Trên trang mạng Internet có nhắc tới cái chết của nhà văn Nguyễn Mạnh
Côn. Sau 1975, nhà văn bị cộng sản cầm tù, sau khi ở tù được ba năm,
nhà văn tuyên bố cộng sản phải thả ông ra (có lẽ căn cứ trên Hiệp Định
Paris). Không được đáp ứng, nhà văn đã tuyệt thực cho đến chết.
Điều đáng nói là, phần ý kiến của độc giả bên dưới trang mạng trên.
Có một độc giả đã bình luận, đại ý: “Nguyễn Mạnh Côn được xem là lý
thuyết gia chống Cộng ‘số 1’ của miền Nam, vậy mà cũng chẳng hiểu gì về
cộng sản”.
Sự thật, Nguyễn Mạnh Côn là người gốc Bắc, từng tham gia kháng chiến chống Pháp, sau bỏ về thành trước khi di cư vô Nam. Theo như một bài viết của ông, đăng trên tạp chí Văn (trước 1975), thì Nguyễn Mạnh Côn bị “nghiện” phép biện chứng kiểu cộng sản, dù sau khi rời bỏ cộng sản, ông đã cố tình “cai nghiện” mất 10 năm. Nhưng ông “tự thú” là vẫn chưa hết tàn tích của “phép biện chứng…”
Sự thật, Nguyễn Mạnh Côn là người gốc Bắc, từng tham gia kháng chiến chống Pháp, sau bỏ về thành trước khi di cư vô Nam. Theo như một bài viết của ông, đăng trên tạp chí Văn (trước 1975), thì Nguyễn Mạnh Côn bị “nghiện” phép biện chứng kiểu cộng sản, dù sau khi rời bỏ cộng sản, ông đã cố tình “cai nghiện” mất 10 năm. Nhưng ông “tự thú” là vẫn chưa hết tàn tích của “phép biện chứng…”
Nhưng khi nhắc lại câu nói của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng
nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm!” thì mọi
người dễ đồng tình và vấn đề cũng trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn.
Không ít người thắc mắc, tại sao ông Thiệu lại phát biểu về cộng sản “trúng phóc” như vậy?
Không ít người thắc mắc, tại sao ông Thiệu lại phát biểu về cộng sản “trúng phóc” như vậy?
Ngày 30 Tháng Tư, 1975, khi đài phát thanh Hà Nội tuyên bố đã “giải
phóng” hoàn toàn miền Nam, một nhà văn và là sĩ quan quân đội nhân dân
(Bắc Việt) đã rời bỏ hàng ngũ từ lâu, vì liên đới trong vụ án Nhân Văn
Giai Phẩm ngậm ngùi, tuyên bố: “Kể từ nay, nhân dân miền Nam sẽ phải
sống trong ‘bàn tay thép bọc nhung’ của chế độ cộng sản!”
Chưa đầy một năm sau, Tổng Bí Thư Lê Duẩn giải tán “Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam”, sáp nhập lãnh thổ miền Nam về dưới ngọn cờ XHCN, đồng
thời tung ra khẩu hiệu: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
CNXH”. Mấy ông cán bộ miền Nam tập kết, nay được trở về quê hương, ngao
ngán lắc đầu: “Tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH để… đuổi kịp cái đói của
miền Bắc”.
Sau khi ông Lê Duẩn mất, và cũng nhận thấy Liên Xô cũng như Đông Âu
vừa đổi mới về chính trị, vừa đang khủng hoảng về kinh tế, ban lãnh đạo
mới do Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh khởi xướng cho “đổi mới” để tự cứu
lấy đảng. Thời điểm được tính vào khoảng từ năm 1986.
Đổi mới kinh tế của cộng sản là giải tán hết các tập đoàn, hợp tác xã
nông nghiệp, trả lại ruộng đất cho nông dân (như truyền thống từ ngàn
xưa).
