Những kẻ có cơ hội nắm quyền điều hành đất nước VN chỉ toàn là bọn lưu manh, bất lương, ngu dốt, tham lam, đầu sỏ ma phia, luôn luôn chực chờ bán nước cho Tàu cộng để có dịp cầm quyền mà xâu xé nhau. Vậy chúng có xứng đáng ngồi trên đầu cổ dân hay không?
Mời quý thính giả đài ĐLSN nghe phần bình luận
của tác giả Trà My được đăng trên Thời Báo Đức quốc với tựa
đề: “ Lãnh đạo Đảng
Cộng sản Việt Nam có còn xứng đáng để lãnh đạo đất nước hay không?” sẽ được Miên Dương trình
bày để kết thúc chương trình phát thanh tối nay.
Trà My – Thoibao.de
Việc Thường trực
Ban Bí thư Lương Cường bất ngờ sang Bắc Kinh, để yết kiến Chủ tịch Tập Cận Bình
mới đây, đã cho thấy, lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có thể bất chấp tất cả, chỉ để
đạt được mục đích của họ. Họ sẵn sàng dựa vào ngoại bang để tranh giành quyền
lực, thậm chí, sẵn sàng bán nước.
Bắt đầu bằng câu chuyện đầu
năm 2024, hàng loạt nhân vật lãnh đạo cấp cao trong Đảng, thuộc hàng “Tứ trụ”, đua nhau ngã ngựa. Trước khi những kẻ
này bị “bắt tận tay, day tận trán” về tội nhận hối lộ,
thì họ đều là những lãnh đạo “trong sạch”.
Ngày 20/2/2023, Chủ tịch nước
Võ Văn Thưởng vẫn hùng hồn phát biểu: “Ngoài lợi ích của nhân dân,
thì Đảng ta không còn lợi ích nào khác”.
Nhưng chỉ sau đó
hơn 1 năm, ngày 20/3/2024, ông Thưởng đã bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng
và nhà nước, bao gồm cả chức Chủ tịch nước. Lý do, trong giai đoạn làm Bí thư
Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi, từ năm 2011 đến năm 2014, ông Thưởng đã nhận hối lộ
lên đến 64 tỷ đồng từ Tập đoàn Phúc Sơn, để xây dựng nhà thờ tổ ở quê nhà Vĩnh
Long.
Hay như cựu Chủ tịch Quốc hội
Vương Đình Huệ, một ứng viên cho chức vụ Tổng Bí thư ở Đại hội Đảng 14, cũng bị
mất chức, do Thư ký riêng là ông Phạm Thái Hà, đã nhận hối lộ hàng ngàn tỷ đồng
từ Tập đoàn Thuận An. Cũng như, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai – một
người được đánh giá là “trong sạch nhất” trong
Đảng – cuối cũng cũng bị “ngã ngựa”, vì
đã nhận quà biếu là căn biệt thự sang trọng, có trị giá tới 2 triệu USD từ Bí
thư Tỉnh uỷ tỉnh Lâm Đồng Trần Đức Quận.
Đó là lý do, mới
chỉ hơn 3 năm đầu của nhiệm kỳ Đại hội 13, danh sách các uỷ viên Bộ Chính trị
bị cho thôi chức, hoặc bị miễn nhiệm, đã gần một nửa. Danh sách những ủy viên
Trung ương Đảng bị loại, đến đầu tháng 10/2024, lên đến 26 người, đây chỉ bao
gồm những người liên quan đến việc bị kỷ luật do tham nhũng, không tính vì lý
do sức khỏe.
Những nhân vật chóp bu, tai
to mặt lớn bậc nhất trong Đảng, còn “ăn bẩn, ăn thỉu” như
vậy, thì làm sao trách được các lãnh đạo cấp dưới?
Trở lại vấn đề đấu đá trong
nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, thực tế cho thấy, mỗi người trong số họ đều
sẵn sàng “cõng rắn, cắn gà nhà”. Chủ trương dựa hẳn vào Bắc Kinh
để hạ bệ Tổng Bí thư Tô Lâm, là điều có thật.
Câu hỏi đặt ra
là: Tại sao nội bộ Đảng lại xảy ra những hiện tượng bất thường và nghiêm trọng
đến như vậy?
Cựu Thường trực
Ban Bí thư Khóa 12 Trần Quốc Vượng đã để lại một phát biểu để đời, về sự tồn
vong của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc,
đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ
năm 2020, ông Vượng nói:
“Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay, sụp đổ hay
không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình,
chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm
tốt thì tự ta lật đổ ta thôi.”
Cũng như, Hồ Chí Minh từng
nói về đạo đức Cách mạng của đảng viên: “Đạo đức Cách mạng là sống
trong sạch, không xa hoa, lãng phí, không hủ hoá, tham ô, không đặc quyền đặc
lợi. Đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của nhân dân…”.
Theo Điều 4 Hiến
pháp Việt Nam 2013, khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đối với nhà nước và xã hội. Có một câu hỏi mà công luận đặt ra cho
Ban lãnh đạo Đảng nói chung, và Tổng Bí thư Tô Lâm nói riêng, đó là, lãnh đạo
Đảng hiện nay là ai? Và họ có còn xứng đáng để nắm quyền lãnh đạo nhà nước và
xã hội, theo Điều 4 Hiến pháp quy định nữa hay không?
No comments:
Post a Comment