Thứ Năm, 10.12.2015
Cà Mau và Bạc Liêu là hai địa phương được báo chí nhắc đến nhiều hiện nay, như là một tấm gương điển hình chưa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội đã lâm vào cảnh vỡ nợ. Chế độ csVN mục ruỗng, thối nát, những sơn phết hào nhoáng bên ngoài cũng không đủ sức chống đỡ căn nhà chế độ sụp đổ.Trong tiết mục NDTQ hôm nay, mời quý thính giả theo dõi bài " Bước đường túng quẫn" của Lý Trần Công, sẽ do Hướng Dương trình bày để tiếp nối chương trình tối nay
Ngày 4/12, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết,
sẽ ứng ngân sách khoảng 10 tỷ đồng để thành phố Cà Mau trả lương người
lao động. Sở Tài chính Cà Mau thông báo về việc ứng trước 35,7 tỷ đồng
dự toán ngân sách năm 2016 để thành phố Cà Mau chi trong tháng 12/2015.
Trong đó, chi trả bảo hiểm 13 tỷ đồng, đó là chưa tính nợ lương các cơ
quan hành chính công và nợ tiền điện chiếu sáng công cộng.
Trước đó tương tự, đảng ủy Bạc Liêu hết kinh phí để duy trì sự hoạt
động của bộ máy công quyền. Kinh phí chỉ còn đủ trả lương và tiền điện
nước đến hết tháng 11. Chưa kể, đảng ủy thành phố này còn mắc nợ nhiều
tỉ đồng... Việc túng quẫn tiền bạc của Bạc Liêu được thể hiện qua việc
Kế toán văn phòng Thành ủy ném vỡ bình trà, khay đựng bình, ly trước mặt
các quan lớn. Tuy nhiên còn nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng đang
trên đà vỡ nợ nhưng vẫn còn khéo léo che đậy dư luận, âm thầm "giật gấu
vá vai" cầu cạnh chạy chọt các quan lớn ở trung ương, xin ứng trước tài
chính của năm 2016 để chi tiêu cho tháng cuối năm 2015 này.
Giấu giếm, bưng bít sự thật là nghề của cộng sản, nhưng người dân cả
mước có dịp nghe người Tây phương, nói về kế hoạch phát triển kinh tế
trong 5 năm tới của ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng câu hỏi: "Việt
Nam lấy tiền đâu để phát triển nhanh, bền vững?". Vâng, bà Victoria
Kwakwa, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã hỏi
ông thủ tướng Việt Nam như thế. Bởi theo phân tích của đại diện World
Bank, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào
nguồn thu trong nước là chính. Trong khi đó, tỉ lệ thu ngân sách nhà
nước trên GDP đã cho thấy xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn
21%. Cuối cùng ông Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận bản chất lừa bịp,
thùng rỗng kêu to của chế độ cộng sản rằng: "Chúng tôi nghiêm túc nhận
thấy rằng, kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế, khó khăn, yếu kém, chưa
đạt như mong muốn". Tuyên bố của ông thủ tướng rõ ràng là trái ngược hẳn
với những con số tăng trưởng kinh tế, mà nhà nước csVN công bố với dân
chúng. Mọi người có nhận xét rằng sự lao dốc của nền kinh tế Việt Nam
hiện nay, có phần đóng góp to lớn của chính sách thúc đẩy mạnh mẽ tham
nhũng từ mọi cấp lãnh đạo của đảng cộng sản, khởi đi từ phong trào "Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" từ năm 2007 đến nay. Tổ
chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố Chỉ số cảm nhận Tham nhũng của
Việt Nam trong ba năm 2013, 2014, 2015 xếp hạng 175 quốc gia và vùng
lãnh thổ, Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119/175 quốc gia và vùng
lãnh thổ, đứng thứ 18/28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sáng ngày 5 tháng 12, nói chuyện với
cử tri quận 1, Sàigòn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cam kết, với chức
trách của mình, ông ta sẽ góp sức giải quyết tình trạng tham nhũng hiện
nay. Nhưng cũng như phong trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh, càng học các
đảng viên càng đổ đốn, mất đạo đức tư cách, thì trong việc chống tham
nhũng, người dân thấy đảng càng chống tham nhũng bao nhiêu thì quan chức
cộng sản càng giầu sụ bấy nhiêu. Người dân thật sự khinh bỉ các quan
chức lãng đạo cộng sản từ trên xuống dưới, tán tận lương tâm không thể
chịu nổi qua những phát ngôn lòe bịp, nói một đàng làm một nẻo của họ.
