Trung Quốc Tố Cáo Ấn Độ Dùng Việt Nam Để Tiếp Cận Vùng Tây Thái Bình Dương
Ngày 8/3, Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc nhận định rằng: qua chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang hôm 2/3, Ấn Độ muốn tận dụng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để tiếp cận Tây Thái Bình Dương và để tìm cách kiềm tỏa Trung Quốc.
Sau khi ông Narendra Modi nhậm chức thủ tướng Ấn Độ vào năm 2014, Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ đã đổi thành chính sách “Hành động hướng Đông”. Tuần qua, khi trả lời báo chí Ấn Độ, ông Quang nói: Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực và những cam kết mạnh mẽ của Ấn Độ trong chính sách “Hành động hướng Đông”, đồng thời Việt Nam sẽ tích cực hợp tác với Ấn Độ. Đáp lại, Thủ tướng Ấn Modi nói: Ấn Độ và Việt Nam cùng hợp tác nhằm đương đầu với việc Trung Quốc củng cố sức mạnh quân sự ở Biển Đông.
Tổng Thống Donald Trump Sẵn Sàng Gặp Kim Jong-Un Vào Tháng 5
Tối 8/3, tại Tòa Bạch Ốc của Hoa Kỳ, ông Chung Eui-yong, người dẫn đầu phải đoán các quan chức Nam Hàn đến Washington để chuyển tận tay thư mời của ông Kim Jong Un, lãnh đạo Bắc Hàn, gửi tới ông Trump, đồng thời cũng cho biết ông Kim Jong Un cam kết sẽ ngưng thử nghiệm hạt nhân và phi đạn. Ông Trump cho rằng đây là “tiến bộ to lớn” và nói ông sẵn lòng gặp gỡ lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn đầu tiên.
Ông Chung, người dẫn đầu phái đoàn Nam Hàn, cho biết: để đáp lại lời mời của ông Kim, tổng thống Trump đã đồng ý gặp ông Kim vào tháng 5. Tuy nhiên, tổng thốg Trump nói thêm: “Dù đạt được những tiến bộ to lớn, nhưng các chế tài sẽ vẫn giữ nguyên cho đến khi đạt được thỏa thuận.”
Ngày 8/3, Phụ Nữ Thế Giới Vùng Lên Tuần Hành Vì Nữ Quyền
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, phụ nữ khắp nơi trên thế giới đã tổ chức những cuộc tuần hành yêu cầu chấm dứt nạn khai thác, kỳ thị và bạo hành mà nữ giới đang tiếp tục gánh chịu. Chẳng hạn, tại thủ đô Manila, Philippines, hàng trăm phụ nữ xuống đường phản đối chiến dịch trấn áp ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte vốn đã cướp đi sinh mạng của 4 ngàn người.
Tại Seoul, thủ đô Nam Hàn, các tổ chức phụ nữ đã thúc đẩy sự ủng hộ đối với phong trào ‘Me Too’ của Mỹ chống lại nạn tấn công tình dục trong công sở.
Tại New Delhi, thủ đô Ấn Độ, hàng trăm phụ nữ tuần hành phản đối nạn bạo hành gia đình, tấn công tình dục, và phân biệt đối xử trong công việc và lương bổng đối với nữ giới.
Tại Tây Ban Nha, phụ nữ đình công phản đối sự chênh lệch quyền lợi xã hội và kinh tế giữa nam nữ, kể cả sự cách biệt về lương bổng, vì phụ nữ Tây Ban Nha được trả lương thấp hơn 13% so với đồng nghiệp nam.
Khắp Châu Á và Châu Âu cũng đã có những cuộc xuống đường tương tự của giới phụ nữ.
