Công nhân Pouchen ở Biên Hòa đình công phản đối thang lương mới
Thứ sáu 23/3, sau khi Công ty Pouchen, một công ty Đài Loan sản xuất giày tại Biên Hòa, phát giấy thông báo về mức lương mới cho năm 2019, thì tập thể rất đông công nhân đã bắt đầu ngưng làm việc. Mức lương mới giảm 24 bậc lương xuống thành 10-15 bậc, nên ảnh hưởng bất lợi cho quyền lợi và thu nhập của công nhân. Và sáng hôm sau, thứ năm 24/3, hàng ngàn công nhân đã tụ tập để phản đối trước cổng công ty rồi tràn xuống quốc lộ 1K để đình công. Đến gần trưa, Công ty Pouchen thông báo sẽ hủy bỏ việc thay đổi mức lương mà giữ nguyên tiền lương cho công nhân, đồng thời đề nghị họ trở lại làm việc bình thường.
Cũng nên nhắc lại: vào tháng 2/2016, hàng ngàn công nhân Pouchen đã đổ ra Quốc lộ 1K suốt 3 ngày để phản đối chính sách đánh giá hiệu quả công việc, và công ty đã quyết định hủy bỏ chính sách này, đồng thời vẫn trả lương cho nhân viên trong cả 3 ngày đình công.
Tổ chức RSF đề nghị Pháp chất vấn Nguyễn Phú Trọng về nhân quyền
Được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mời, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ 25 đến 27/3. Chuyến viếng thăm cũng để kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt-Pháp. Nhân cuộc viếng thăm này, Tổ chức RSF tức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu chính phủ Pháp chất vấn ông Nguyễn Phú Trọng về việc Việt Nam trấn áp các nhà báo và blogger độc lập.
Câu hỏi cần chất vấn ông Trọng là: Quan hệ đối tác chiến lược với Pháp có mục đích gì nếu thiếu tự do báo chí? Và những câu hỏi mà người dân trong nước của ông Trọng nếu dám hỏi thì liền bị bắt hay cầm tù.
Tổ chức RSF cho biết: Việt Nam xếp thứ 175 trên 180 quốc gia trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2017 do RSF thực hiện.
Được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mời, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ 25 đến 27/3. Chuyến viếng thăm cũng để kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt-Pháp. Nhân cuộc viếng thăm này, Tổ chức RSF tức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu chính phủ Pháp chất vấn ông Nguyễn Phú Trọng về việc Việt Nam trấn áp các nhà báo và blogger độc lập.
Câu hỏi cần chất vấn ông Trọng là: Quan hệ đối tác chiến lược với Pháp có mục đích gì nếu thiếu tự do báo chí? Và những câu hỏi mà người dân trong nước của ông Trọng nếu dám hỏi thì liền bị bắt hay cầm tù.
Tổ chức RSF cho biết: Việt Nam xếp thứ 175 trên 180 quốc gia trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2017 do RSF thực hiện.
