Trung Quốc phản hồi hòa dịu về việc hàng không mẫu hạm Mỹ ghé Việt Nam
Ngày 3/3, trước chuyến viếng thăm của Hàng không Mẫu hạm Mỹ sẽ tới Đà Nẵng vào tháng 3, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Bà Hoa Xuân Oánh đã có những lời hòa dịu, không phản đối gay gắt như nhiều người dự đoán. Bà nói Trung Quốc không phản đối miễn rằng đó là các hoạt động thông thường, và vì Việt Nam là một láng giềng tốt của Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng giao lưu Việt-Mỹ lần này là một hoạt động thông thường và mang lại lợi ích cho khu vực
Ấn Độ sẽ tổ chức một cuộc tập trận hải quân lớn với 16 nước trong tuần này
Thứ ba 6/3 sắp tới, Ấn Độ sẽ bắt đầu tổ chức một cuộc tập trận hải quân 8 ngày mang tên “Milan” cùng với ít nhất 16 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Ấn Độ tổ chức cuộc tập trận quy mô này trong bối cảnh thế quân sự của Trung Quốc đang ngày càng tăng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cuộc tập trận nằm trong chiến lược phòng thủ chung sẽ được tổ chức ở quần đảo Andaman và Nicobar ở phía đông Ấn Độ Dương.
16 quốc gia tham gia bao gồm Việt Nam, Úc, Malaysia, Maldives, Mauritius, Myanmar, New Zealand, Oman, Thái Lan, Tanzania, Sri Lanka, Singapore, Bangladesh, Indonesia, Kenya và Campuchia. Tính cả các nước cử đại diện, cuộc tập trận có 23 nước tham gia.
Bắc Kinh đã giận dữ cảnh báo rằng cuộc tập trận lớn được tổ chức ở Ấn Độ Dương này có nguy cơ “làm lan rộng căng thẳng Trung-Ấn từ trên bộ ra biển”.
Philippines tiết lộ 2 vùng khai thác chung với Trung Quốc
Ngày 02/03, ông Harry Roque, Phát ngôn viên của tổng thống Duterte, xác định rằng vị trí hai vùng được bộ Năng Lượng Philippines chọn để cùng với Trung Quốc khai thác dầu khí là hai lô mang ký hiệu SC-57 và SC-72. Cả hai nơi đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng lô SC-72 ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) là vùng tranh chấp từ lâu giữa hai nước, mặc dù lô này đã được Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye công nhận vào năm 2016 là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Lô này đã được tập đoàn Philippines PXP Energy thăm dò khai thác, nhưng đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi.
Người Philippines vẫn tin Mỹ hơn Trung Quốc
Phủ Tổng thống Philippines cho biết Trung Quốc phải chứng tỏ xem liệu họ có phải là một người bạn đáng tin cậy của Philippines hay không. Mới đây, Philippines công bố một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 12, 2017 cho thấy 75% người Philippines nói họ tin vào Hoa Kỳ hơn so với 14 quốc gia khác được thăm dò. Sau Hoa Kỳ là Canada và Nhật Bản. Trong cuộc khảo sát này, Hoa kỳ được điểm cao nhất là 68 điểm, trong khi Trung Quốc chỉ được 7 điểm. Kể từ khi Philippines tổ chức cuộc thăm dò đầu tiên vào 1994, trong mọi cuộc thăm dò, Hoa Kỳ luôn luôn có một kết quả tốt. Tuy nhiên, mối quan hệ hữu nghị của Philippines với Trung Quốc đã ấm nồng lên dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, sau nhiều năm tranh chấp gay gắt trên Biển Đông.
Các quốc gia khác mà người dân Philippines tin cậy là các nước láng giềng trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunei và Việt Nam.
Trung Quốc lại bác bỏ đề nghị của Mỹ đòi trừng phạt Bắc Hàn
Ngày 02/03, giới ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc tiết lộ: tuần trước, Hoa Kỳ đã yêu cầu Ủy Ban Trừng Phạt Bắc Hàn của Hội Đồng Bảo An đưa vào danh sách đen 33 chiếc tàu, 27 công ty vận tải biển và một cá nhân Đài Loan, bị buộc tội vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bắc Hàn, nhưng Bắc Kinh đã cản trở mà không nêu lý do. Nếu yêu cầu của Mỹ được thông qua thì toàn bộ số tàu nêu trên sẽ bị đưa vào danh sách đen, trong đó có 19 chiếc của Bắc Hàn, sẽ bị cấm cập cảng trên toàn thế giới, trong lúc tài sản của 27 hãng vận tải biển và cá nhân Đài Loan sẽ bị phong tỏa.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc ngăn chặn việc trừng phạt Bắc Hàn. Vào tháng 12/2017, Hoa Kỳ đề nghị bổ sung vào danh sách đen 10 chiếc tàu thì bị Trung Quốc bác bỏ 6 chiếc, nên Ủy Ban Trừng Phạt Bắc Hàn chỉ đồng ý đưa vào danh sách đen 4 tàu còn lại.
