Chủ Nhật 13.12.2015
Kính thưa quý thính giả, để điểm lại những sự kiện nổi bật tuần qua
xin mời các bạn thính giả theo dõi buổi hội luận với phóng viên Trường
An.
Quang Nam: Thưa anh TA, anh có ghi nhận như thế nào
trước việc trong tuần qua, hai Tổ chức là Ân xá Quốc tế và Phóng viên
Không biên giới vừa lên tiếng yêu cầu VN phải chấm dứt chiến dịch hành
hung dã man những người bảo vệ nhân quyền hay bày tỏ các ý kiến khác
biệt với chế độ?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài!
Theo như tôi được biết, hai tổ chức nói trên trưng dẫn các vụ đánh
đập tàn bạo vừa xảy ra trong tháng qua. Trong đó có vụ Luật sư Nguyễn
Văn Đài bị đánh vào ngày 6/12, sau buổi trình bày của ông về vấn đề
nhân quyền ở tỉnh Nghệ An và vụ chận đánh hai luật sư Trần Thu Nam và Lê
Văn Luân ở huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Hai người khác là Đỗ Thị Minh Hạnh
và nhà báo Trương Minh Đức cũng bị công an câu lưu và đánh đập khi đến
trợ giúp pháp lý cho 2 ngàn công nhân ở tỉnh Đồng Nai bị sa thải một
cách bất công.
Trong thông cáo báo chí đưa ra vào hôm 10/12, tổ chức Phóng viên
Không biên giới bày tỏ sự căm phẫn về việc Luật sư Nguyễn Văn Đài, một
nhà đấu tranh nhân quyền nổi tiếng ở VN, bị đánh đến trọng thương. Theo
Luật sư John Coughlan, một chuyên viên của Ân xá Quốc tế, thì làn sóng
hành hung giới bất đồng chính kiến ở VN là điều không thể chấp nhận được
trong một xã hội văn minh và có pháp trị. Ông kêu gọi VN phải thành lập
một cơ quan độc lập để truy tố những tên côn đồ này.
Quang Nam: Ngay ở đầu buổi hội luận anh có nhắc đến
việc Luật sư Nguyễn Văn Đài vì sau buổi thuyết trình của ông về vấn đề
nhân quyền tại Nghệ An thì đã bị giới công an tỉnh này đánh đập một
cách dã man và tàn bạo. Xin anh nói rõ hơn về sự việc này để quý thính
giả đài ĐLSN được tường tận hơn?
Trường An: Theo ghi nhận vào chiều ngày 6/12, Luật
sư Nguyễn Văn Đài và một số thành viên hội Anh em Dân chủ đã bị công an
tỉnh Nghệ An ra tay đánh đập một cách dã man sau khi tổ chức một buổi
diễn thuyết về nhân quyền tại giáo xứ Vạn Lộc thuộc huyện Nam Đàn.
Được biết buổi diễn thuyết nhân quyền nói trên là một trong các hoạt
động thuộc chương trình "Tuần lễ Nhân quyền cho VN" do hội Anh em Dân
chủ đề xướng tại nhiều nơi, nhằm vinh danh ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12
năm nay. Rất nhiều công an chìm đã trà trộn trong hàng ngũ tham dự nhằm
gây rối trật tự. Ngay sau khi buổi diễn thuyết chấm dứt, hai chiếc xe
chở hàng chục công an kéo đến bao vây và hành hung dã man những người
tham dự đang rời khỏi hội trường.
Luật sư Đài cho biết là khi chiếc taxi chở nhóm của ông đi đến thị
trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, thì bị công an chận lại, đạp cửa xe, lôi
mọi người ra khỏi xe và hành hung ngay trên đường. Bọn man rợ đã dùng
gậy gộc đánh liên tiếp vào người LS Đài, khiến cánh tay phải của ông bầm
tím khắp nơi. Sau đó chúng lôi lên một chiếc xe, liên tục tát vào mặt
ông và tước điện thoại trước khi tống ông xuống một bãi biển Cửa Lò rồi
bỏ đi. Xin được nhắc lại, đây là lần thứ 5 mà Luật sư Đài bị lực lượng
"còn đảng còn mình" hành hung một cách man rợ trong vòng 1 năm qua. Vào
năm ngoái, ông cũng bị chúng đập một ly thủy tinh vào mặt, phải nhập
viện khâu 4 mũi. Vào đầu năm nay, lũ man rợ này 3 lần xông vào tư gia LS
Đài và đánh đập ông.
