Không chấp nhận dân chủ hóa đất nước, xây dựng thực lực cho quốc gia. Chỉ mượn sự hiện diện của Hoa Kỳ hầu tạm thời kềm chế kẻ thù phương bắc không thể là sách lược lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần Bình Luận của Phạm Chí Dũng với tựa đề: “Chóp bu Việt Nam chỉ ‘bảo vệ dầu khí’, không phải ngư dân!”sẽ được Hướng Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh DLSN tối hôm nay.
Ngay sau chuyến công du đến Hà Nội vào ngày 24/1/2018 của cựu Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, lần đầu tiên kể từ sau khi cuộc chiến
Việt – Mỹ kết thúc vào năm 1975, một hàng không mẫu hạm mang tên USS
Carl Vinson của Mỹ đến Việt Nam.
Hàng không mẫu hạm Mỹ cập cảng Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam ngày 5/3/2018.
Từ đầu năm 2016 đến nay, Việt Nam có khuynh hướng gần gũi hơn với Mỹ về quân sự và các đồng minh quân sự của Mỹ. Mọi việc đều có nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp.
Vì sao Việt Nam cần dầu khí?
Đầu năm 2017, chính tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra lời cảnh báo “sụp đổ tài khóa quốc gia”. Tình trạng ngân sách cho đến lúc đó là “khó khăn gấp bội năm 2016” – như tiết lộ của vài chuyên gia tài chính của chính quyền.
Một trong những “khó khăn gấp bội” như thế có nguồn gốc từ thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 – 60.000 tỷ đồng.
Thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính và mỏ Cá Voi Xanh là những tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách. Nếu Repsol và Exxonmobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.
Nhưng vào cuối tháng 7/2017 đã xảy ra một sự kiện mà được dư luận xã hội liệt vào loại “nhục quốc thể”: chính quyền Việt Nam phải “giương cờ trắng” khi yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ “nhục quốc thể” ấy, nhưng vụ “giương cờ trắng” này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí.
Chưa hết, sau thất bại ở Bãi Tư Chính, Việt Nam lại có nguy cơ bị Trung Quốc cản trở việc khai thác dầu khí ở mỏ Cá Voi Xanh – dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam, nơi được phát hiện bởi Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ và có thể sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam.
Một khả năng có thể xảy ra là trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn ngay trên vùng biển của mình, Hà Nội đã một lần nữa phải “cầu viện” Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ.
Hy vọng mỏng manh còn lại của Việt Nam chỉ còn là Mỹ – đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.
Còn những cái chết của ngư dân Việt?
Nhưng bất chấp đà phát triển ngày càng rõ hơn giữa giới chóp bu Việt Nam trong tư thế “dựa Mỹ đối Trung”, một sự thật trần trụi và đau đớn là giới chóp bu này đã chỉ quan tâm đến việc bảo vệ những mỏ dầu và khí đốt phục vụ cho lợi ích cùng sự tồn tại của đảng cầm quyền, trong khi chẳng hề quan tâm đến nhiều cái chết của ngư dân Việt bị bắn giết bởi tàu Trung Quốc.
Thái độ bị xem là quá phụ thuộc và quá ươn hèn của chính thể Việt Nam đã “di truyền” từ quá khứ đến tận hiện tại, khi cả chính phủ lẫn các bộ ngành liên quan của Việt Nam tuyệt đối “cấm khẩu” trước hàng loạt tàu cá Việt bị “tàu lạ” đâm chìm, còn ngư dân Việt tiếp tục bị người Trung Quốc bắn giết.
Bản lĩnh “quân đội nhân dân Việt Nam”?
Có một so sánh chua chát: vài năm trước tại quân cảng Học Viện Hải Quân ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Quân chủng Hải Quân đã tổ chức thượng cờ, chính thức đưa vào hoạt động tàu buồm huấn luyện 286 Lê Quý Đôn, được đánh giá là “hiện đại nhất thế giới, có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, giúp Hải Quân huấn luyện, bảo vệ biển đảo tổ quốc”. Nhưng đúng vào thời điểm đó, lại có thêm tàu của năm ngư dân Việt (Khánh Hòa) bị “tàu lạ” đâm chìm trên khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ít nhất từ năm 2011, 2012 đến nay, đã chẳng có một cái chết nào của ngư dân Việt được nhà chức trách Việt Nam điều tra làm rõ và công bố cho người dân biết. Tất cả đều “chìm xuồng”.
Đã có quá nhiều hiển hiện chứng minh rằng Bộ Quốc Phòng là một trong những địa chỉ biểu lộ tính thụ động nhất và cũng đáng nghi ngờ nhất. Không những không có động tác dứt khoát nào ngăn chặn tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc xâm nhập, bộ này còn tỏ ra quá chểnh mảng trong việc bảo vệ an ninh hải phận.
Trong khi đó, một báo cáo của cơ quan dự báo toàn cầu (iCD Research) cho biết, theo thống kê, ngân sách quốc phòng Việt Nam hàng năm đã tiêu tốn đến 5 tỷ USD tiền đóng thuế của dân.
