Thứ Ba, 22.12.2015
Thưa quý thính giả, đánh tráo tài liệu lịch sử với mục đích chỉ để ca tụng đảng độc tài toàn trị thối nát đã là một cái tội lớn của csVN đối với tổ tiên, với dân tộc. Nay lại còn chồng chất thêm tội lỗi khi muốn phủi sạch sự hiện diện của lịch sử oai hùng chống ngoại xâm của dòng giống cha ông chỉ vì muốn làm đẹp lòng xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp bắc phương. Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:" BỎ LỊCH SỬ CHĂNG?" của Mưa Nguồn qua sự trình bày của Nguyên Khải.
Mang thân phận người dân trong một quốc gia mà do độc đảng cai trị ở
chính thể độc tài nên hai chữ "TÍCH HỢP" trong ngoặc kép khiến tôi chẳng
hiểu lãnh đạo "đảng ta" muốn ám chỉ cái gì? Muốn nói tới cái gì?
Phải chăng đây là cách dùng chữ quen thuộc của các "đỉnh cao trí tuệ"
vốn hằng ngày tự nhận mình luôn luôn có óc sáng tạo tài tình, càng
chứng tỏ là ta có óc hàn lâm.
Nghe sao hãi hùng quá chừng! Những tưởng kỳ này cả đảng cầm quyền lẫn
bộ giáo dục sẽ vùng lên lấp biển vá trời, nhà nước sẽ chi ra mấy chục
ngàn tỷ bạc Việt Nam đồng; hầu cải cách cải tiến một nền giáo dục từ chỗ
gom ba bốn môn học vào một cục để "tích hợp" cho nó tiến bộ với trào
lưu yêu cầu của ông "hàng xóm tốt bụng" tặng không cho 4 tốt, lẫn 16 chữ
vàng loang loáng ở cửa miệng mà thằng đàn em chư hầu cúc cung tận tụy
chí chết. Nào ngờ chỉ là thùng rỗng kêu to. Chập chõa, chũm chọe, trống
dong cờ mở rùm beng trời đất mà chẳng ra cái tích sự gì. Một cái thúng
bằng cái mắt muỗi mà đòi úp cả một đàn voi.
Nếu trong chúng ta ai đã có dịp thăm các công viên quốc gia, các đền
đài dinh thự, các thắng cảnh kể cả các viện, nhà, nơi bảo tàng của các
nước tân tiến ở Âu- Mỹ thì sẽ thấy người ta quí trọng những giá trị
lịch sử đến mức nào.
Giả như con cháu đời sau có muốn tìm hiểu các bậc tiền nhân cha anh
thuở trước đã làm gì. Chúng không cần mất nhiều thời gian tìm tòi, đào
bới, hỏi han mà đã có sẵn bao nhiêu tài liệu, số liệu, hình ảnh vật
chứng thật đương thời mà không mất thời gian lục lại. Để thời gian đó
nghiên cứu những đề tài khác càng ngày càng phong phú hơn.
Khi người đương thời biết quí trọng, gìn giữ, bảo tồn những gì ta
đang hiện hữu, đang có mặt thì con cháu ta sau này sẽ kế tục sự nghiệp
và tiếp tục lưu truyền hậu thế. Nếu ta chỉ biết hưởng mà không biết gìn
giữ thì lớp hậu sinh sẽ chẳng biết đời cha ông chúng đã làm những gì.
Nếu không thì làm sao con cháu lớp hậu sinh hiểu thế nào là tinh thần
yêu nước. Lòng ái quốc của một dân tộc?
Nhìn lại các bậc "phụ mẫu chi dân" hiện nay trong nước, họ đã làm gì
để gọi là bảo tồn, quý trọng các giá trị lịch sử? Hầu như một con số
không to tướng. Tuy nhiên nếu xét về trình độ bằng cấp của các nhà lãnh
đạo đó thì ai dám bảo là họ thiểu năng chữ nghĩa? Ông nào bà nào cũng
một đống bằng cấp. Bét nhất cũng có cái Cử nhân luật... rừng.
Cho nên có trưng dẫn bao nhiêu công lao, bao nhiêu bài học lịch sử,
gương bảo vệ đất nước của tiền nhân thì cũng chỉ là nước đổ đầu vịt mà
thôi. Người ta có cảm tưởng như đang nói với khúc gỗ hay bức tường.
Khi nghiên cứu lịch sử các nước trên thế giới. Ta thấy được sở dĩ
người ta giữ yên được bờ cõi, phát triển đất nước. Người dân có ý thức
bảo vệ dân tộc là vì họ được thừa hưởng một nền giáo dục lịch sử đúng
đắn, chính danh, không tiếm quyền, không dành độc quyền yêu nước cho
riêng ai... mà cho toàn dân.
Sống bên cạnh thằng hàng xóm tham lam, quỷ quyệt, kẻ thù truyền kiếp
của dân tộc bao nhiêu đời; chúng luôn luôn lăm le thôn tính đất nước
mình. Nếu không có biện pháp cứu nguy ngay lập tức mà cứ tạo môi trường
lẫn phương thế thuận lợi cho chúng thì nguy cơ mất nước sẽ cận kề./.
Mưa Nguồn
No comments:
Post a Comment