Sau đây, mời quý thính giả theo dõi chuyên mục “Nói với người cộng sản”. Đây là diễn dàn để trình bày với các đảng viên đảng CSVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. “Nói với người cộng sản” do Tiến Văn biên soạn, qua sự trình bày của Tâm Anh
Thưa quí vị đảng viên cộng sản lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Tuần trước chúng ta dừng ở câu hỏi, rằng bốn tên lãnh đạo chóp bu Hồ
Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh và Nguyễn Chí Thanh đã có thái độ ra sao
về vụ án “Xét lại, chống Đảng”.
Thưa quí vị và anh chị em, đây quả thực là một câu hỏi quan trọng
nhưng lại hết sức khó trả lời. Quan trọng thì chúng ta đã rõ, vì nó truy
vấn trách nhiệm của những tên lãnh đạo cộng sản có quyền lực và thanh
thế lớn nhất. Nhưng đây là một câu hỏi hóc búa về chứng cớ, vì các đảng
cộng sản, các chế độ cộng sản và các lãnh tụ của chúng luôn hành động,
quyết định theo nguyên tắc lén lút hòng che giấu, xóa bỏ mọi vết tích để
dễ bề chối tội, trốn trách nhiệm khi cần. Hơn nữa, chế độ cộng sản vẫn
tồn tại trên đất nước Việt Nam khiến các thông tin, tư liệu xác thực có
thể có đều khó có thể bạch hóa. Do đó, cho đến nay, và có thể cả sau
này, chúng ta không thể thấy một tư liệu chính thức nào của đảng cộng
sản Việt Nam nói về thái độ của các tên lãnh đạo chóp bu trong vụ án
“Xét lại, chống Đảng”.
Tuy nhiên, những khó khăn đó không có nghĩa chúng ta không thể đánh
giá hay không thể có những căn cứ để đánh giá về thái độ, trách nhiệm
của Hồ và những tên lãnh đạo cao cấp khác. Nguyễn Chí Thanh đã chết ngay
trước khi ông Hoàng Minh Chính bị bắt giam. Vậy ba tên lãnh đạo còn lại
đã có thái độ ra sao?
Trước hết, chúng ta cần khẳng định chính sự im lặng tuyệt đối của Hồ,
của Duẩn và của Chinh đã tự tố cáo sự bất lương của tất cả bọn chúng.
Những ‘đồng chí’ thân hữu của ba tên lãnh đạo này đã được xử sự ra sao trong vụ án “Xét lại, chống Đảng”?
Chúng ta hãy cùng nhau đọc lại một đoạn tự thuật của cố Giáo sư Hoàng Minh Chính sau khi ông bị bắt:
(Trích) “Họ tuyên bố thẳng với tôi rằng: ‘Chúng tôi được phép hành hạ
anh!’, có tên nói: ‘Tôi sẽ giết anh! Tay tôi đã từng vấy máu. Anh là
tên phản cách mạng!’ Rồi họ dùng biện pháp gây tiếng ồn phá giấc ngủ bân
đêm, gây bệnh ỉa chảy liên tục bằng cách bỏ ruồi nhặng vào canh, cho
thức ăn ôi: khi lâm bệnh thì hãm không cho thuốc uống, cứ liên tục như
vậy…” (Hết trích)
Ông Vũ Đình Huỳnh, thư kí riêng của Hồ kiêm Trưởng ban Lễ tân của Bộ
Ngoại giao là người thứ hai bị bắt sau ông Hoàng Minh Chính. Bà Phạm Thị
Tề, phu nhân ông Vũ Đình Huỳnh, đã tả lại cảnh bắt ông Huỳnh như thế
này:
(Trích)“Ông Huỳnh bị bắt đêm 18/10/1967, bị còng tay bằng khóa số 8,
khi còng sắt không vừa, công an đã dùng dây thừng trói giật cánh khuỷu
ông, một ông già đã về hưu. Hình ảnh đó cho đến chết tôi cũng không thể
quên. Vì nó tàn bạo và man rợ gấp bội phần so với thời thực dân.“ (Hết
trích)
Một nạn nhân khác, ít gần gũi với Hồ và bọn chóp bu hơn, nhưng là một
tướng lĩnh quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Tướng Đặng Kim
Giang đã thuật lại như sau:
(Trích) “Hỏi cung thì truy ép, nạt nộ, dọa dẫm, thậm chí đặt súng lên
bàn dọa bắn chết, buộc và dồn ép người bị bắt phải trả lời theo ý gán
ghép của người hỏi cung.
