Thứ Tư ngày 16.01.2013
Tiến sĩ. Đinh Xuân Quân nguyên là Gs. tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn và Đại Học Kinh Thương Minh Đức. Sau 1975, ông làm việc tại Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Á Châu. Là chuyên gia kinh tế, ông đã được Liên Hiệp Quốc và Cơ Quan Viện Trợ Hoa Kỳ USAID gởi đến nhiều quốc gia tại Phi Châu và Á Châu, trong đó có Việt Nam để cố vấn các quốc gia nầy thực hiện nhiều kế hoạch phát triển kinh tế và tài chánh. Để tìm hiểu về tình hình kinh tế Việt Nam, tuần trước, quý thính giả đã theo dõi buổi trao đổi của bổn đài với Ts. Đinh Xuân Quân về thực trạng kinh tế Việt Nam trong năm 2012. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục thảo luận với ông về viễn ảnh kinh tế Việt Nam trong năm 2013. Xin mời anh Quang Nam.
Quang Nam: Thưa Ts. Đinh Xuân Quân, trong năm 2013 nền kinh tế VN sẽ phải đối mặt với những thách thức gì? Làm sao giải quyết nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước? Làm sao kiểm tra các dự án?
Ts.Đinh Xuân Quân: Nói tóm tình trạng hiện nay là "Các ngân hàng không cho vay, các doanh nghiệp không đầu tư, các gia đình không tiêu thụ và không còn mua nhà nữa và các DNNN tiếp tục lãng phí." Nguyên nhân của tình trạng này là nạn lạm phát hậu quả của chính sách ưu tiên cho DNNN. .
Kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hang tại Indonesia trong những năm 2000 – 2004 cho thấy quy trình giải quyết "nợ xấu" sẽ 1) dài dẳng, 2) đòi hỏi nhiều chuyên gia và 3) tốn phí rất nhiều. Hiện nay VN không biết rõ số nợ xấu do đó phải rà, kiểm tra các nợ xấu theo tiểu chuẩn quốc tế – phải ra và kiểm tra các món nợ xấu của các DNNN và nếu muốn các ngân hang hay các DN hoạt động trở lại thì phải rút các nậu xấu ra khỏi. .
Đối với các DNNN – TCT thì nhiều công ty hoạt động ra ngoài những gì được phép – ví dụ Công ty đóng tàu thì lại dính vào địa ốc hay ngân hang. Họ speculate (đánh bạc với tiền vốn của dân)
Một trong những ví dụ điển hình là Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn nằm trên địa bàn huyện Nông Sơn - Quảng Nam, có tổng vốn đầu tư 674 tỉ đồng do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư. Do thiếu năng lực tài chính nên nhà thầu Trung Quốc rút toàn bộ công nhân về nước khiến dự án phơi nắng dầm mưa cả năm nay. Sau gần 4 năm thi công, trước mắt chỉ có một khối sắt khổng lồ mà không một bóng công nhân.
Quy trình rà xét kỹ lưỡng các dự án tốt không? Nếu không thì các Đầu tư Công/Hạ tầng hay bị phung phí hay rút ruột. Cần rà xét các dự án đầu tư công/HTCS viu trà xét – nội bộ, nghành và qua Ngân sách - kế hoặch đầu tư vĩ mô cho cả nước
Quang Nam: Là một kinh tế gia đã từng cố vấn cho nhiều quốc gia các kế hoạch cải cách và phát triển kinh tế, lần nầy tại VN, Tiến Sĩ sẽ khuyên VN làm sao cho gói Nghị quyết 13 giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu? Và làm sao giải quyết nạn đóng băng tín dụng?
Ts. Đinh Xuân Quân: Việt Nam muốn "hoá rồng" theo định hướng XHCN chép mô hình Chaebol nhưng thiếu cạnh tranh. Vì vậy, Việt Nam biện minh việc này qua chính sách dễ dãi về tiền tệ, tín dụng và khuyến khích chi tiêu công.
Việc đầu tiên là phải có thông tin trong xuốt và bình đẳng trong đối sử với các doanh nghiệp. Việc thứ hai là phải cư sử đồng đều cho mọi DN.
Muốn gói Nghị quyết 13 làm tốt thì cần phải có các criteria (tiêu chuẩn) ưu tiên ví dụ như tiêu chuẩn số lao động hay ưu tiên xuất khẩu. Các công ty hoạt động lại thì sẽ giúp các ngân hang tái cho vay và do đó giảm việc đóng băng tín dụng.
Quang Nam: Bước qua lãnh vực địa ốc, theo Tiến sĩ, vấn nạn bong bóng địa ốc phải được giải quyết thế nào? Và làm sao giải quyết êm đẹp vấn đề đất đai cho dân?
Ts. Đinh Xuân Quân: Bong bóng địa ốc trước hết là vì môi trường kinh tế thiếu một số "thị trường cần thiết" – đánh giá đất, tiểu chuẩn cho vay.
Thứ hai là phải kéo các nợ xấu ra khỏi ngân hàng để họ tránh việc "đóng băng tín dụng."
Thứ ba là sửa luật đất đai. Điều 14 của Hiến pháp 1959 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thừa nhận quyền đa sở hữu về đất đai và chỉ có "đất hoang" mới là sở hữu toàn dân. Hiến Pháp 1980 và 1992 công bố "đất đai là sở hữu toàn dân".
Vấn đề đất đai không phải là mới và có thể trả đất lại cho dân hay kéo dài việc sử dụng đất đến 99 năm.
Quang Nam: Trân trọng cảm tạ Ts. Đinh Xuân Quân đã dành thời giờ để chia sẻ các nhận định về kinh tế VN với thính giả Đài ĐLSN. Mong được gặp lại Ông trong các buổi phát thanh tới.
No comments:
Post a Comment