Bà Trần Thị Hài Biểu Tình Ôn Hòa Khiếu Kiện Đất Đai Bị Y Án Sơ Thẩm 9 Tháng Tù Giam
Hôm thứ Sau ngày 28/12/2012, tại phiên tòa phúc thẩm, bà Trần Thị Hài đã bị tòa án tỉnh Bình Dương tuyên y án sơ thẩm 9 tháng tù giam vì tội gây rối trật tự công cộng. Tội gây rối được áp buộc cho bà là trong các lần đi khiếu kiện đất đai bà đã giăng biểu ngữ một cách ôn hòa khi các khiếu kiện không được giải quyết.
Tại phiên sơ thẩm ngày 28/9/2012, tòa đưa ra 5 biên bản gây rối trật tự công cộng, trong đó có 3 biên bản chưa bao giờ bà được biết. Bà Hài đã đi bộ đội nhiều năm, là đảng viên nhưng do thấy giới cầm quyên cộng sản bất công trong việc lấy đất đai của gia đình bà cũng như những người dân khácị nên cả hai vợ chồng bà Hải đã trả lại thẻ đảng viên và ra khỏi đảng. Trong phiên tòa phúc thẩm hôm 28/12/2012, bà Hài ngồi giữa 2 nữ công an, khi nhìn thấy những người dân oan đến dự phiên tòa để ủng hộ mình. bà liền giơ đôi tay đã bị còng lên và hô to 3 lần: "Kiên cường! Kiên cường! Kiên cường! " Trong năm 2007 và 20112, bà Trần Thị Hài đã có mặt trong nhiều cuộc biểu tình ở Hà Nội chống Trung Cộng xam lược.
Bà Nguyễn Thị Trâm, Mẹ Luật Sư Lê Quốc Quân Lên Tiếng "Gia Đình Tôi Không Còn Gì Để Mất Nữa. Một Gia Đình Ba Người Bị Bắt Mà Không Có Tội Gì.
" Hôm thứ Năm 27/12/2012, luật sư Lê Quốc Quân, một trong những nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam đã bị công an bắt giữ với cải cớ ,là do hành vi phạm tội trốn thuế quy định tại Điều 161 Bộ Luật Hình sự.. Bà Nguyễn Thị Trâm, mẹ luật sư Lê Quốc Quân phẫn nộ tố cáo : " Gia đình tôi đến nay có ba người bị bắt. Một người cháu của tôi mới có bầu hơn hai tháng bị bắt. Lê Đình Quản bị bắt cách đây hai tháng rồi, nay đến Lê Quốc Quân. Nhà nước này phức tạp quá, họ không tìm ra lý do gì để bắt; tự nhiên họ xông vào cướp giấy tờ, máy tính ... Không có gì nay họ vu cho tội trốn thuế. Họ ác quá nên tôi phải nói ra hết để ai biết có thể lên tiếng hỗ trợ. Còn gia đình tôi thì không còn gì mất nữa. Một gia đình ba người bị bắt mà không có tội gì."
Năm Hết, Tết Đên Hàng Trăm Thủy Thủ Việt Nam Nam Đang Vất Vưởng ở Nước Ngoài
Năm hết Tết đến, vẫn có cả trăm thủy thủ Việt Nam đang mắc kẹt trên các con tàu của Vinashinlines trong cảnh không tiền, không thực phẩm, phải đương đầu với thời tiết, tật bệnh và mong sớm được về quê hương. Đúng ngày Giáng sinh, các thủy thủ trên tàu New Phoenix của Vinashinlines đã viết thư kêu cứu từ Đại Liên (Trung Quốc) gửi về cho công ty tại Việt Nam. Sau 3 tháng mắc kẹt tại thành phố này, các thuyền viên cho biết họ đang phải sống trên một đống sắt giữa biển, chịu đựng cái rét "vô cùng khủng khiếp" và quá nhiều bệnh tật đã phát sinh. Trước đó, hồi tháng 11, 9 thủy thủ trên tàu Sea Eagle cũng đã gửi thư kêu cứu mong muốn công ty bán tàu để có tiền đưa họ sớm về quê hương. Hiện Vinashinlines có 16 tàu mắc kẹt cả trong lẫn ngoài nước, trong đó chỉ 2 tàu hoạt động có thu nhưng nguồn thu rất hạn chế vì bị trừ các chi phí sữa chữa, khai thác. Trong tài khoản không còn đồng nào, công ty đang nợ nhà cung cấp Singapore tiền dầu của nhiều con tàu và không có khả năng thanh toán.