Chế độ giam cầm thì hà khắc không khác gì đế quốc ngày xưa: bỏ vào
nhà hầm ngủ cạnh thùng phân tập thể, giam một mình vào buồng khóa suốt 2
năm liền, giam hãm mấy năm liền với tù thường phạm, gió mùa đông bắc
thì cho tắm nước lạnh, ăn uống đạm bạc, thiếu thốn. Có trường hợp pha
vữa tường nhiều ngày vào cơm, trộn cát và cháo cho người ốm. Khi ốm thì
hãm, không cho thuốc chữa bệnh…” (Hết trích)
Thưa anh chị em và quí vị, cả một bộ máy an ninh, công lực đã vận
hành và ra tay bắt bớ hàng chục nhân vật tiếng tăm trong nhiều bộ máy
quan trọng ngay tại thủ đô mà cả ba tên lãnh đạo cao nhất của hệ thống
lại không biết là một chuyện không thể xảy ra.
Nhưng, như chúng ta đã điểm, đây không phải lần đầu tiên Hồ và bộ sậu
chóp bu có thái độ giả tảng, trốn tránh, lừa dối dư luận. Năm 1956,
trước ống kính quay phim, Hồ đã rút khăn lau nước mắt tỏ vẻ đau xót và
ngậm ngùi về những ‘sai lầm’ bi thảm trong cuộc ‘Cải cách ruộng đất’.
Nhưng gần 40 năm sau, Liên Xô sụp đổ đã làm lộ ra một tài liệu cho thấy
Hồ chính là kẻ đã quyết tâm thực hiện “Cải cách ruộng đất” theo gương
Trung Cộng; và hơn 50 năm sau chúng ta mới có tư liệu xác định chính Hồ
là tác giả một bài báo xách động quần chúng đấu tố, bắn giết bà Nguyễn
Thị Năm-Cát Hanh Long – người đã cưu mang Hồ và đồng bọn trong thời kì
chúng mới cướp được chính quyền.
Trong vụ án “Xét lại, chống Đảng”, ngoài sự lặng thinh tuyệt đối khi
các thân hữu, ân nhân, đồng chí bị hành hạ, thanh trừng, Hồ còn có một
hành động mập mờ khác là không tham dự biểu quyết Nghị quyết 9. Nhưng
hành động không bỏ phiếu này không thể kết luận Hồ không đồng tình với
vụ án “Xét lại, chống Đảng”. Nếu căn cứ vào các tiền lệ và sự im lặng
bất nhân của Hồ trong vụ án này, không ai có thể bác bỏ được kết luận Hồ
là một trong những chủ mưu và là kẻ phải chịu trách nhiệm cao nhất
trong vụ án, bởi lúc này Hồ vẫn đang nắm địa vị, uy tín cao nhất trong
chế độ.
Nếu chúng ta còn băn khoăn về sự bất lương và trách nhiệm của Hồ, kì
tới sẽ cho chúng ta biết thêm về một nhân vật rất gần gũi với Hồ nhưng
đã tỏ sự khinh thường Hồ một cách đặc biệt khi vụ án “Xét lại, chống
Đảng” nổ ra.
Tâm Anh và Tiến Văn thân chào tạm biệt và hẹn gặp lại quí vị anh chị em trong chương trình tuần tới.
Tiến Văn
No comments:
Post a Comment