Mỹ kiện Trung Quốc lên WTO vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Ngày 23/03/2018, Hoa Kỳ thông báo đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO về việc «vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ». Đây là bước tiếp theo trong loạt hành động đe dọa của tổng thống Donald Trump nhắm vào Trung Quốc kể từ ngày 22/03. Trong bản thông cáo, đại diện về Thương Mại của Mỹ ở WTO đã gửi yêu cầu tham vấn tới Trung Quốc trước tổ chức WTO về việc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là để cho các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác bất hợp pháp kết quả sáng chế của các công ty Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn công bố nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Ngày 23/03/2018, Hoa Kỳ thông báo đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO về việc «vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ». Đây là bước tiếp theo trong loạt hành động đe dọa của tổng thống Donald Trump nhắm vào Trung Quốc kể từ ngày 22/03. Trong bản thông cáo, đại diện về Thương Mại của Mỹ ở WTO đã gửi yêu cầu tham vấn tới Trung Quốc trước tổ chức WTO về việc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là để cho các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác bất hợp pháp kết quả sáng chế của các công ty Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn công bố nhiều biện pháp trừng phạt nhắm vào hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Mỹ đưa 1.587 thủy quân lục chiến sang Úc huấn luyện
Ngày 13/3, Bà Marise Payne, Bộ trưởng Quốc phòng Úc, cho biết: Hoa Kỳ sẽ đưa 1.587 Thủy quân lục chiến Mỹ sang Úc huấn luyện trong 6 tháng tại một khu vực hẻo lánh ở phía bắc của Úc. Đây là chương trình Force Posture Initiatives của Hoa Kỳ nhằm chống lại hành vi gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời bảo đảm an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương kể cả trong những thập kỷ tới. Sự kiện này là một chỉ dấu quan trọng về cam kết của Washington đối với khu vực dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đã gia tăng mạnh ở Biển Đông. Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ huấn luyện cùng với binh sĩ Úc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Ngày 13/3, Bà Marise Payne, Bộ trưởng Quốc phòng Úc, cho biết: Hoa Kỳ sẽ đưa 1.587 Thủy quân lục chiến Mỹ sang Úc huấn luyện trong 6 tháng tại một khu vực hẻo lánh ở phía bắc của Úc. Đây là chương trình Force Posture Initiatives của Hoa Kỳ nhằm chống lại hành vi gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời bảo đảm an ninh và ổn định ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương kể cả trong những thập kỷ tới. Sự kiện này là một chỉ dấu quan trọng về cam kết của Washington đối với khu vực dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc đã gia tăng mạnh ở Biển Đông. Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ huấn luyện cùng với binh sĩ Úc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về nhân quyền Bắc Hàn.
Thứ sáu 23/03, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu Bắc Hàn một lần nữa phải xử phạt những người vi phạm nhân quyền trong nước. Nghị quyết này còn đặc biệt chỉ trích chính quyền Bắc Hàn chỉ tập trung vào phát triển vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn, trong khi người dân đang phải đối mặt với khó khăn do thiếu lương thực. Nghị quyết này nêu rõ những vấn đề Bình Nhưỡng cần giải quyết ngay lập tức như phải đóng cửa những nơi giam giữ cưỡng chế, ngừng tra tấn và chấm dứt tình trạng tự ý hành quyết.
Thứ sáu 23/03, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu Bắc Hàn một lần nữa phải xử phạt những người vi phạm nhân quyền trong nước. Nghị quyết này còn đặc biệt chỉ trích chính quyền Bắc Hàn chỉ tập trung vào phát triển vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn, trong khi người dân đang phải đối mặt với khó khăn do thiếu lương thực. Nghị quyết này nêu rõ những vấn đề Bình Nhưỡng cần giải quyết ngay lập tức như phải đóng cửa những nơi giam giữ cưỡng chế, ngừng tra tấn và chấm dứt tình trạng tự ý hành quyết.
Nam và Bắc Hàn sắp đàm phán để chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh 2 nước
Thứ năm, 29/3, Nam Hàn và Bắc Hàn mỗi bên sẽ cử phái đoàn 3 người tới làng Bàn Môn Điếm để thảo luận chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức vào cuối tháng 4. Ba thành viên của Bắc Hàn sẽ do ông Ri Son-gwon, Chủ tịch Ủy ban thống nhất hòa bình Bắc Hàn, dẫn đầu. Còn Nam Hàn sẽ cử phái đoàn 3 người do Bộ trưởng Thống nhất Cho Myoung-gyon dẫn đầu. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un quyết định gặp gỡ nhau sau những bước tiến tích cực trong quan hệ sau Olympic mùa đông PyeongChang tổ chức tại Nam Hàn hồi tháng 2. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào cuối tháng 4 là hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 sau 2 lần hội nghị vào năm 2000 và 2007.