Tham nhũng được đảng cộng sản dùng, như là thước đo lòng trung thành của
các quan chức với chế độ và cũng là công cụ, để triệt hạ lẫn nhau khi
tranh giành quyền lực hay đấu đá nội bộ. Cho nên người dân cho rằng với
bề dầy thành tích tham ô, tham nhũng của mình, đảng mà diệt trừ được
tham nhũng là đảng tự sát, hay nói cách khác chỉ khi đảng csVN sụp đổ
thì tham nhũng mới không còn.
Kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng vỡ nợ bất cứ lúc nào, dấu
hiệu rõ nhất là tình trạng không có tiền để trả lương cho bộ máy hành
chính, y tế, giáo dục và tình trạng rối loạn kinh tế sẽ còn tồi tệ hơn
trong năm 2016 là điều đã được nhìn thấy trước. Chả thế mà lãnh đạo cấp
cao của csVN chia nhau tay bị, tay gậy đi xin xỏ, vay mượn đang diễn ra
cấp tập trong những tháng gần đây, Tổng bí thư thì đến Nhật Bản, Chủ
tịch nước thì thăm Châu Âu, ông Thủ tướng thì qua Thái Lan, Chủ tịch
Quốc hội thì đi thăm Hoa Kỳ..v.v... nhưng tiếc rằng thời điểm này csVN
đi vay mượn không phải là dễ, trong khi nợ cũ đến hạn thì không trả nổi,
mà có vay mượn được đồng nào thì csVN cũng không đủ để trả nợ cũ. Chính
vì vậy mà bà giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Victoria Kwakwa
đã thẳng thừng tuyên bố, csVN chẳng còn tiền để phát triển kinh tế trong
5 năm tới. Chưa hết, mối nguy sụp đổ dây chuyền trong hệ thống ngân
hàng đang ngày càng lộ rõ, khi con thuyền tài chính của csVN đứt neo và
đang dần chìm, bất chấp mọi cứu vãn của chính phủ. Việc các ngân hàng
chiếm đoạt vốn lẫn nhau, vỡ nợ, sáp nhập, thay tên mới đang âm thầm diễn
ra và được ví như là chứng bịnh ung thư đang di căn ở giai đoạn cuối,
đó là hậu quả tất yếu của tình trạng tham nhũng tràn lan do csVN bao
che.
Người dân đang sống trong tình trạng gia tăng đối phó với các thủ
đoạn móc túi cách công khai của nhà cầm quyền. Người dân phải chịu đựng
mua giá xăng cao ngất ngưởng, chính sách tận thu thuế, phí của nhà nước
gia tăng nhanh chóng, nhà cầm quyền tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ vô tội
vạ, csVN thả cửa cho công chức hạch xách, nhũng nhiễu, đòi chung chi
mãi lộ tràn lan..v.v... chỉ với một mục tiêu duy nhất là cưỡng đoạt tiền
của người dân cách công khai. Đây là lúc người dân cần loại trừ chế độ
csVN ăn bám, bằng cách không tiếp tục nuôi dưỡng chúng bằng chính tiền
thuế của mình. Người dân hãy nói không với tất cả lời kêu gọi và để cho
csVN biết rằng, chính người dân sẽ kết liễu chế độ phi nhân, ngoại lai,
vong bản này.
Lý Trần Công
Ngày 10/12/2015.
No comments:
Post a Comment