Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Mỹ Linh trình bày sau đây.
1. HÀNG CHỤC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN KÊU GỌI THỦ TƯỚNG THÁI LAN TỪ CHỐI DẪN ĐỘ ÔNG Y QUYNH BDAP VỀ VIỆT NAM
Ba mươi ba tổ chức nhân quyền hôm 18/10 kêu gọi thủ tướng Thái Lan trả tự do cho nhà hoạt động người Việt Nam Y Quynh Bdap, người đã bị tòa án phán quyết dẫn độ về nước, nơi ông phải đối mặt với án tù 10 năm và có nguy cơ bị tra tấn nếu bị trả về.
Thư ngỏ được công bố chỉ một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức lên tiếng về vụ việc dẫn độ nhà hoạt động người Thượng, cho rằng việc này là "phù hợp, nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội bị xử lý theo pháp luật."
Ông Y Quynh, người có quy chế tị nạn của Liên hợp quốc tại Thái Lan, đã bị chính quyền Thái Lan bắt giữ theo lệnh của Việt Nam vào tháng 6 khi ông đang tìm cách xin tị nạn tại Canada. Ông đang bị giam giữ tại Bangkok trong khi chờ dẫn độ.
Trong bức thư gửi cho Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, cũng như các quan chức Thái Lan khác và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, các cơ quan nhân quyền cho rằng ông Y Quynh "phải đối mặt với nguy cơ thực sự bị tra tấn, giam giữ tùy tiện kéo dài hoặc các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác" nếu ông bị trả về Việt Nam.
Các tổ chức có tên trong bức thư gồm: Ân xá Quốc tế, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), BPSOS, Việt Tân…
Ông Y Quynh, người có quy chế tị nạn của Liên hợp quốc tại Thái Lan, đã bị chính quyền Thái Lan bắt giữ theo lệnh của Việt Nam vào tháng 6 khi ông đang tìm cách xin tị nạn tại Canada.
Trước đó, vào tháng 1 năm 2024, ông Y Quynh bị tòa án ở Đắk- Lắk kết án 10 năm tù với cáo buộc "khủng bố" vì bị cho là đóng vai trò quan trọng trong vụ tấn công trụ sở huyện ở tỉnh Đắk Lắk.
Người phát ngôn của Thủ tướng Paetongtarn, Jirayu Houngsub cho AP biết văn phòng thủ tướng vẫn chưa nhận được bức thư và ông không có bình luận gì ngay lập tức.
2. TRUNG CỘNG XÂY DỰNG CĂN CỨ GIÁN ĐIỆP TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM
Trung cộng đang biến đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành một căn cứ tình báo chính yếu ở Biển Đông. Đảo này cách bờ biển Việt Nam chưa đến 250 km.
Hãng Maxar Technologies của Mỹ đưa ra một số hình ảnh vệ tinh thu thập được và qua phân tích của Chatham House, cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng trên đảo Tri Tôn một hệ thống radar rộng lớn. Hệ thống tiên tiến này được gọi tắt theo tiếng Anh SIAR, theo Chatham House, sẽ tạo nên một thách thức mới cho những nước trong khu vực và cả thế giới, bởi có thể phát hiện một cách có chủ đích các máy bay tàng hình.
Cùng với hệ thống radar trên đảo Hải Nam, hệ thống radar trên đảo Tri Tôn sẽ tạo thành một mạng lưới chống máy bay tàng hình và mở rộng khả năng trinh sát khu vực Biển Đông của Bắc Kinh.
Tháng 9 năm 1958, thủ tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm công nhận Hoàng Sa và một phần Trường Sa cho Trung cộng, dù thời điểm đó hai quần đảo này thuộc quyền quản lý của VNCH. Tháng 1/1974, Trung cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH.
Từ năm 2007 đến nay, Hà Nội liên tục đối mặt với làn sóng biểu tình yêu nước cũng như thái độ chống đối của dân chúng về chính sách thần phục Trung cộng.
No comments:
Post a Comment