Cựu Điệp Viên Nga Bị Ám Sát Do Chất Độc Lạ Tại Anh
Chủ nhật, 4/3, một cựu điệp viên nhị trùng của Nga là Sergei Skripal, 66 tuổi, và Yulia, 33 tuổi, con gái của ông, đã bị phát hiện bất tỉnh trên ghế nghỉ trong một trung tâm mua sắm The Maltings ở Salisbury. Hai người đã được đưa vào bệnh viện, và các bác sĩ nghi rằng họ bị nhiễm một chất độc thần kinh chưa xác định được. Skripal từng là một sĩ quan tình báo của quân đội Nga nhưng lại hoạt động bí mật tại Châu Âu cho cơ quan tình báo M16 của Anh, vì thế năm 2006, ông bị Nga kết án 13 năm tù. Đến năm 2010, ông được Moscow thả trong một cuộc trao đổi điệp viên Nga đã bị FBI bắt. Sau cuộc trao đổi điệp viên tại nước Áo, ông sống kín đáo suốt tám năm ở Salisbury, Anh quốc.
Một số quân nhân Anh thuộc đơn vị vũ khí hóa học và chống nhiễm độc được điều tới trợ giúp công tác điều tra chất độc. Một cảnh sát Anh trợ giúp hai nạn nhân cũng bị dính chất độc và lâm tình trạng nguy kịch. Cho tới ngày 8/3, số người hỗ trợ y tế cho hai nạn nhân cũng bị lây nhiễm chất độc và cần được điều trị đã lên tới 21 người.
Nhà chức trách chưa thông báo kẻ chủ mưu, nhưng giới chức Anh đã cảnh cáo sẽ đáp trả mạnh tay nếu kết quả điều tra cho thấy chính phủ Nga đứng sau vụ này. Vì năm 2006, một luật mới của Nga cho phép cho phép Tổng thống Nga ra lệnh giết mà không cần xét xử, những người ở nước ngoài mà chính quyền Nga coi là cực đoan hoặc khủng bố.
Tối 8/3, tại Tòa Bạch Ốc của Hoa Kỳ, ông Chung Eui-yong, người dẫn đầu phải đoán các quan chức Nam Hàn đến Washington để chuyển tận tay thư mời của ông Kim Jong Un, lãnh đạo Bắc Hàn, gửi tới ông Trump, đồng thời cũng cho biết ông Kim Jong Un cam kết sẽ ngưng thử nghiệm hạt nhân và phi đạn. Ông Trump cho rằng đây là “tiến bộ to lớn” và nói ông sẵn lòng gặp gỡ lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn đầu tiên.
Ông Chung, người dẫn đầu phái đoàn Nam Hàn, cho biết: để đáp lại lời mời của ông Kim, tổng thống Trump đã đồng ý gặp ông Kim vào tháng 5. Tuy nhiên, tổng thốg Trump nói thêm: “Dù đạt được những tiến bộ to lớn, nhưng các chế tài sẽ vẫn giữ nguyên cho đến khi đạt được thỏa thuận.”
Ngày 8/3, Phụ Nữ Thế Giới Vùng Lên Tuần Hành Vì Nữ Quyền
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, phụ nữ khắp nơi trên thế giới đã tổ chức những cuộc tuần hành yêu cầu chấm dứt nạn khai thác, kỳ thị và bạo hành mà nữ giới đang tiếp tục gánh chịu. Chẳng hạn, tại thủ đô Manila, Philippines, hàng trăm phụ nữ xuống đường phản đối chiến dịch trấn áp ma túy của Tổng thống Rodrigo Duterte vốn đã cướp đi sinh mạng của 4 ngàn người.
Tại Seoul, thủ đô Nam Hàn, các tổ chức phụ nữ đã thúc đẩy sự ủng hộ đối với phong trào ‘Me Too’ của Mỹ chống lại nạn tấn công tình dục trong công sở.
Tại New Delhi, thủ đô Ấn Độ, hàng trăm phụ nữ tuần hành phản đối nạn bạo hành gia đình, tấn công tình dục, và phân biệt đối xử trong công việc và lương bổng đối với nữ giới.
