khác trong khu vực”, thì Việt Nam và Ấn độ nhận định rằng tình hình Biển Đông vẫn “phức tạp”. Còn giám đốc của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) cho rằng không có dấu hiệu gì chứng tỏ Trung Quốc muốn đàm phán một cách nghiêm túc, vì Bắc Kinh vẫn tiếp tục quân sự hóa Biển Đông để giành lợi thế trên biển.
Trung Quốc cảnh báo Đài Loan sẽ rước họa khi xích lại gần Mỹ
Tháng 2 vừa qua, Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua một dự luật cho phép quan chức Hoa Kỳ các cấp được đến Đài Loan để gặp gỡ những người tương nhiệm, đồng thời cho phép quan chức cao cấp của Đài Loan được nhập cảnh Mỹ và gặp gỡ các quan chức Mỹ. Dự luật này khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc cực lực phản đối, nói rằng nó vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “một Trung Quốc” và đe dọa sự ổn định ở Eo biển Đài Loan. Tuy nhiên Đài Loan hoan nghênh dự luật này. Dự luật này chỉ còn chữ ký của Tổng thống Donald Trump là sẽ trở thành luật.
Vì thế, thứ sáu 2/3, Trung Quốc cảnh báo Đài Loan sẽ rước họa vào thân nếu tìm cách dựa vào nước ngoài. Và nếu Đài Loan nhất quyết khẳng định chủ quyền của mình thì Trung Quốc sẽ kích hoạt Luật Chống Ly khai được ban hành năm 2005. Luật này cho phép Bắc Kinh sử dụng vũ lực để ngăn chặn hòn đảo này ly khai. Trung Quốc cũng dọa sẽ chiến tranh với Đài Loan nếu Mỹ ban hành luật này.
Mỹ tuy không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng Mỹ bị ràng buộc bởi luật quy định phải giúp Đài Loan tự vệ và là nguồn cung cấp vũ khí chính của hòn đảo này.
Mỹ cắt giảm nhân sự đại sứ quán Mỹ ở Cuba
Ngày 2/3, Hoa Kỳ loan báo đã quyết định cắt giảm vĩnh viễn khoảng hai phần ba số nhân viên tại đại sứ quán Mỹ ở Havana vì một loạt các vụ việc được cho là liên quan tới sức khỏe của hơn 20 nhân viên ngoại giao Mỹ tại Cuba bị mất thính lực, chóng mặt và mệt mỏi vẫn chưa được giải quyết. Đồng thời Hoa Kỳ cũng trục xuất 17 nhà ngoại giao Cuba tại Mỹ.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Cuba sẽ tiếp tục hoạt động với số nhân viên tối thiểu cần thiết chỉ để thực hiện các chức năng ngoại giao và lãnh sự cốt lõi, cụ thể là sẽ hoạt động như một cơ sở không người túc trực, nghĩa là các nhà ngoại giao sẽ không được phép dọn đến ở đó với người nhà của mình như trước đây.
No comments:
Post a Comment