Bốn tàu hải cảnh Trung Quốc thâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư
Sáng ngày 2 tháng 3, bốn tàu hải cảnh Trung Quốc đã thâm nhập vùng biển Senkaku do Nhật Bản kiểm soát nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Trong 4 tàu đó có một chiếc được trang bị nhiều súng. Tuần Duyên Nhật Bản đã yêu cầu 4 chiếc tàu này rời đi, nhưng chúng vẫn lưu lại trong khu vực khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Sự việc này cho thấy Bắc Kinh lại gây căng thẳng với Nhật Bản vào lúc Nhật Bản có dấu hiệu hòa dịu. Các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết: Nhật Bản đang có kế hoạch mời thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm chính thức Nhật Bản nhân dịp mở ra Hội Nghị Thượng Đỉnh 3 bên Nhật-Trung-Hàn mà Nhật sẽ tổ chức vào tháng 5 tới đây.
Trung Quốc muốn Mỹ tái lập đối thoại cấp cao
Ngày 02/03, nhân cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tại Washington, ông Lưu Hạc, cố vấn kinh tế tối cao của Trung Quốc bày tỏ ý muốn Mỹ tái lập đối thoại cấp cao để giảm căng thẳng thương mại giữa hai nước này. Một nguồn tin ẩn danh cho biết là ông Lưu Hạc đã muốn có được một danh sách những công việc mà Mỹ muốn Trung Quốc làm để giảm bớt căng thẳng.
Bão Riley hoành hành bờ Đông nước Mỹ
Ngày 1 và 2/3, một cơn bão mạnh ở Đại Tây Dương có tên là Riley, kéo theo gió mạnh, thời tiết lạnh giá và mưa tuyết hiện đang tàn phá các tiểu bang thuộc bờ Đông nước Mỹ khiến nhiều khu vực ngập nặng, nhiều ngôi nhà đổ sập, ít nhất có 6 người thiệt mạng, hơn 3,100 chuyến bay tạm hoãn và khoảng1.4 triệu người dân phải chịu cảnh mất điện.
Nhiều thành phố tại tiểu bang Massachussetts bị ngập nặng với nước lụt ở một số nơi lên tới 40-60 cm. Giao thông tại nhiều thành phố của tiểu bang New Hampshire và Massachussetts đang bị ngưng trệ do tình trạng lũ lụt nghiêm trọng. Các thành phố nổi tiếng như New York và Washington D.C. cũng chìm trong mưa tuyết lớn.
Ngày 3/3, trước chuyến viếng thăm của Hàng không Mẫu hạm Mỹ sẽ tới Đà Nẵng vào tháng 3, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Bà Hoa Xuân Oánh đã có những lời hòa dịu, không phản đối gay gắt như nhiều người dự đoán. Bà nói Trung Quốc không phản đối miễn rằng đó là các hoạt động thông thường, và vì Việt Nam là một láng giềng tốt của Trung Quốc. Trung Quốc hy vọng giao lưu Việt-Mỹ lần này là một hoạt động thông thường và mang lại lợi ích cho khu vực
Ấn Độ sẽ tổ chức một cuộc tập trận hải quân lớn với 16 nước trong tuần này
Thứ ba 6/3 sắp tới, Ấn Độ sẽ bắt đầu tổ chức một cuộc tập trận hải quân 8 ngày mang tên “Milan” cùng với ít nhất 16 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Ấn Độ tổ chức cuộc tập trận quy mô này trong bối cảnh thế quân sự của Trung Quốc đang ngày càng tăng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cuộc tập trận nằm trong chiến lược phòng thủ chung sẽ được tổ chức ở quần đảo Andaman và Nicobar ở phía đông Ấn Độ Dương.
16 quốc gia tham gia bao gồm Việt Nam, Úc, Malaysia, Maldives, Mauritius, Myanmar, New Zealand, Oman, Thái Lan, Tanzania, Sri Lanka, Singapore, Bangladesh, Indonesia, Kenya và Campuchia. Tính cả các nước cử đại diện, cuộc tập trận có 23 nước tham gia.
Bắc Kinh đã giận dữ cảnh báo rằng cuộc tập trận lớn được tổ chức ở Ấn Độ Dương này có nguy cơ “làm lan rộng căng thẳng Trung-Ấn từ trên bộ ra biển”.
Philippines tiết lộ 2 vùng khai thác chung với Trung Quốc
Ngày 02/03, ông Harry Roque, Phát ngôn viên của tổng thống Duterte, xác định rằng vị trí hai vùng được bộ Năng Lượng Philippines chọn để cùng với Trung Quốc khai thác dầu khí là hai lô mang ký hiệu SC-57 và SC-72. Cả hai nơi đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng lô SC-72 ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) là vùng tranh chấp từ lâu giữa hai nước, mặc dù lô này đã được Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye công nhận vào năm 2016 là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Lô này đã được tập đoàn Philippines PXP Energy thăm dò khai thác, nhưng đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi.