Nhưng hoàn toàn trái chiều lương tâm dân tộc, vào năm 2015 một trong số những đơn vị bảo vệ hải phận là Hải Đội 2 – Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Trị còn được “nổi tiếng” trên mặt báo chí bằng động tác tuần tra khống trên biển để rút ruột ngân sách ít nhất hàng tỷ đồng. Dù vụ việc này mau chóng được “rút kinh nghiệm,” nhưng chẳng ai tin nổi chỉ có riêng Quảng Trị mới tuần tra khống như thế.
Hàng không mẫu hạm Mỹ cập cảng Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam ngày 5/3/2018.
Từ đầu năm 2016 đến nay, Việt Nam có khuynh hướng gần gũi hơn với Mỹ về quân sự và các đồng minh quân sự của Mỹ. Mọi việc đều có nguồn cơn vừa sâu xa vừa trực tiếp.
Vì sao Việt Nam cần dầu khí?
Đầu năm 2017, chính tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra lời cảnh báo “sụp đổ tài khóa quốc gia”. Tình trạng ngân sách cho đến lúc đó là “khó khăn gấp bội năm 2016” – như tiết lộ của vài chuyên gia tài chính của chính quyền.
Một trong những “khó khăn gấp bội” như thế có nguồn gốc từ thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 – 60.000 tỷ đồng.
Thực trạng trần trụi là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính và mỏ Cá Voi Xanh là những tiềm năng cuối cùng có thể cứu vãn ngân sách. Nếu Repsol và Exxonmobil khai thác thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.
Nhưng vào cuối tháng 7/2017 đã xảy ra một sự kiện mà được dư luận xã hội liệt vào loại “nhục quốc thể”: chính quyền Việt Nam phải “giương cờ trắng” khi yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ “nhục quốc thể” ấy, nhưng vụ “giương cờ trắng” này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí.
Chưa hết, sau thất bại ở Bãi Tư Chính, Việt Nam lại có nguy cơ bị Trung Quốc cản trở việc khai thác dầu khí ở mỏ Cá Voi Xanh – dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam, nơi được phát hiện bởi Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ và có thể sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam.
Một khả năng có thể xảy ra là trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn ngay trên vùng biển của mình, Hà Nội đã một lần nữa phải “cầu viện” Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ.
Hy vọng mỏng manh còn lại của Việt Nam chỉ còn là Mỹ – đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông.
Còn những cái chết của ngư dân Việt?
Nhưng bất chấp đà phát triển ngày càng rõ hơn giữa giới chóp bu Việt Nam trong tư thế “dựa Mỹ đối Trung”, một sự thật trần trụi và đau đớn là giới chóp bu này đã chỉ quan tâm đến việc bảo vệ những mỏ dầu và khí đốt phục vụ cho lợi ích cùng sự tồn tại của đảng cầm quyền, trong khi chẳng hề quan tâm đến nhiều cái chết của ngư dân Việt bị bắn giết bởi tàu Trung Quốc.
Thái độ bị xem là quá phụ thuộc và quá ươn hèn của chính thể Việt Nam đã “di truyền” từ quá khứ đến tận hiện tại, khi cả chính phủ lẫn các bộ ngành liên quan của Việt Nam tuyệt đối “cấm khẩu” trước hàng loạt tàu cá Việt bị “tàu lạ” đâm chìm, còn ngư dân Việt tiếp tục bị người Trung Quốc bắn giết.
Bản lĩnh “quân đội nhân dân Việt Nam”?
Có một so sánh chua chát: vài năm trước tại quân cảng Học Viện Hải Quân ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Quân chủng Hải Quân đã tổ chức thượng cờ, chính thức đưa vào hoạt động tàu buồm huấn luyện 286 Lê Quý Đôn, được đánh giá là “hiện đại nhất thế giới, có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, giúp Hải Quân huấn luyện, bảo vệ biển đảo tổ quốc”. Nhưng đúng vào thời điểm đó, lại có thêm tàu của năm ngư dân Việt (Khánh Hòa) bị “tàu lạ” đâm chìm trên khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ít nhất từ năm 2011, 2012 đến nay, đã chẳng có một cái chết nào của ngư dân Việt được nhà chức trách Việt Nam điều tra làm rõ và công bố cho người dân biết. Tất cả đều “chìm xuồng”.
Đã có quá nhiều hiển hiện chứng minh rằng Bộ Quốc Phòng là một trong những địa chỉ biểu lộ tính thụ động nhất và cũng đáng nghi ngờ nhất. Không những không có động tác dứt khoát nào ngăn chặn tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc xâm nhập, bộ này còn tỏ ra quá chểnh mảng trong việc bảo vệ an ninh hải phận.
Trong khi đó, một báo cáo của cơ quan dự báo toàn cầu (iCD Research) cho biết, theo thống kê, ngân sách quốc phòng Việt Nam hàng năm đã tiêu tốn đến 5 tỷ USD tiền đóng thuế của dân.
Nhưng hoàn toàn trái chiều lương tâm dân tộc, vào năm 2015 một trong số những đơn vị bảo vệ hải phận là Hải Đội 2 – Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Trị còn được “nổi tiếng” trên mặt báo chí bằng động tác tuần tra khống trên biển để rút ruột ngân sách ít nhất hàng tỷ đồng. Dù vụ việc này mau chóng được “rút kinh nghiệm,” nhưng chẳng ai tin nổi chỉ có riêng Quảng Trị mới tuần tra khống như thế.
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment