Kính thưa quý thính giả, Lịch sử Việt Nam thời cận đại ghi lại
nhiều vị tướng đã tuẫn tiết khi thành thất thủ theo quan niệm “Sinh vi
tướng, tử vi thần”. Trong số đó có một vị tướng trấn thủ thành Bình
Định, khi thành thất thủ ông đã xin quân Tây Sơn xin tha chết cho quân
sĩ trong thành và sau đó uống thuốc độc tự tử. Trong tiết mục “Danh nhân
nước Việt” tuần này, chúng tôi xin gửi đến quý thính giả bài “Danh
tướng Ngô Tùng Châu” của Việt Thái qua giọng đọc của Tam Thanh và Minh
Nguyệt để chấm dứt chương trình phát thanh tối hôm nay.
Ngô Tùng Châu sinh năm 1752 tại thôn Thái Định, huyện Phù Ly, phủ Quy
Nhơn (nay là thôn Thái Thuận, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình
Định). Cha của ông là Ngô Tùng Trang giữ chức Tri điền Tuấn sự, được
lệnh của chúa Nguyễn dẫn theo 100 dân đinh vào khai khẩn Gò Công. Lúc
này, ông mới 12 tuổi cũng được theo cha vào vùng đất mới.
Ông được gởi lên Gia Định để học tập và trở thành học trò xuất sắc nhất của Võ Trường Toản, một nhà giáo nổi tiếng nhất vùng Gia Định.
Năm 1770, ông gặp gỡ và kết nghĩa với Võ Tánh, một hào kiệt đất Gò Công.
Năm 1772, ông kết hôn với em gái của Võ Tánh là Võ Thị Lội tại Gò Tre.
Năm 1783, ông tham gia cuộc khởi binh của Võ Tánh tại Gò Tre.
Năm 1788, ông cùng với đạo quân Kiến Hòa của Võ Tánh theo phục vụ chúa Nguyễn Ánh.
Do là một nhà Nho học kiệt xuất, nên ông được chúa Nguyễn tin dùng, lần lượt giữ các chức vụ Chế cáo Viện Hàn Lâm năm 1788, Điền Tuấn Sứ năm 1789.
Năm 1790, ông cùng với Bộ tham mưu của chúa Nguyễn tiến quân ra miền Trung.
Năm 1791, ông trở về Gia Định thi đậu Thủ khoa năm Tân Hợi và được thăng làm Tham tri bộ Lễ kiêm Phụ đạo Đông cung (thầy dạy hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh).
Năm 1799, sau khi đánh tan quân Tây Sơn tại thành Quy Nhơn, chúa Nguyễn đổi tên thành Quy Nhơn ra thành Bình Định và cử ông cùng với Võ Tánh trấn giữ.
Tháng 2/1800, hai tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng mang quân từ Phú Xuân vào tấn công thành Bình Định. Ông cùng với Võ Tánh chỉ huy quân cố thủ.
Thành Bình Định bị quân Tây Sơn bao vây chặt chẽ. Ngô Tùng Châu và Võ Tánh sai người đem mật thư cho Nguyễn Phúc Ánh, khuyên chúa Nguyễn nên kéo quân ra đánh Phú Xuân, sẽ dễ dàng giành được thắng lợi, vì lực lượng của Tây Sơn ở Phú Xuân rất yếu.
Nghe theo lời khuyên, chúa Nguyễn cho quân tấn công và chiếm được Phú Xuân vào tháng 6/1801.
Hai tướng Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng nghe tin Phú Xuân mất, liền quay trở lại tấn công thành Bình Định. Trước nguy cơ thành bị thất thủ, có người khuyên ông và Võ Tánh nên trốn ra ngoài, nhưng hai ông cự tuyệt, cương quyết ở lại với thành.
Tình thế ngày càng khốn quẫn, thấy không thể giữ thành lâu hơn được nữa, cả hai ông viết thư cho Trần Quang Diệu đề nghị sau khi chiếm được thành thì không giết hại binh lính.
Để không bị quân Tây Sơn bắt, ngày 5/7/1801, ông uống thuốc độc tự tử. Ngày 7/7/1801, Võ Tánh cũng tự thiêu mà chết tại lầu bát giác.
Trần Quang Diệu dẫn quân vào thành, rất xúc động trước cái chết trung dũng, đầy khí phách của ông và Võ Tánh, nên cho quân lính mai táng tử tế thi hài của hai ông. Đồng thời, vị tướng Tây Sơn này cũng không giết hại bất cứ người lính nào trong thành.
Sau khi tuẫn tiết, thi hài ông được quân Tây Sơn an táng trong thành Bình Định.
Năm 1804, mộ của ông được nhà Nguyễn cải táng về quê và xây thành lăng, tọa lạc tại Gò Tháp (Gò Lăng), dưới chân dãy núi Bà thuộc thôn Thái Định, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ông được thờ ở đình Trung tại trung tâm thị xã Gò Công. Hiện nay, thị xã Gò Công có một con đường mang tên ông.
Năm 1802, sau khi thắng Tây Sơn, vua Gia Long truy tặng cho ông chức Tán trị Công thần, Vinh lộc đại phu, tước Quận công.
Năm 1831, vua Minh Mạng truy tặng ông chức Hiệp biện đại học sĩ, tước Ninh Hòa quận công, đổi tên thụy là Trung Mẫn.
*****
Dù ở hai phe khác nhau, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu hay Trần Quang Diệu, tất cả đều chứng tỏ khí phách làm tướng của mình. Dù là tuẫn tiết theo thành, hay chiếm được thành, cả ba vị đều thể hiện lòng trân quý đối với sinh mệnh của dân chúng, của binh sĩ và đặc biệt là lòng tôn kính đối với địch thủ của mình.
Chính vì thế nhắc đến Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, người ta phải nhắc đến Trần Quang Diệu, nhắc đến việc Gia Long đã lăng trì xử tử hai vợ chồng ông sau khi đánh bại Tây Sơn. Việc trả thù dã man này của nhà Nguyễn là một vết ô nhục trong sử Việt, so với tấm lòng khoan dung của triều Trần khi đốt toàn bộ thư xin hàng giặc Nguyên của các quan lại hèn nhát.
So với việc trả thù của Gia Long, thì đảng CSVN còn hơn tệ hơn gấp trăm ngàn lần vì Gia Long chỉ trả thù đối với một số công thần của Tây Sơn, còn đảng CSVN trả thù cả mấy thế hệ. Hơn 42 năm qua, họ vẫn còn trả thù, vẫn tiếp tục phân biệt lý lịch đối với hàng trăm ngàn thương phế binh VNCH đang sống vất vưởng bên lề xã hội. Hành động hèn hạ này bị thế giới tự do xem là vô nhân đạo và đây là nỗi ô nhục của họ.
Nhưng nhục nhã hơn nữa là hình ảnh Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước cúi đầu trước hàng vệ binh Tàu và Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội quỳ lạy cục đá Mao Trạch Đông.
Mới đây, CSVN vô cớ bắt giữ anh Hoàng Đức Bình làm cho người dân phẫn nộ, làn sóng chống đối của dân chúng ngày càng lên cao đến nỗi nhà cầm quyền phải huy động cả ngàn công an, cảnh sát và bộ đội của huyện Diễn Châu, Nghệ An thẳng tay đàn áp.
Sự việc này sẽ là “giọt nước tràn ly”, người dân không còn chọn lựa nào khác hơn, là đứng lên càn quét, dẹp sạch bọn sâu dân mọt nước “hèn với giặc, ác với dân” để dân tộc Việt thoát vòng nô lệ mới! Và ngày vinh quang của đất nước không còn xa, Việt Nam sẽ trở thành Minh Châu trời Đông như trước.
Ông được gởi lên Gia Định để học tập và trở thành học trò xuất sắc nhất của Võ Trường Toản, một nhà giáo nổi tiếng nhất vùng Gia Định.
Năm 1770, ông gặp gỡ và kết nghĩa với Võ Tánh, một hào kiệt đất Gò Công.
Năm 1772, ông kết hôn với em gái của Võ Tánh là Võ Thị Lội tại Gò Tre.
Năm 1783, ông tham gia cuộc khởi binh của Võ Tánh tại Gò Tre.
Năm 1788, ông cùng với đạo quân Kiến Hòa của Võ Tánh theo phục vụ chúa Nguyễn Ánh.
Do là một nhà Nho học kiệt xuất, nên ông được chúa Nguyễn tin dùng, lần lượt giữ các chức vụ Chế cáo Viện Hàn Lâm năm 1788, Điền Tuấn Sứ năm 1789.
Năm 1790, ông cùng với Bộ tham mưu của chúa Nguyễn tiến quân ra miền Trung.
Năm 1791, ông trở về Gia Định thi đậu Thủ khoa năm Tân Hợi và được thăng làm Tham tri bộ Lễ kiêm Phụ đạo Đông cung (thầy dạy hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh).
Năm 1799, sau khi đánh tan quân Tây Sơn tại thành Quy Nhơn, chúa Nguyễn đổi tên thành Quy Nhơn ra thành Bình Định và cử ông cùng với Võ Tánh trấn giữ.
Tháng 2/1800, hai tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng mang quân từ Phú Xuân vào tấn công thành Bình Định. Ông cùng với Võ Tánh chỉ huy quân cố thủ.