Tại Tây Ban Nha, phụ nữ đình công phản đối sự chênh lệch quyền lợi xã hội và kinh tế giữa nam nữ, kể cả sự cách biệt về lương bổng, vì phụ nữ Tây Ban Nha được trả lương thấp hơn 13% so với đồng nghiệp nam.
Khắp Châu Á và Châu Âu cũng đã có những cuộc xuống đường tương tự của giới phụ nữ.
Cựu Điệp Viên Nga Bị Ám Sát Do Chất Độc Lạ Tại Anh
Chủ nhật, 4/3, một cựu điệp viên nhị trùng của Nga là Sergei Skripal, 66 tuổi, và Yulia, 33 tuổi, con gái của ông, đã bị phát hiện bất tỉnh trên ghế nghỉ trong một trung tâm mua sắm The Maltings ở Salisbury. Hai người đã được đưa vào bệnh viện, và các bác sĩ nghi rằng họ bị nhiễm một chất độc thần kinh chưa xác định được. Skripal từng là một sĩ quan tình báo của quân đội Nga nhưng lại hoạt động bí mật tại Châu Âu cho cơ quan tình báo M16 của Anh, vì thế năm 2006, ông bị Nga kết án 13 năm tù. Đến năm 2010, ông được Moscow thả trong một cuộc trao đổi điệp viên Nga đã bị FBI bắt. Sau cuộc trao đổi điệp viên tại nước Áo, ông sống kín đáo suốt tám năm ở Salisbury, Anh quốc.
Một số quân nhân Anh thuộc đơn vị vũ khí hóa học và chống nhiễm độc được điều tới trợ giúp công tác điều tra chất độc. Một cảnh sát Anh trợ giúp hai nạn nhân cũng bị dính chất độc và lâm tình trạng nguy kịch. Cho tới ngày 8/3, số người hỗ trợ y tế cho hai nạn nhân cũng bị lây nhiễm chất độc và cần được điều trị đã lên tới 21 người.
Nhà chức trách chưa thông báo kẻ chủ mưu, nhưng giới chức Anh đã cảnh cáo sẽ đáp trả mạnh tay nếu kết quả điều tra cho thấy chính phủ Nga đứng sau vụ này. Vì năm 2006, một luật mới của Nga cho phép cho phép Tổng thống Nga ra lệnh giết mà không cần xét xử, những người ở nước ngoài mà chính quyền Nga coi là cực đoan hoặc khủng bố.
Argentina Ra Trát Quốc Tế Bắt 5 Tàu Đánh Cá Bất Hợp Pháp Của Trung Quốc
Ngày 8/3, chính quyền Argentina đã ban hành trát bắt quốc tế 5 tàu của Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp trong lãnh hải Argentina. Lực lượng tuần duyên Argentina cho biết ngày 21/2, sau khi phát giác hành động đánh cá trộm của tàu Jing Yuan Trung Quốc, họ đã ra lệnh cho tàu này ngừng lại, nhưng con tàu đã tắt đèn và tìm cách tẩu thoát ra hải phận quốc tế. Một tàu tuần duyên Argentina đuổi theo, nổ súng cảnh cáo, nhưng 4 tàu cá khác của Trung Quốc tìm cách va đụng vào tàu này ngăn không cho bắt tàu Jing Yuan.
Quan hệ ngoại giao Argentina và Trung Quốc từng xích mích vì hoạt động bất hợp pháp của tàu bè Trung Quốc. Năm 2016, lực lượng tuần duyên Argentina từng đánh chìm một tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt phi pháp trong lãnh hải của Argentina.
Ngày 8/3, chính quyền Argentina đã ban hành trát bắt quốc tế 5 tàu của Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp trong lãnh hải Argentina. Lực lượng tuần duyên Argentina cho biết ngày 21/2, sau khi phát giác hành động đánh cá trộm của tàu Jing Yuan Trung Quốc, họ đã ra lệnh cho tàu này ngừng lại, nhưng con tàu đã tắt đèn và tìm cách tẩu thoát ra hải phận quốc tế. Một tàu tuần duyên Argentina đuổi theo, nổ súng cảnh cáo, nhưng 4 tàu cá khác của Trung Quốc tìm cách va đụng vào tàu này ngăn không cho bắt tàu Jing Yuan.
