Tên đầu sỏ nào lên nắm quyền thì việc đầu tiên là đi vay tiền về để tiếp tục tham nhũng trước tiên, còn trả được nợ hay không thì tính sau. Cứ lừa mấy những quốc gia nào còn ngây thơ là nước cờ đầu tiên.
Mời quý thính giả đài ĐLSN
nghe phần bình luận của tác giả Dân Trần được đăng
trên Việt Nam Thời Báo với tựa đề: “ Tô Lâm đi vay tiền mà nổ là “khai
phá thêm những dư địa”" sẽ được Miên Dương trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối
nay
Ngay sau khi qua Mỹ và Cuba thì ông Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, và Pháp từ ngày 30/9 đến 7/10. Điều đáng chú ý là báo chí Việt Nam đưa tin rằng chuyến đi này nhằm “khai phá thêm những dư địa, tiềm năng mới trong hợp tác với mỗi nước phù hợp với tình hình mới”.
Trước đây, nhắc tới những chuyến công du của lãnh đạo Việt Nam thì báo chí trong nước thường tuyên truyền là đi để xây dựng mối quan hệ ngoại giao, củng cố niềm tin chính trị, tăng cường giao lưu văn hóa. Đi vay tiền quốc tế thì dùng từ “kêu gọi đầu tư”, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, mở rộng mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực… Hoặc đi buôn bán nô lệ theo dạng xuất khẩu lao động thì Hà Nội gọi là “vận động tạo điều kiện cho người dân Việt Nam hội nhập với nước sở tại”…
Còn chuyến đi này của ông Tô Lâm lại được sửa thành “khai phá thêm những dư địa”. Có thể hiểu đơn giản là vẫn đi vay tiền. Nhưng vì cứ đi đâu cũng nói “kêu gọi đầu tư, hợp tác kinh tế” thì chủ nhà người ta hiểu ngay là Chí Phèo tới. Nên bây giờ phải đổi từ mới cho đỡ nhục.
Ngoài ra, “khai phá thêm những dư địa” cũng có nghĩa là đi vay tiền ở những chỗ cũ hoài không trả thì người ta không cho nữa; bây giờ phải đi chỗ khác, kiếm nhà nào chưa biết cái mặt “chúa Chổm” của mình thì mình gõ cửa hỏi thăm. Đi vay nợ nước ngoài nhưng cũng ngại người dân trong nước mỉa mai nên dùng từ mới để dân tưởng là làm chuyện gì to tát lắm.
Nguyên cả câu “khai phá thêm những dư địa, tiềm năng mới trong hợp tác với mỗi nước phù hợp với tình hình mới”. Tức là đi vay tiền ở những nước mà Việt Nam chưa vay, nhưng theo “tình hình mới” thì vay là phải trả. Còn trước đây đi xin viện trợ không hoàn lại thì vay rồi không cần trả. Nếu họ không cho vay thì kêu gọi đầu tư, hoặc hợp tác mua bán giữa các doanh nghiệp hai nước. Nói chung là tìm mọi cách xoay sở để họ xì tiền ra dựa trên “dư địa, tiềm năng mới, tình hình mới”.
Dù sao Tô Lâm cũng có điểm cộng so với Nguyễn Phú Trọng là chịu khó chạy vạy vay mượn từ đông sang tây. Dù mới lên chức tổng bí thư chưa đầy 2 tháng. Trong khi đó ông Trọng ngồi ghế tổng bí thư 13 năm mà già yếu thì có đi được bao nhiêu.
Một điều nữa, việc Tô Lâm phải gấp rút đi chạy vạy khắp nơi trong mấy tháng qua cho thấy tình hình kinh tế của Việt Nam đang rất khó khăn. Nợ công quá cao nhưng năng lực kinh tế thì quá kém, không làm gì ra tiền mà nợ ngập đầu thì khả năng sẽ xảy ra vỡ nợ nếu không xoay chuyển kịp.
Nhưng cũng đừng vội mừng khi Tô Lâm năng nổ như vậy. Khi vay mượn được tiền thì số tiền đó chắc chắn phải thông qua bộ máy tham nhũng của đảng cộng sản. Mà Tô Lâm và bộ sậu đang nắm thế trong hệ thống chính trị, cho nên tiền sẽ đổ vào túi nhóm này trước tiên. Vậy thì chưa có đầu tư xây dựng gì hết là đã bị mất hết một khoản, thì dự án nào có thể thành công?
Cùng với điều đó, có tiền đầu tư từ nước ngoài mới duy trì quyền lực chính trị của đảng cộng sản tại Việt Nam. Nếu xảy ra vỡ nợ thì có thể sẽ mất chế độ. Rõ ràng Tô Lâm chạy vạy là vì cá nhân ông ta và bộ sậu. Chứ nếu thật tâm vì nước vì dân thì chỉ cần các đảng viên trả hết số tiền tham nhũng lại là dư sức phát triển đất nước hùng mạnh.
Còn bây giờ, tiền thì đảng vay, nợ thì dân phải trả, chứ các đảng viên, những kẻ nắm quyền tham nhũng đời nào chịu chi tiền ra trả. Và thế là người dân sẽ lãnh hết phần nợ để quan chức xây biệt phủ, mua xe sang, cho con đi du học…
No comments:
Post a Comment