Philippines Phản Đối Kế Hoạch Thăm Dò Dầu Khí Của Đài Loan ở Trường Sa
Hôm thứ Bảy 29/12/2012, Philippines lên tiếng phản đối Đài Loan có kế hoạch cho thăm dò dầu khí trở lại ở vùng đảo mang tên quốc tế là Itu Aba thuộc quần đảo Trường Sa ngoài Biển Đông, là nới hiện có ba nước khác cũng đòi chủ quyền là Philippines, Việt Nam và Trung Quốc, Trong một tuyên bố, ông Raul Hernandez Người Phát ngôn bộ Ngoại giao Philippines, khẳng định quyền chủ quyền của Manila trong việc "thăm dò và khai thác" nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình tại vùng biển Tây Philippines (tên nước này đặt cho Biển Đông). Lời khẳng định của Philippines được đưa ra hai ngày sau khi chính quyền Đài Loan cho biết là vào năm 2013 họ sẽ bắt đầu tìm kiếm dầu khí ngoài khơi đảo Itu Aba ở Trường Sa, hiện do Đài Loan chiếm đóng, nhưng lại bị Trung Quốc, Philippines và Việt Nam tranh chấp chủ quyền. Đài Loan và Trung Quốc gọi đấy là đảo Thái Bình, trong lúc tên Philippines là Ligao, và tên Việt Nam là Ba Bình.
Năm 2013 Có Khả Năng Quan Hệ Trung-Nhật Sẽ Tiếp Tục Xấu Đi
Những mối căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì vụ tranh chấp chủ quyền một quần đảo không người ở ở Biển Đông Trung Hoa tiếp tục gia tăng trong hai tuần qua, với việc Tokyo ra lệnh cho chiến đấu cơ bay lên nghênh cản các máy bay trinh sát biển của Trung Cộng bay vào không phận của dãy đảo Senkaku mà Trung Cộng gọi là Điếu Ngư. Các nhà phân tích cho rằng quan hệ Trung-Nhật trong năm 2013 sẽ tiếp tục xấu đi, thậm chí còn có thể xảy ra chiến tranh, vì tân Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật là một người thuộc phe diều hâu cánh hữu trong khi tân Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình chưa có đủ uy thế để theo đuổi một đường lối mềm mỏng, linh hoạt hơn nhằm giải quyết những vụ tranh chấp chủ quyền.lãnh thổ. Hôm thứ 5 (27-12-2012) vừa qua, Bộ Quốc phòng Trung Cộng cho biết họ sẽ "giám sát chặt chẽ" và "cảnh giác cao độ" trước những hoạt động của Lực lượng Tự vệ Hàng không Nhật Bản, sau khi Tokyo liên tục ra lệnh cho các phản lực cơ chiến đấu cất cánh khẩn cấp để nghênh cản các máy bay hải giám của Trung Quốc bay vào không phận của quần đảo mà hai nước đều tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông Trung Hoa. Tân Hoa Xã trích lời ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng "chúng tôi kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ ... để bảo đảm an toàn cho các hoạt động chấp pháp trên biển ... để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi hải dương của quốc gia." Tại Nhật Bản, việc ông Shinzo Abe trở lại giữ chức thủ tướng đã làm nhiều nhà quan sát e rằng vụ đối đầu ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ trở nên kịch liệt hơn. Trong cuộc họp báo hồi trung tuần tháng 12 sau cuộc bầu cử, ông Abe tái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Senkaku và nói rằng không có cơ sở nào đề tiến hành đàm phán về vấn đề chủ quyền vào thời điểm này.
No comments:
Post a Comment