Sau 6 ngày họp, được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là “khẩn
trương, nghiêm túc”, Hội nghị Trung ương 5/Khóa XII của đảng Cộng sản
Việt Nam (CSVN) đã kết thúc chiều Thứ Tư, 10-05-2017, sau khi rặn mãi
mới đẻ ra được 3 Nghị quyết “đổi mới nhưng không đổi mầu”, gồm:
– Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.
– Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hãy để bàn sau chuyện Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) làm ăn ra sao mà phải “cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả”.
Chuyện bàn ngay là làm gì có cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà hoàn thiện?
Từ lâu kinh tế thế giới chỉ có 2 cực rõ ràng: Tự do Tư Bản và Độc tài
Cộng sản. Chả làm gì có cái đứng giữa giở giăng giở đèn như Lãnh đạo
CSVN tô vẽ cho khỏi bẽ mặt vì đã mượn đầu heo Tư bản nấu cháo cứu đói.
Thế mà từ lâu, những cái đầu lý luận đá nhiều hơn óc được đảng nuôi ăn trong Hội đồng lý luận Trung ương vẫn huênh hoang coi đó là một khám phá mới “chưa có tiền lệ” của Việt Nam.
Thế mà từ lâu, những cái đầu lý luận đá nhiều hơn óc được đảng nuôi ăn trong Hội đồng lý luận Trung ương vẫn huênh hoang coi đó là một khám phá mới “chưa có tiền lệ” của Việt Nam.
Thực tế thì khác. Kể từ khi nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh công
bố chủ trương được gọi là “Đổi mới” tại Đại hội đảng VI năm 1986 để cứu
Việt Nam khỏi chết thì Chủ nghĩa Cộng sản chỉ còn tồn tại trên lý thuyết
ở Việt Nam.
Chính sách kinh tế mới chủ trương xóa bỏ nền kinh tế tập trung, bao cấp theo mô hình Liên Xô để chuyển sang nền kinh tế theo định hướng thị trường của Tư bản chủ nghĩa, nhưng đảng CSVN vẫn lãnh đạo.
Mô hình này giống hệt, hay gọi nôm na là “bản sao” chính sách kinh tế của Trung Hoa áp dụng từ năm 1978, nhằm mở cửa buôn bán làm ăn với tất cả các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị để cứu nguy kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp, khi ấy tràn lan ở Trung Hoa lục địa.
Chủ trương này, bắt đầu từ thời “mở cửa” Đặng Tiểu Bình cho đến bây giờ, thời Tập Cận Bình, được mệnh danh là “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.
Chính sách kinh tế mới chủ trương xóa bỏ nền kinh tế tập trung, bao cấp theo mô hình Liên Xô để chuyển sang nền kinh tế theo định hướng thị trường của Tư bản chủ nghĩa, nhưng đảng CSVN vẫn lãnh đạo.
Mô hình này giống hệt, hay gọi nôm na là “bản sao” chính sách kinh tế của Trung Hoa áp dụng từ năm 1978, nhằm mở cửa buôn bán làm ăn với tất cả các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị để cứu nguy kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp, khi ấy tràn lan ở Trung Hoa lục địa.
Chủ trương này, bắt đầu từ thời “mở cửa” Đặng Tiểu Bình cho đến bây giờ, thời Tập Cận Bình, được mệnh danh là “Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.
Phía Việt Nam chưa bao giờ nhìn nhận họ đã học làm kinh tế theo cách
của Trung Hoa, hay được nước đàn anh khuyên noi theo để chống đói và
phát triển. Nhưng 30 năm sau ngày Đổi mới, ông Trọng vẫn cương cổ lên
khoe chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
của Việt Nam là “một sáng tạo mới của Đảng ta về mô hình kinh tế tổng
quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” (trích
Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 5 của ông Trọng.)
Tuy nói thế, nhưng chưa chắc ông Trọng đã có thể giải thích rành mạch được ý nghĩa của việc “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là theo đường lối kinh tế nào để đạt được “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”?
Tuy nói thế, nhưng chưa chắc ông Trọng đã có thể giải thích rành mạch được ý nghĩa của việc “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là theo đường lối kinh tế nào để đạt được “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”?
Bởi vì, chính ông Trọng đã từng nói năm 2013 rằng: “Đến hết thế kỷ
này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”!
Có lẽ vì thế mà tại Hội nghị Trung ương 5, ông Nguyễn Phú Trọng đã hết lời ca tụng vai trò kinh tế của tư nhân.
Có lẽ vì thế mà tại Hội nghị Trung ương 5, ông Nguyễn Phú Trọng đã hết lời ca tụng vai trò kinh tế của tư nhân.
Ông Trọng nói thế thì hãy cứ nghe và hãy kiên nhẫn chờ xem đảng và
nhà nước có làm như đã hứa sẽ làm hay cũng chỉ nói cho vui miệng như đã
từng diễn ra trong suốt 30 năm qua?
Chỉ có điều là chừng nào đảng CSVN còn duy trì làm kinh tế thị trường mà vẫn phải có cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, và đảng phải chỉ huy, nhà nước tiếp tục được quản lý thì nền kinh tế này vẫn không thể ngóc đầu lên được.
Bởi vì chính sách kinh tế chỉ huy này, dù có ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào cũng không che được sự thật là hoàn toàn chống lại nền kinh tế thị trường của các nước dân chủ và tự do và là lực cản của phát triển trên mọi lĩnh vực.
Bằng chứng là ông Trọng đã quanh co khi giải thích “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam là: “nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.”
Đáng tiếc là ông Trọng đã học thuộc lòng để đọc lại quan điểm kinh tế bảo thủ, giáo điều và lạc hậu của Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan đã viết các Tài liệu về kinh tề và đổi mới lần 2 cho Ban Chấp hành Trung ương đảng thảo luận tại Hội nghị 5.
Vì vậy kẻ thắng thế là những cái đầu đất sét trong Hội đồng Lý luận Trung ương và người dân luôn luôn là kẻ thất bại, dù phải trả hết chi phí cho những người tham gia vào Hội nghị quan trọng này./.
Chỉ có điều là chừng nào đảng CSVN còn duy trì làm kinh tế thị trường mà vẫn phải có cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, và đảng phải chỉ huy, nhà nước tiếp tục được quản lý thì nền kinh tế này vẫn không thể ngóc đầu lên được.
Bởi vì chính sách kinh tế chỉ huy này, dù có ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào cũng không che được sự thật là hoàn toàn chống lại nền kinh tế thị trường của các nước dân chủ và tự do và là lực cản của phát triển trên mọi lĩnh vực.
Bằng chứng là ông Trọng đã quanh co khi giải thích “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam là: “nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.”
Đáng tiếc là ông Trọng đã học thuộc lòng để đọc lại quan điểm kinh tế bảo thủ, giáo điều và lạc hậu của Hội đồng Lý luận Trung ương, cơ quan đã viết các Tài liệu về kinh tề và đổi mới lần 2 cho Ban Chấp hành Trung ương đảng thảo luận tại Hội nghị 5.
Vì vậy kẻ thắng thế là những cái đầu đất sét trong Hội đồng Lý luận Trung ương và người dân luôn luôn là kẻ thất bại, dù phải trả hết chi phí cho những người tham gia vào Hội nghị quan trọng này./.
Phạm Trần
No comments:
Post a Comment