Quang Nam: Cũng trong tuần qua, nhà cầm quyền cộng
sản VN đã cấm xuất cảnh đối với 4 nhà bất đồng chính kiến khi họ chuẩn
bị xuất ngoại. Anh vui lòng nói chi tiết hơn về việc này?
Trường An: Thưa chị cùng quý thính giả của đài.
Bốn người đấu tranh cho nhân quyền VN đã bị công an ngăn cấm, không
cho xuất ngoại vào hôm Chủ nhật vừa qua. Hai người bị tước bỏ quyền xuất
ngoại tại phi trường Nội Bài là nhà văn Phạm Thành và nhà báo Nguyễn
Tường Thụy. Hai người khác là ông Trương Văn Dũng và Lê Sỹ Bình thì bị
ngăn chận tại cửa ải Mộc Bài.
Nhà văn Phạm Thành, chủ trang mạng Bà Đầm Xòe, cho biết là công an
nêu lý do chung chung là "bảo vệ an ninh quốc gia" để cấm ông xuất
ngoại, nhưng thực chất là nhằm trả thù việc ông viết các bài phê phán
chế độ, tham gia vào hội Nhà báo Độc lập và hội Cứu trợ Dân oan. Vào năm
ngoái, ông cũng xuất bản cuốn sách "Cò Hồn Xã Nghĩa" và đã liên tục bị
công an "mời lên đồn" để thẩm vấn về nội dung cuốn sách này.
Ông Phạm Thành tuyên bố là sẽ nhờ luật sư đệ đơn kiện về vụ cấm cản
ông xuất ngoại, đồng thời sẽ gửi thư tố cáo lên Cao ủy Nhân quyền LHQ.
Quang Nam: Vào tuần tới đây, nhà cầm quyền VN sẽ đưa
ra xét xử vụ án thanh niên mặc quân phục áo VNCH. Anh có ghi nhận như
thế nào về sự kiện này?
Trường An: Theo tin từ các luật sư biện hộ cho biết
là vào ngày 14/12 tuần tới, tòa án quận Hoàn Kiếm sẽ mở phiên xét xử anh
Nguyễn Viết Dũng, người đã mặc bộ quân phục VNCH khi xuống đường phản
đối việc đốn hạ hàng ngàn cây cổ thụ ở Hà Nội vào tháng 4 vừa qua.
Tuy nhiên theo cáo trạng thì anh Dũng bị buộc tội "gây rối trật tự
công cộng" mặc dù nhóm biểu tình của anh chỉ tuần hành một cách rất ôn
hòa và không hề gây phiền toái cho bất cứ ai. Theo bộ luật hình sự của
chế độ thì nếu bị kết tội, anh Dũng có thể bị lãnh án từ 2 đến 7 năm tù.
Luật sư Võ An Đôn, một trong 3 luật sư bào chữa cho anh Nguyễn Viết
Dũng, cho biết là việc thay đổi lịch trình xét xử khiến cho nhóm luật sư
của ông gặp khó khăn trong việc tham dự phiên tòa, vì đã lỡ đặt vé máy
bay cho phiên xét xử vào khác ngày.
Quang Nam: Nay chuyển qua lĩnh vực kinh tế. Trong
khi thế giới liên tục xếp hạng VN đứng đầu các nước tham nhũng thì giới
thanh tra Hà Nội và Sài Gòn lại tuyên bố là họ không phát giác ra trường
hợp tham nhũng nào ở hai thành phố lớn này. Xin anh nhắc lại về việc
này?
Trường An: Đúng như chị vừa nói, chỉ hai tuần sau
khi nhà cầm quyền thành phố Hà Nội công bố báo cáo khiến dư luận bật
cười. Trong khi đó phó thanh tra Sài Gòn, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga, cũng
hùng dũng tuyên bố là trong 9 tháng qua, cơ quan của bà cũng không tìm
thấy một quan chức tham nhũng nào ở Sài Gòn. Bà Nga còn nói thêm là ngay
cả khi điều tra nội bộ cũng không phát giác ra trường hợp tham nhũng
nào.
Điều buồn cười hơn nữa là trong các báo cáo thanh tra lại nhấn mạnh
rằng tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. Điều này có nghĩa là
giới thanh tra tuy biết có tham nhũng nhưng không có khả năng truy tra
ra được.
No comments:
Post a Comment