Sunday, May 28, 2017

Tin Tức, Chủ Nhật 28.05.2017

TinTức

Nguyễn Xuân Phúc gặp đại diện Google
Hôm 26 tháng 5, 2017 Thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, đã tiếp ông Eric Schmidt, chủ tịch điều hành tập đoàn Alphabet tức công ty mẹ của Google tại văn phòng chính phủ ở Hà Nội.
Trong cuộc gặp, ông Phúc nói rằng Việt Nam hoan nghênh và tạo điều kiện cho Google đầu tư tại Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ.

Tuy nhiên theo báo chí trong nước loan tin thì ông Phúc cho rằng bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt tiêu cực, như việc lợi dụng Youtube để truyền tải những tin tức độc hại, vi phạm pháp luật Việt Nam. Vì vậy, Ông Phúc yêu cầu Google nên làm việc chặt chẽ với Việt Nam để đối với các thông tin mà ông cho là xấu và bất lợi.
Đến Việt Nam lần này ông Eric Schmidt cũng dự một lễ khai trương dự án do Google hỗ trợ cho Hội Nông Dân Việt Nam nhằm mục đích đào tạo kiến thức về kỹ thuật số cho nhà nông Việt Nam. Đây là chương trình đào tạo nhằm nâng cao trính độ sử dụng vi tính và kỹ thuật cao cho nông dân trong lao động sản xuất.
Được biết Việt Nam từng đề nghị Yahoo giúp loại bỏ những kênh thông tin bị cho là xấu và độc hại cho người truy cập cũng như cho xã hội VN. Mặt khác VN vẫn theo dõi, kiểm soát internet rất nghiêm ngặt. 

Ông Trần Anh Kim và Nguyễn Thanh Tùng bị kết án
Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 26/5/2017. Tòa tối cao đã y án 13 năm tù giam, 5 năm quản chế đối với ông Trần Anh Kim và 12 năm tù giam, 4 năm quản chế dành cho ông Lê Thanh Tùng, cả hai với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Bà Nguyễn Thị Thơm, vợ cựu Trung tá Trần Anh Kim cho biết, tinh thần của hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng là “rất kiên cường, rất vững vàng”. Hai luật sư Võ An Đôn và Nguyễn Khả Thành vẫn giữ quan điểm như trong phiên sơ thẩm và khẳng định thân chủ của mình vô tội.
Xin nhắc lại, cả hai lần tù, ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng đã bị tổng cộng 34 năm 6 tháng tù giam, 15 năm quản chế sau khi mãn án tù. 

Hoa Kỳ bàn giao tàu tuần duyên cho Việt Nam
Theo thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, để giúp cảnh sát biển Việt Nam tăng cường an ninh vùng biển, tiến hành các trinh thám, giải cứu và các hoạt động nhân đạo trên biển, thì ngày 25/5, tại Honolulu, tiểu bang Hawaii, Chuẩn đô đốc Tuần duyên Hoa Kỳ Michael J. Haycock đại diện Cảnh sát biển Hoa Kỳ vừa chuyển giao một tàu tuần duyên trọng tải lớn cho Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, đại diện cảnh sát biển Việt Nam. 3 ngày trước đó, hôm 22/5, Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius cũng đã bàn giao 6 cano tuần tra Metal Shark cho cảnh sát biển Việt Nam tại Quảng Nam. Sự việc này diễn ra trước chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hoa Kỳ vào cuối tháng 5 để thắt chặt mối quan hệ song phương về hoạt động an ninh trên vùng biển Đông đang bị tranh chấp. 

Sau khi đi Mỹ, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc sẽ đi Nhật
Thứ sáu, ngày 26/5, Nội các Nhật trong một cuộc họp đã quyết định mời Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tới thăm Nhật 4 ngày, từ mùng 4 đến mùng 8 tháng 6 nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và hữu nghị trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa Nhật và CSVN. Trong chuyến công du này, ông Phúc sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, đồng thời sẽ diện kiến Nhật Hoàng và phu nhân. Theo báo chí trong nước, Nhật hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai ở Việt Nam.

Lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho Hải quân Mỹ tuần tra ở biển Đông
Ngày 24/5 vừa qua, các quan chức Mỹ cho biết: kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, Ngũ Giác Đài vừa tiến hành lần đầu tiên cuộc tuần tra hải quân ở quanh Bãi Đá Vành Khăn tại Biển Đông hầu duy trì quyền tự do hàng hải tại Biển Đông đang bị Trung cộng đe dọa.
Cuộc tuần tra này đã thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung cộng tại Biển Đông. Vì thế, hôm sau, 25/5, Trung cộng đã lên tiếng phản đối cuộc tuần tra này, và cảnh báo tàu Mỹ đã vi phạm chủ quyền của Trung cộng vì tiến gần Bãi Đá Vành khăn khi không được Trung Quốc cho phép.

Mỹ thử nghiệm bắn chặn hỏa tiễn liên lục địa
Thứ sáu, 26/05, Cơ quan Phòng thủ phi đạn của bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết: thứ ba, ngày 30/05, Hoa Kỳ sẽ thử nghiệm bắn chặn một hỏa tiễn liên lục địa thuộc loại Bắc Triều Tiên đang muốn trang bị được phóng lên từ quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương. Hỏa tiễn này sẽ bị bắn chặn bởi một hỏa tiễn bắn đi từ căn cứ Vanderberg của Không lực Hoa Kỳ ở California. Mục đích của cuộc thử nghiệm là đo lường hiệu quả của hệ thống phòng thủ chống các loại hỏa tiễn liên lục địa. Hệ thống này được đặt ở Alaska và California, nhờ các radar và các thiết bị cảm ứng đặt rải rác trên khắp thế giới, hệ thống này có thể phát hiện việc bắn phi đạn của các nước đối nghịch với Hoa Kỳ.

Trung Quốc giám sát chặt chẽ biên giới giáp với Bắc Hàn
Thứ sáu, 26/5, một quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ đặc trách Đông Á cho biết: Trung cộng đã kiểm tra và giám sát kỹ lưỡng biên giới giáp với Bắc Triều Tiên. Đây là một trong những biện pháp chế tài mà Mỹ đề nghị nhằm chấm dứt các hoạt động hạt nhân và phi đạn của Bình Nhưỡng. Điều này cho thấy Trung cộng ngày càng ý thức cần phải cấp thiết ép buộc Bắc Hàn phải chấm dứt thử nghiệm phi đạn và bom hạt nhân. Sau cuộc hội kiến giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước, Hoa Kỳ đã có những nỗ lực mới để tranh thủ sự giúp đỡ của Trung cộng trong việc này.

No comments:

Post a Comment