Thành Bình Định bị quân Tây Sơn bao vây chặt chẽ. Ngô Tùng Châu và Võ Tánh sai người đem mật thư cho Nguyễn Phúc Ánh, khuyên chúa Nguyễn nên kéo quân ra đánh Phú Xuân, sẽ dễ dàng giành được thắng lợi, vì lực lượng của Tây Sơn ở Phú Xuân rất yếu.
Nghe theo lời khuyên, chúa Nguyễn cho quân tấn công và chiếm được Phú Xuân vào tháng 6/1801.
Hai tướng Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng nghe tin Phú Xuân mất, liền quay trở lại tấn công thành Bình Định. Trước nguy cơ thành bị thất thủ, có người khuyên ông và Võ Tánh nên trốn ra ngoài, nhưng hai ông cự tuyệt, cương quyết ở lại với thành.
Tình thế ngày càng khốn quẫn, thấy không thể giữ thành lâu hơn được nữa, cả hai ông viết thư cho Trần Quang Diệu đề nghị sau khi chiếm được thành thì không giết hại binh lính.
Để không bị quân Tây Sơn bắt, ngày 5/7/1801, ông uống thuốc độc tự tử. Ngày 7/7/1801, Võ Tánh cũng tự thiêu mà chết tại lầu bát giác.
Trần Quang Diệu dẫn quân vào thành, rất xúc động trước cái chết trung dũng, đầy khí phách của ông và Võ Tánh, nên cho quân lính mai táng tử tế thi hài của hai ông. Đồng thời, vị tướng Tây Sơn này cũng không giết hại bất cứ người lính nào trong thành.
Sau khi tuẫn tiết, thi hài ông được quân Tây Sơn an táng trong thành Bình Định.
Năm 1804, mộ của ông được nhà Nguyễn cải táng về quê và xây thành lăng, tọa lạc tại Gò Tháp (Gò Lăng), dưới chân dãy núi Bà thuộc thôn Thái Định, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ông được thờ ở đình Trung tại trung tâm thị xã Gò Công. Hiện nay, thị xã Gò Công có một con đường mang tên ông.
Năm 1802, sau khi thắng Tây Sơn, vua Gia Long truy tặng cho ông chức Tán trị Công thần, Vinh lộc đại phu, tước Quận công.
Năm 1831, vua Minh Mạng truy tặng ông chức Hiệp biện đại học sĩ, tước Ninh Hòa quận công, đổi tên thụy là Trung Mẫn.
*****
Dù ở hai phe khác nhau, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu hay Trần Quang Diệu, tất cả đều chứng tỏ khí phách làm tướng của mình. Dù là tuẫn tiết theo thành, hay chiếm được thành, cả ba vị đều thể hiện lòng trân quý đối với sinh mệnh của dân chúng, của binh sĩ và đặc biệt là lòng tôn kính đối với địch thủ của mình.
Chính vì thế nhắc đến Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, người ta phải nhắc đến Trần Quang Diệu, nhắc đến việc Gia Long đã lăng trì xử tử hai vợ chồng ông sau khi đánh bại Tây Sơn. Việc trả thù dã man này của nhà Nguyễn là một vết ô nhục trong sử Việt, so với tấm lòng khoan dung của triều Trần khi đốt toàn bộ thư xin hàng giặc Nguyên của các quan lại hèn nhát.
So với việc trả thù của Gia Long, thì đảng CSVN còn hơn tệ hơn gấp trăm ngàn lần vì Gia Long chỉ trả thù đối với một số công thần của Tây Sơn, còn đảng CSVN trả thù cả mấy thế hệ. Hơn 42 năm qua, họ vẫn còn trả thù, vẫn tiếp tục phân biệt lý lịch đối với hàng trăm ngàn thương phế binh VNCH đang sống vất vưởng bên lề xã hội. Hành động hèn hạ này bị thế giới tự do xem là vô nhân đạo và đây là nỗi ô nhục của họ.
Nhưng nhục nhã hơn nữa là hình ảnh Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước cúi đầu trước hàng vệ binh Tàu và Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc Hội quỳ lạy cục đá Mao Trạch Đông.
Mới đây, CSVN vô cớ bắt giữ anh Hoàng Đức Bình làm cho người dân phẫn nộ, làn sóng chống đối của dân chúng ngày càng lên cao đến nỗi nhà cầm quyền phải huy động cả ngàn công an, cảnh sát và bộ đội của huyện Diễn Châu, Nghệ An thẳng tay đàn áp.
Sự việc này sẽ là “giọt nước tràn ly”, người dân không còn chọn lựa nào khác hơn, là đứng lên càn quét, dẹp sạch bọn sâu dân mọt nước “hèn với giặc, ác với dân” để dân tộc Việt thoát vòng nô lệ mới! Và ngày vinh quang của đất nước không còn xa, Việt Nam sẽ trở thành Minh Châu trời Đông như trước.
Việt Thái
No comments:
Post a Comment