Người Philippines vẫn tin Mỹ hơn Trung Quốc
Phủ Tổng thống Philippines cho biết Trung Quốc phải chứng tỏ xem liệu họ có phải là một người bạn đáng tin cậy của Philippines hay không. Mới đây, Philippines công bố một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 12, 2017 cho thấy 75% người Philippines nói họ tin vào Hoa Kỳ hơn so với 14 quốc gia khác được thăm dò. Sau Hoa Kỳ là Canada và Nhật Bản. Trong cuộc khảo sát này, Hoa kỳ được điểm cao nhất là 68 điểm, trong khi Trung Quốc chỉ được 7 điểm. Kể từ khi Philippines tổ chức cuộc thăm dò đầu tiên vào 1994, trong mọi cuộc thăm dò, Hoa Kỳ luôn luôn có một kết quả tốt. Tuy nhiên, mối quan hệ hữu nghị của Philippines với Trung Quốc đã ấm nồng lên dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, sau nhiều năm tranh chấp gay gắt trên Biển Đông.
Các quốc gia khác mà người dân Philippines tin cậy là các nước láng giềng trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunei và Việt Nam.
Trung Quốc lại bác bỏ đề nghị của Mỹ đòi trừng phạt Bắc Hàn
Ngày 02/03, giới ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc tiết lộ: tuần trước, Hoa Kỳ đã yêu cầu Ủy Ban Trừng Phạt Bắc Hàn của Hội Đồng Bảo An đưa vào danh sách đen 33 chiếc tàu, 27 công ty vận tải biển và một cá nhân Đài Loan, bị buộc tội vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bắc Hàn, nhưng Bắc Kinh đã cản trở mà không nêu lý do. Nếu yêu cầu của Mỹ được thông qua thì toàn bộ số tàu nêu trên sẽ bị đưa vào danh sách đen, trong đó có 19 chiếc của Bắc Hàn, sẽ bị cấm cập cảng trên toàn thế giới, trong lúc tài sản của 27 hãng vận tải biển và cá nhân Đài Loan sẽ bị phong tỏa.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc ngăn chặn việc trừng phạt Bắc Hàn. Vào tháng 12/2017, Hoa Kỳ đề nghị bổ sung vào danh sách đen 10 chiếc tàu thì bị Trung Quốc bác bỏ 6 chiếc, nên Ủy Ban Trừng Phạt Bắc Hàn chỉ đồng ý đưa vào danh sách đen 4 tàu còn lại.
Bốn tàu hải cảnh Trung Quốc thâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư
Sáng ngày 2 tháng 3, bốn tàu hải cảnh Trung Quốc đã thâm nhập vùng biển Senkaku do Nhật Bản kiểm soát nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Trong 4 tàu đó có một chiếc được trang bị nhiều súng. Tuần Duyên Nhật Bản đã yêu cầu 4 chiếc tàu này rời đi, nhưng chúng vẫn lưu lại trong khu vực khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Sự việc này cho thấy Bắc Kinh lại gây căng thẳng với Nhật Bản vào lúc Nhật Bản có dấu hiệu hòa dịu. Các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết: Nhật Bản đang có kế hoạch mời thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm chính thức Nhật Bản nhân dịp mở ra Hội Nghị Thượng Đỉnh 3 bên Nhật-Trung-Hàn mà Nhật sẽ tổ chức vào tháng 5 tới đây.
Trung Quốc muốn Mỹ tái lập đối thoại cấp cao
Ngày 02/03, nhân cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ tại Washington, ông Lưu Hạc, cố vấn kinh tế tối cao của Trung Quốc bày tỏ ý muốn Mỹ tái lập đối thoại cấp cao để giảm căng thẳng thương mại giữa hai nước này. Một nguồn tin ẩn danh cho biết là ông Lưu Hạc đã muốn có được một danh sách những công việc mà Mỹ muốn Trung Quốc làm để giảm bớt căng thẳng.
Bão Riley hoành hành bờ Đông nước Mỹ
Ngày 1 và 2/3, một cơn bão mạnh ở Đại Tây Dương có tên là Riley, kéo theo gió mạnh, thời tiết lạnh giá và mưa tuyết hiện đang tàn phá các tiểu bang thuộc bờ Đông nước Mỹ khiến nhiều khu vực ngập nặng, nhiều ngôi nhà đổ sập, ít nhất có 6 người thiệt mạng, hơn 3,100 chuyến bay tạm hoãn và khoảng1.4 triệu người dân phải chịu cảnh mất điện.
Nhiều thành phố tại tiểu bang Massachussetts bị ngập nặng với nước lụt ở một số nơi lên tới 40-60 cm. Giao thông tại nhiều thành phố của tiểu bang New Hampshire và Massachussetts đang bị ngưng trệ do tình trạng lũ lụt nghiêm trọng. Các thành phố nổi tiếng như New York và Washington D.C. cũng chìm trong mưa tuyết lớn.
No comments:
Post a Comment