GIÁO DÂN QUỲNH LƯU BỊ AN NINH HÀNH HUNG TRÊN ĐƯỜNG
Hàng chục giáo dân huyện Quỳnh Lưu – Nghệ An, gồm có nhiều phụ nữ, đã bị công an mật vụ chận đường đánh đến trọng thương vào sáng hôm qua, Chủ nhật 26/5.
Đây là những giáo dân Công giáo thuộc giáo xứ Song Ngọc được gọi lên trụ sở xã Sơn Hải để đưa cô giáo Nguyễn Thị Trà về nhà sau khi cô này bị một nhóm phụ nữ hành hung. Khi đến nơi, nhiều người dân dùng điện thoại thu lại hình ảnh cô Trà bị thương thì bị công an ngăn cản, muốn tước điện thoại. Trên đường về, nhóm giáo dân đã bị hàng trăm công an và dân phòng chận lại và đánh đập dữ dội, khiến 25 người bị thương phải vào bệnh viện cứu chữa. Riêng cô Trà thì bị chúng lôi đến một nơi vắng vẻ, bị lục soát khắp người và đánh đập đến ngất xỉu.
Theo lời kể của cô giáo Nguyễn Thị Trà thì nội vụ bắt đầu vào lúc 10
giờ sáng khi cô đến xã Sơn Hải để quay cảnh nhà cầm quyền cho nổ mìn và
nổ súng trước nhà thờ Văn Thai trong cái gọi là thực tập bảo vệ an ninh
trên sông. Trong khi đang quay thì bất ngờ một nhóm phụ nữ lao đến hành
hung cô Trà.
Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, tuyên bố việc thực tập bắn súng và nổ mìn trước nhà thờ Văn Thai là các hành động thách thức giáo dân sau nhiều tuần lễ xử dụng đủ mọi thủ đoạn để bôi nhọ các linh mục và giáo dân đã liên tục xuống đường phản đối thảm họa môi trường mà tập đoàn Formosa gây ra.
Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, tuyên bố việc thực tập bắn súng và nổ mìn trước nhà thờ Văn Thai là các hành động thách thức giáo dân sau nhiều tuần lễ xử dụng đủ mọi thủ đoạn để bôi nhọ các linh mục và giáo dân đã liên tục xuống đường phản đối thảm họa môi trường mà tập đoàn Formosa gây ra.
DÂN MIỀN NAM TỰ RA TAY ĐỐI PHÓ VỚI BỌN CÁT TẶC ĐỂ BẢO VỆ BỜ SÔNG
Vào cuối tuần qua, người dân hai tỉnh Vĩnh Long và Kiên Giang đã tự động tổ chức lực lượng ngăn chận bọn cát tặc hút cát, thủ phạm của tình trạng sạt lở bờ sông ở miền nam.
Vào sáng thứ Bảy vừa qua, hàng chục gia đình ở hai xã Phú Thành thuộc huyện Trà Ôn, và xã Mỹ Hòa thuộc thị xã Bình Minh, đã thành lập lực lượng tác chiến với các xáng cạp cát dưới lòng sông. Lực lượng này gồm đủ mọi thành phần, từ già đến trẻ, được cung cấp thức ăn, ghe thuyền và chia thành từng toán để theo dõi mọi động tĩnh của các xáng cạp. Người dân cho biết là họ phải tự động ra tay vì đất đai vườn tược bị sạt lở quá nặng nề suốt mấy năm qua, nhưng nhà cầm quyền địa phương làm ngơ trước các than phiền của họ.
Trong khi đó thì tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, người dân ở cồn Cũ vẫn tiếp tục túc trực ngày đêm để ngăn chận các chiếc xáng cạp trên sông Tiền. Từ mấy ngày qua, người dân cồn Cũ đã hùn tiền mua xăng dầu, thuê mướn ghe thuyền, để ngăn cản các xà lan hút cát trên sông Cù Lao Giêng, cách điểm sạt lở vào tháng trước ở sông Vàm Nao khoảng 20 cây số.
Cần nói thêm là Cồn Cũ được hình thành hơn 200 năm qua và hiện có khoảng 200 gia đình. Vì nằm ở ngã ba sông nên cư dân luôn luôn trực diện với nạn sạt lở ruộng vườn, phải đóng cừ ở xung quanh để bảo vệ đất đai.
CÔNG AN KHÔNG CHO MỘT CÔNG DÂN BA LAN GỐC VIỆT NHẬP CẢNH
Một công dân Ba Lan gốc Việt đã bị an ninh phi trường Tân Sơn Nhất cương quyết không cho nhập cảnh chỉ vì ông này trùng tên với một cộng tác viên của trang mạng Dân Luận, một tờ báo lề dân có chính kiến khác biệt với chế độ Hà Nội.