Thứ năm, 29/3, Nam Hàn và Bắc Hàn mỗi bên sẽ cử phái đoàn 3 người tới làng Bàn Môn Điếm để thảo luận chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức vào cuối tháng 4. Ba thành viên của Bắc Hàn sẽ do ông Ri Son-gwon, Chủ tịch Ủy ban thống nhất hòa bình Bắc Hàn, dẫn đầu. Còn Nam Hàn sẽ cử phái đoàn 3 người do Bộ trưởng Thống nhất Cho Myoung-gyon dẫn đầu. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un quyết định gặp gỡ nhau sau những bước tiến tích cực trong quan hệ sau Olympic mùa đông PyeongChang tổ chức tại Nam Hàn hồi tháng 2. Hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào cuối tháng 4 là hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 sau 2 lần hội nghị vào năm 2000 và 2007.
Trụ sở công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica tại Luân Đôn bị khám xét
Thứ sáu 23/03, khoảng 20 nhân viên của ICO, cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của Anh Quốc, được một thẩm phán Tòa án Tối cao cho phép, đã tới khám xét trụ sở công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica ở Luân Đôn. Doanh nghiệp này bị tố cáo đã thu thập trái phép các dữ liệu cá nhân của hàng chục triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Hoa Kỳ.
Cũng ngày 23/03, các dân biểu Mỹ cũng đã yêu cầu ông Mark Zuckerberg, chủ tịch tập đoàn Facebook, điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ để giải thích tại sao dữ liệu cá nhân của hơn 50 triệu người sử dụng tại Mỹ lại lọt vào tay công ty Cambridge Analytica.
Thứ sáu 23/03, khoảng 20 nhân viên của ICO, cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân của Anh Quốc, được một thẩm phán Tòa án Tối cao cho phép, đã tới khám xét trụ sở công ty phân tích dữ liệu Cambridge Analytica ở Luân Đôn. Doanh nghiệp này bị tố cáo đã thu thập trái phép các dữ liệu cá nhân của hàng chục triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook ở Hoa Kỳ.
Cũng ngày 23/03, các dân biểu Mỹ cũng đã yêu cầu ông Mark Zuckerberg, chủ tịch tập đoàn Facebook, điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ để giải thích tại sao dữ liệu cá nhân của hơn 50 triệu người sử dụng tại Mỹ lại lọt vào tay công ty Cambridge Analytica.
Liên Hiệp Châu Âu sắp trừng phạt Nga
Nhiều quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã tỏ tình đoàn kết với Luân Đôn trong vụ Nga đầu độc cựu điệp viên nhị trùng Serguei Skripal và con gái Ioulia trên lãnh thổ Anh Quốc. Ngày 23/03/2018, tại thượng đỉnh Liên Âu ở Bruxelles, nhiều thành viên thông báo sẽ đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt, có thể là ngay từ thứ Hai 26/03, nhắm vào Nga bị Luân Đôn tố cáo là đứng sau vụ đầu độc.
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu đã xác quyết rằng chính Nga đứng sau vụ đầu độc ở Salisburry và không thể có những lời giải thích khác được. Ngay sau đó, Liên Hiệp Châu Âu đã triệu hồi đại sứ của mình ở Nga về để tham vấn. Vài nước trong Liên Hiệp châu Âu thông báo đã chuẩn bị các biện pháp nhắm vào Nga, như trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga có liên quan đến hoạt động tình báo.
Nhiều quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã tỏ tình đoàn kết với Luân Đôn trong vụ Nga đầu độc cựu điệp viên nhị trùng Serguei Skripal và con gái Ioulia trên lãnh thổ Anh Quốc. Ngày 23/03/2018, tại thượng đỉnh Liên Âu ở Bruxelles, nhiều thành viên thông báo sẽ đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt, có thể là ngay từ thứ Hai 26/03, nhắm vào Nga bị Luân Đôn tố cáo là đứng sau vụ đầu độc.
Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu đã xác quyết rằng chính Nga đứng sau vụ đầu độc ở Salisburry và không thể có những lời giải thích khác được. Ngay sau đó, Liên Hiệp Châu Âu đã triệu hồi đại sứ của mình ở Nga về để tham vấn. Vài nước trong Liên Hiệp châu Âu thông báo đã chuẩn bị các biện pháp nhắm vào Nga, như trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga có liên quan đến hoạt động tình báo.
No comments:
Post a Comment