Sunday, October 6, 2024

Tổng Bí Thư Nguyễn văn Linh và Tổng Bí Thư Tô Lâm

Nói Với Người Cộng Sản

Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.

Tiến Văn

06/10/2024

Thưa quí vị đảng viên lão thành cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,

Trước tiên chúng ta cùng nhìn lại một 'thước phim' lịch sử liên quan tới Tổng bí thư đảng Hồ-Tàu cách đây gần 35 năm, theo lời kể của ông Lê Đăng Doanh, người vẫn sống tại Hà Nội.

“Tháng 10 năm 1989, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tới Đông Berlin dự lễ kỉ niệm 40 năm thành lập nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức... Anh Linh đã bàn với Bộ chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội... Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Góc ba Chốp là kẻ cơ hội nhất hành tinh này.”

 

Sang tới Berlin, “một lễ đón đơn giản được tổ chức tại sân bay Berlin-Schronedeld rồi sau đó đoàn về khách sạn... Trong suốt chuyến thăm chính thức ấy, phía CHDC Đức không thu xếp cho ông Linh một buổi gặp chính thức nào với Honecker Tổng bí thư hay một nhà lãnh đạo khác. Thế nhưng, điều đó đã không làm ông Nguyễn Văn Linh từ bỏ ý định đóng vai trò trung tâm cứu nguy chủ nghĩa xã hội.”

 

“Đến nơi ở khác mới thấy cách đối xử của Erich Honecker với ông Linh. Trong khi ông Linh chỉ được xếp một phòng đôi thì chỗở của Ceaucesscu (Tổng bí thư Ru Ma Ni) là một khu vực nhiều phòng... Ông Linh và tùy tùng phải đi qua một sảnh lớn nơi có một đội cận vệ 12 người bồng tiểu liên AK báng gập đứng chào. Ceaucesscu đã để ông Linh phải ngồi chờ rất lâu... Một lúc sau Ceaucesscu ra, chính ông lại là người tỏ ra hăng hái ủng hộ sáng kiến của ông Linh nhất. Ceaucesscu thậm chí còn đòi để Ru Ma Ni đăng cai. Tuy nhiên, cả Ceaucesscu và các nhà lãnh đạo cộng sản khác đều nói với ông Linh: Vấn đề là ông kia, nếu ông ấy không đồng ý thì rất khó. “ông kia” chính là Góc Ba Chốp, người bị ông Linh coi là “kẻ cơ hội nhất hành tinh”.

 

Cuối cùng thì Nguyễn Văn Linh cũng được gặp Góc Ba Chốp. Nhưng ngay khi gặp, ông Linh đã bị Góc Ba Chốp sửa gáy bằng lời chào: “Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh”. Lời chào này còn cho thấy Bộ chính trị của đảng Hồ-Tàu khi đó hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của tình báo Liên Xô.

 

Tuy nhiên, Nguyễn Văn Linh không chỉ không biết thân phận mà còn đưa ra đề nghị Liên Xô tiếp tục viện trợ để Việt Nam thực hiện kế hoạch 5 năm 1990-1995.

 

Dĩ nhiên, quí vị và các bạn có thể đoán ra ngay, Góc Ba Chốp không duyệt cầu xin viện trợ của ông Linh.

 

Chưa đầy 2 tháng sau, Ceaucesscu, người ủng hộ nhiệt liệt nhất cho sáng kiến “triệu tập hội nghị” để cứu chủ nghĩa xã hội của ông Linh, bị lật đổ và hành quyết ở Ru Ma Ni.

 

Để thấy thêm mức độảo tưởng đến mức kì quặc, quái dị của Nguyễn Văn Linh, chúng ta nên nhớ lại tình trạng kinh tế kiệt quệ của Việt Nam thời đó. Người dân Việt Nam trên toàn đất nước thống nhất, kể cảở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, đều đói và thiếu thốn tất cả mọi thứ.

 

Hà Nội khi đó nổi tiếng với câu vè: “Gia công gai qui, lộn cổ sơ mi, bơm ruột bút bi, vá ni lon rách”.

 

Sài Gòn, “hòn ngọc Viễn Đông”, cũng nổi tiếng không kém: “Nuôi lợn trên gác, phục hồi bu gi, gia công cán mì, tái chế dép xốp”.

 

Thưa anh chị em và quí vị, chúng ta xem lại “đoạn phim” lịch sử vừa qua để “ôn cố tri tân”.

 

Trong những ngày vừa qua, Tô Lâm, với tư cách vừa là tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, vừa thực hiện một loạt chuyến đi tới các nước trên thế giới gồm Hoa Kì, Pháp, Ireland, Mông Cổ và cả Cu Ba.

 

Tới các siêu cường và thế giới tư bản, Tô Lâm phát ra thông điệp: “Con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại.” Với thông điệp chung chung này, Tô Lâm muốn được các nước dân chủ phương Tây viện trợ, trợ giúp, coi Việt Nam dưới chế độ Hồ-Tàu là một đối tác thân thiết. Nói ngắn gọn, Tô Lâm tới Hoa Kì, Pháp và Ireland trong tư thế của kẻ ăn xin giống như Nguyễn Văn Linh khi xưa.

 

Nhưng khi tới Cu Ba (một nước đang đối địch với Hoa Kì), Tô Lâm lại phát ra thông điệp: “Chuyến thăm...thể hiện ý chí kiên định của lãnh đạo hai nước trong việc tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương.

 

Khi ở Hoa Kì, Tô Lâm còn tới gặp lãnh đạo đảng Cộng sản Mĩ. Điều này cũng cho thấy Tô Lâm giống Nguyễn Văn Linh năm xưa muốn tăng cường, củng cố cho cái gọi là “đoàn kết xã hội chủ nghĩa”.

 

Dĩ nhiên, Tô Lâm đã khác xa Nguyễn Văn Linh vì y và gia tộc đã sở hữu những tài sản kếch xù, đã tậu những dinh thự lớn ở các nước tư bản.

 

Song, Tô Lâm không chỉ tiếp tục có những tư duy ảo tưởng, hành động quái dị, Tô Lâm tiếp tục ngoan cố duy trì chính thể “xã hội chủ nghĩa” như Nguyễn Văn Linh năm xưa.

 

Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.

 

06/10/2024

 

 

No comments:

Post a Comment