Cụm từ các nhà tranh đấu, nhà dân chủ được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây thế nhưng đi điểm xuyết lại các phong trào mà người dân trong nước đòi hỏi người ta có thể thấy được sự phôi thai, mất phương hướng của nó.
Nói như vậy có vẻ khiên cưỡng nhưng thực tế là như vậy!
Các bạn đang tranh đấu vì điều gì?
Đòi hỏi dân chủ, tự do, nhân quyền như các quốc gia văn minh ư?
Xin lỗi khái niệm đó hoàn toàn không có trong chế độ cộng sản, đặc biệt hơn nó lại là một quốc gia độc tài đảng trị, tại đó họ cho mình có cái quyền độc tôn làm cha của muôn dân, làm vua của thiên hạ thì bạn đòi hỏi cho đến bao giờ?
Chống như thế nào khi mình hoàn toàn không hề có vũ khí, phương tiện
truyền thông cũng như đội ngũ đông đảo các người cùng chí hướng?
– Bạn không thể nào đòi hỏi dân chủ trong một đất nước độc tài đang
ngày đêm ra rả tuyên truyền chống các luận điệu của bọn thế lực thù địch
phản động, ngoài ra những điều luật do nhà cầm quyền đặt ra sẵn sàng
khép bạn vào những tội hình mà các quốc gia khác không có.
– Bạn không thể nào có Tự do trong một quốc gia cộng sản trong đó
quan trọng nhất là Tự Do Tư Tưởng, một yếu tố quan trọng nhất của sự
phát triển của loài người bởi vì công thức chung của các nước cộng sản
là Duy Ý Chí, họ muốn tạo thành một quốc gia thống nhất hoàn toàn về ý
chí nhằm tiếp tục sự cai trị trường tồn, vì thế đừng hỏi vì sao nền tự
do ngôn luận hoàn toàn không xuất hiện tại Việt Nam.
– Bạn đừng đòi hỏi dân chủ hay cho mình là nhà dân chủ khi đảng csVN
vẫn còn tồn tại, nếu công thức của mục tiêu tranh đấu của bạn là đòi hỏi
dân chủ trong một quốc gia cộng sản thì bạn đang mò kim đáy biển, việc
làm của bạn cũng giống như Nguyễn Phú Trọng đã từng phát ngôn: “Đi hết
thế kỷ này cũng không biết đến thiên đường xhcn hay chưa!”
Dân chủ chỉ có được khi không có đảng cộng sản!
Quan trọng hơn nữa là chính phủ hậu cộng sản đó phải được điều hành bởi những đầu óc dân chủ, tiến bộ và do người dân bầu ra.
Những giá trị khác như tự do, nhân quyền chỉ có thể có được một khi
các bạn làm nên một cuộc cách mạng của lòng dân, một sự thay đổi toàn
diện thể chế chính trị tại Việt Nam trong đó việc lật đổ sự cai trị khắc
nghiệt của đảng cộng sản là điều quan trọng nhất để có thể xây dựng lại
một quốc gia trên đống đổ nát hoang tàn mà bọn chúng đã gầy ra.
Nói như vậy thì nhiều người sẽ băn khoăn biết đến bao giờ người dân Việt Nam mới có cơ hội để làm được điều đó?
Đầu tiên những nhà tranh đấu phải tuyên truyền cho người dân trong
nước có được sự dũng cảm, phải thể hiện công khai chính kiến của mình,
sẵn sàng cho mọi người thấy được mình không ưa thích cộng sản cũng như
những luận điệu tuyên truyền của họ, hướng dẫn người dân biểu tình đòi
hỏi những quyền lợi chính đáng của mình bao gồm quyền tư hữu, quyền được
sống như một con người văn minh, và cao nhất là quyền thể hiện quan
điểm chính trị của mình mà nhà cầm quyền không được phép can thiệp.
– Đó là một nét dân chủ sơ khai mà người dân Việt Nam cần phải tiến
tới như là bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành tư duy dân chủ
của mình.
Khi bán nửa dân tộc dám thể hiện chính kiến, dám công khai đòi hỏi
những yêu cầu của mình thì tiếp sau đó sẽ là sự phản ứng trước khi chết
của đảng csVN, họ có thể dùng bạo lực đàn áp, gia tăng cường độ hoặc
xuống thang hòa hoãn, thế nhưng những ai dại dột tin theo mà không minh
định lập trường cứng rắn của mình hoặc của phong trào của mình cũng sẽ
mau chóng bị những thủ đoạn đê hèn bách hại.
Đó là cái giá phải trả, điều cần thiết phải làm dù có thể có những
cảnh tượng đau lòng nhưng đó là điều không thể nào né tránh để có được
những giá trị cao cả mà nhân loại đang thụ hưởng, còn bằng không thì
những giá trị đó chỉ là một giá trị trừu tượng ngoài tầm tay với của
người dân Việt Nam.
Đấu tranh dân chủ là một sự cống hiến cho dân tộc mình, đấu tranh
không phải chỉ được nổi tiếng, được nhận những đồng đô la Mỹ, Úc,
Canada, không phải đấu tranh để được đi Mỹ, đi Đức và chìm nghỉm trong
bộn bề lo toan nơi đất khách, mà đó là một sự hy sinh cao cả, một đức
tính cần thiết cho các chính khách sau này mà bà Aung San Suu Kyi của
Miến Điện là một tấm gương dành cho giới trẻ Việt Nam noi theo học hỏi.
Nước Mỹ có một câu bất hủ Freedom is not free-Tự do không bao giờ
miễn phí, mà đó chỉ là một giá trị trong hàng loạt giá trị đang không
hiện hữu tại Việt Nam thế thì cái giá để có được điều đó là gì là điều
mà 90 triệu người dân trong nước cần phải suy nghĩ…
Bạn đang tranh đấu vì điều gì?
Bạn đang tranh đấu vì điều gì?
Nguyên Anh
No comments:
Post a Comment