Người bị an ninh ngăn chận là ông Phan Châu Thành, một thương gia VN đã nhập tịch Ba Lan vào năm 2012. Sau nhiều giờ tranh cãi với an ninh, ông Thành buộc phải mua vé bay sang Thượng Hải vào sáng Chủ nhật vừa qua và quay về lại Ba Lan. Ông Thành từng về VN vào năm 2
Trong tường thuật đưa lên mạng, ông Thành cho biết là giới an ninh đưa ra một số bài viết trên tờ Dân Luận ký tên Phan Châu Thành và khăng khăng cho rằng ông là tác giả. Ngay sau đó, trưởng ban biên tập trang mạng này, ông Nguyễn Công Huân, cũng lên tiếng khẳng định ông Thành không phải là tác giả các bài viết đó. Hơn thế nữa, theo ông Huân thì các bài viết đó không có nội dung quá đáng đến độ cho rằng là “phản động” để cấm nhập cảnh vào VN.
CHUẨN TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT ĐƯỢC QUỐC HỘI MỸ THĂNG CẤP THIẾU TƯƠNG
Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn việc thăng cấp thiếu tướng cho ông Lương Xuân Việt, người vừa được bổ nhiệm chức tư lệnh phó quân đoàn 8 của lực lượng Hoa Kỳ trú đóng tại Nam Hàn.
Việc thăng cấp này khiến tướng Việt trở thành sĩ quan Mỹ gốc Việt có cấp bậc cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ. Là con trai của một sĩ quan hải quân VNCH, ông Việt cùng với gia đình sang Mỹ tỵ nạn sau biến cố 30/4/1975. Tốt nghiệp trường Võ bị West Point, tướng Việt từng tham gia các chiến dịch ở Afghanistan và Iraq trưóc khi về nắm chức tham mưu trưởng bộ tư lệnh lục quân Hoa Kỳ với cấp bậc chuẩn tướng.
Trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ trong nhiều năm qua. tướng Lương Xuân Việt luôn tự hào là mình mang dòng máu của các danh tướng nước Việt như Nô Quyền, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi và Quang Trung. Ông cũng luôn bày tỏ sự tri ân và ngưỡng phục những quân nhân VNCH đã can trường chiến đấu với cộng sản để bào vệ miền nam trước đây.
KHỐI THẤT CƯỜNG KÊU GỌI PHI QUÂN SỰ HÓA BIỂN ĐÔNG
Hội nghị khối Thất cường (G7) đã kết thúc vào chiều thứ Bảy 27/5 tại đảo Sicile của Ý, với một bản tuyên bố chung về nhiều vấn đề quan trọng trên thế giới, trong đó có lời kêu gọi không nên quân sự hóa Biển Đông.
Bản tuyên bố bày tỏ sự lo ngại về tình hình căng thẳng ở hai vùng Biển Đông và biển Hoa – Nhật. Tuy không nêu đích danh Trung Cộng nhưng khối G7 nhấn mạnh đến các công ước quốc tế về hàng hải, không ủng hộ bất cứ một hành động nào làm gia tăng thêm căng thẳng và kêu gọi “phi quân sự hóa” các khu vực đang tranh chấp. Dĩ nhiên là ngay lập tức, Trung Cộng chỉ trích khối G7 đang can thiệp vào chuyện nội bộ của các quốc gia khác và yêu cầu G7 phải ngưng các tuyên bố màhọ cáo buộc là “vô trách nhiệm”.
PHI CƠ MỸ – HOA LẠI CHẠM TRÁN NHAU TRÊN KHÔNG PHẬN BIỂN ĐÔNG
Hai chiến đấu cơ Trung Cộng đã kẹp sát một tuần thám cơ của Mỹ trên không phận Biển Đông vào tuần trước, có lúc chỉ cách nhau khoảng 180 thước, tức nằm trong vòng vô cùng nguy hiểm.
Biến cố này xảy ra vào hôm thứ Tư 24/5 nhưng đến hôm thứ Bảy mới được tiết lộ. Theo một nguồn tin cao cấp thì khi đó chiếc máy bay P-3 Orion của Mỹ đang bay trong không phận quốc tế, cách Hồng Kông khoảng 240 cây số về hướng đông nam, thì bị hai chiến đấu cơ Trung Cộng bám sát. Một máy bay Trung Cộng thậm chí còn cắt ngang trước mặt ở khoảng cách rất gần.
Ngũ Giác Đài lên tiếng xác nhận vụ này và chỉ trích hành động này là “thiếu chuyên nghiệp và vô cùng nguy hiểm”.
No comments:
Post a Comment