Về mặt thương mại, bãi bỏ việc ngăn sông cấm chợ, để hàng hóa được tự do lưu thông.
Về mặt thương mại, bãi bỏ việc ngăn sông cấm chợ, để hàng hóa được tự do lưu thông.
Cho phép tư nhân trong nước lập doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư nước
ngoài. Từ hình thức công ty liên doanh, đến công ty sở hữu vốn nước
ngoài 100%.
Việt Nam từ một nước cộng sản chuyên chính kiểu trại lính, trại tù, chuyển sang nền kinh tế thị trường (kiểu tư bản) nhưng vẫn giữ “cái đuôi” định hướng XHCN.
Việt Nam từ một nước cộng sản chuyên chính kiểu trại lính, trại tù, chuyển sang nền kinh tế thị trường (kiểu tư bản) nhưng vẫn giữ “cái đuôi” định hướng XHCN.
Your ads will be inserted here by
Chính vì cái đuôi “định hướng” này của chế độ hiện nay, mà có người
đã gọi chủ nghĩa duy vật của Karl Marx là chủ nghĩa duy cái… con vật.
Là vì, khi vẫn còn định hướng XHCN, nhà nước duy ý chí kiểu cộng sản
vẫn tiếp tục duy trì một số giáo điều cộng sản. Những giáo điều này ngăn
cản, không cho dân Việt Nam được thành… người.
Điển hình là trong luật đất đai, cộng sản vẫn duy trì “luật cộng
sản”, khi hiến định: “Đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất
quản lý.” Với điều luật này, nhà cầm quyền cộng sản đã “mở sẵn cửa” cho
chính quyền và đám quan tham mặc sức mà cướp đất của dân.
Do vậy, sau 30 năm đổi mới kinh tế, Việt Nam có những tòa nhà thương
mại cao tầng, ra đời giai cấp tư bàn đỏ – tư bản thân hữu (thân Cộng),
giàu có thuộc loại “phú gia địch quốc.” Nhưng đổi lại, toàn bộ các dòng
sông ở Việt Nam đều bị ô nhiễm nặng nề, đồng thời ra đời một giai tầng
nghèo hèn mới, đó là “dân oan,” những người bị mất ruộng đất vào tay bọn
cá mập tư bản đỏ, đến nỗi thủ tướng đương nhiệm cũng phải phát biểu:
“Tham nhũng trong lãnh vực đất đai hiện nay là gay gắt nhất.”
Một trí thức, từng du học Trung Quốc, con của một cựu ủy viên trung
ương đảng, tổng kết về chế độ cộng sản như sau: “Thời của Lê Duẩn, cộng
sản không biết họ sai, và họ nghĩ là dân chúng cũng không biết họ sai.
Qua thời đổi mới của Nguyễn Văn Linh, cộng sản biết là họ sai, nhưng họ
nghĩ là dân chúng vẫn chưa biết họ sai. Cho đến hiện nay, cộng sản biết
là họ sai, mà họ cũng biết là dân chúng biết họ sai. Nhưng cộng sản vẫn
nghĩ là họ mạnh hơn dân, nên họ vẫn tiếp tục cai trị theo kiểu trước đây
mà không thèm quan tâm gì tới tâm tư, nguyện vọng của dân.”
Về vấn đề ruộng đất ngày nay, khi tiếng kêu của dân oan đã “thấu tận
trời xanh,” nhà cầm quyền phải nghiên cứu sửa đổi lại luật theo hướng
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân (trong nền kinh tế thị trường).
Nếu không ngăn chặn được lòng tham của cả một hệ thống quan lại như hiện
nay, vấn đề ruộng đất chắc chắn sẽ là “tử huyệt” của chế độ.
Cuối cùng, phải xây dựng một nhà nước pháp quyền (do dân bầu), thay cho nhà nước được đảng trị và công an trị điều hành./.
Văn Lang
No comments:
Post a Comment