Quan hệ ngoại giao Argentina và Trung Quốc từng xích mích vì hoạt động bất hợp pháp của tàu bè Trung Quốc. Năm 2016, lực lượng tuần duyên Argentina từng đánh chìm một tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt phi pháp trong lãnh hải của Argentina.
Ngoại Trưởng Mỹ Khuyên Châu Phi Đừng Để Mất Chủ Quyền Vì Vay Tiền Trung Quốc
Ngày 8/3, trong chuyến công du ngoại giao đầu tiên tới châu Phi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cảnh giác các quốc gia châu Phi nên cẩn thận, đừng để mất chủ quyền khi chấp nhận các khoản vay từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của lục địa này. Mục đích của ông Tillerson đến châu Phi nhằm tăng cường liên minh an ninh tại lục địa này đang ngày càng ngả về Bắc Kinh vì các khoản trợ giúp và thương mại.
Hoa Kỳ từng là quốc gia viện trợ hàng đầu cho châu Phi, nhưng năm 2009, Trung Quốc với tư cách đối tác thương mại đã vượt qua Hoa Kỳ trong lãnh vực này. Bắc Kinh đã bơm hàng tỷ đôla vào các dự án cơ sở hạ tầng. Nhiều chính phủ châu Phi đang thụ hưởng mối quan hệ mật thiết với cả Washington và Bắc Kinh.
Tập Cận Bình Được Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tôn Là ‘Phật Sống’
Ngày 8/3, hãng tin Reuters cho biết: Tập Cận Bình, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tự “tậu” thêm cho mình một danh hiệu mới là “Phật sống” vào bộ sưu tập ngày càng nhiều danh hiệu của ông. Bên lề cuộc họp Quốc hội hàng năm của Trung Quốc, người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Thanh Hải, nơi sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói nịnh ông Tập rằng người Tây Tạng sống ở đấy xem ông Tập Cận Bình như một vị Bồ Tát hay một vị Phật sống. Nhưng trong thực tế, người Phật giáo Tây Tạng chỉ xem Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần lưu vong của họ, mới là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Ngày 8/3, trong chuyến công du ngoại giao đầu tiên tới châu Phi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cảnh giác các quốc gia châu Phi nên cẩn thận, đừng để mất chủ quyền khi chấp nhận các khoản vay từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của lục địa này. Mục đích của ông Tillerson đến châu Phi nhằm tăng cường liên minh an ninh tại lục địa này đang ngày càng ngả về Bắc Kinh vì các khoản trợ giúp và thương mại.
Hoa Kỳ từng là quốc gia viện trợ hàng đầu cho châu Phi, nhưng năm 2009, Trung Quốc với tư cách đối tác thương mại đã vượt qua Hoa Kỳ trong lãnh vực này. Bắc Kinh đã bơm hàng tỷ đôla vào các dự án cơ sở hạ tầng. Nhiều chính phủ châu Phi đang thụ hưởng mối quan hệ mật thiết với cả Washington và Bắc Kinh.
Tập Cận Bình Được Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tôn Là ‘Phật Sống’
Ngày 8/3, hãng tin Reuters cho biết: Tập Cận Bình, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tự “tậu” thêm cho mình một danh hiệu mới là “Phật sống” vào bộ sưu tập ngày càng nhiều danh hiệu của ông. Bên lề cuộc họp Quốc hội hàng năm của Trung Quốc, người đứng đầu Đảng bộ tỉnh Thanh Hải, nơi sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói nịnh ông Tập rằng người Tây Tạng sống ở đấy xem ông Tập Cận Bình như một vị Bồ Tát hay một vị Phật sống. Nhưng trong thực tế, người Phật giáo Tây Tạng chỉ xem Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần lưu vong của họ, mới là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.
No comments:
Post a Comment