Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân & Thiên An trình bày sau đây.
1) VN VÀ DO THÁI CĂNG THẲNG VÌ VỤ BẮT GIAM BÀ NGUYỄN THỊ THANH NHÀN
Việc xuất cảng vũ
khí của Do Thái sang VN sẽ gặp khó khăn sau khi bộ công an truy tố doanh gia
Nguyễn Thị Thanh Nhàn về tội lem nhem tiền bạc trong việc cung cấp thiết bị y tế
cho bệnh viện Đồng Nai.
Là một người môi giới
quan trọng cho các vụ mua bán vũ khí Do Thái, bà Nhàn bị bộ công an ra lệnh bắt
giam và truy tố vào ngày 29/4 vừa qua, nhưng bà Nhàn đang ở hải ngoại nên không
bị bắt giữ.
Theo cáo trạng của
công an, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, tổng giám đốc công ty AIC, đã hối lộ cho các
quan chức y tế tỉnh Đồng Nai để trúng thầu cung cấp thiết bị y tế cho bệnh viện
Đồng Nai, gây thiệt hại 152 tỷ đồng, tức khoảng 7 triệu Mỹ kim.
Trong khi đó, một tờ
báo Do Thái cho biết bà Nhàn nắm một vai trò quan trọng trong các hợp đồng mua
sắm vũ khí Do Thái của bộ công an VN suốt 10 năm qua, lên đến cả tỷ Mỹ kim. Một
tờ báo Pháp tiết lộ là bà Nhàn là nạn nhân trong cuộc đấu đá giữa Tổng bí thư
CSVN Nguyễn Phú Trọng, người ủng hộ công ty AIC, và Thủ tướng Phạm Minh Chính,
người ủng hộ hai công ty Pháp cung cấp thiết bị cho bộ công an.
Lệnh bắt giữ bà Nhàn
được đưa ra chỉ vài ngày trước khi diễn ra hội nghị trung ương lần thứ 5 của đảng
CSVN, với nhiều chủ đề quan trọng, trong đó có vấn đề chỉnh đốn nội bộ đảng.
2)
TRUNG CỘNG LẠI RA LỆNH CẤM ĐÁNH CÁ 3 THÁNG Ở BIỂN ĐÔNG
Như thường lệ mỗi
năm, bạo quyền Trung Cộng vào hôm Chủ nhật 1/5 lại ra lệnh cấm đánh cá ở Biển
Đông trong vòng 3 tháng.
Cùng với Biển Đông,
Trung Cộng cũng ra lệnh cấm đánh cá ở các vùng biển Bột Hải, Hoàng Hải và Đông
Hải. Theo thông báo, 3 ngày sau khi lệnh cấm, lực lượng hải cảnh Trung Cộng sẽ
mở các cuộc tuần tra tại các vùng biển nói trên để trừng phạt các vụ vi phạm.
Cũng như thường lệ,
nhà cầm quyền VN lập tức lên tiếng phản đối lệnh cấm nói trên, với luận điệu
quen thuộc và vô cùng nhẹ nhàng là lệnh này vi phạm chủ quyền của VN tại quần đảo
Hoàng Sa và yêu cầu Trung Cộng phải tôn trọng chủ quyền của VN đối với quần đảo
này.
Từ năm 1999, Trung Cộng
đều đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông trong 3 tháng, bất chấp sự
phản đối của các nước trong khu vực. Vào đầu năm ngoái, quốc hội Trung Cộng
cũng thông qua đạo luật cho phép lực lượng hải cảnh được quyền nổ súng vào các
tàu thuyền mà họ cáo buộc là xâm phạm vùng biển của Trung Cộng.
3)
QUÂN NGA BẮT ĐẦU SA LẦY TẠI CHIẾN TRƯỜNG MIỀN ĐÔNG UKRAINE
Sau hai tuần mở chiến
dịch lớn để làm chủ vùng Donbass, quân Nga đang có dấu hiệu sa lầy tại chiến
trường này khiến Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga phải đích thân đến nơi để chỉ
huy chiến dịch.
Trong hai ngày vừa
qua, quân Ukraine đã mở cuộc nhiều cuộc phản công và đánh phá các cứ điểm quân
sự của Nga ở bên kia biên giới. Theo ghi nhận của các phóng viên chiến trường,
vào rạng sáng thứ Hai 2/5, hàng loạt vụ nổ đã làm rung chuyển thành phố
Belgorod của Nga. Một ngày trước đó, một đơn vị Ukraine cũng đột nhập vào đất
Nga để phá hủy một cây cầu xe lửa.
Vào hôm qua, quân đội
Ukraine cũng loan báo đã bắn chìm 2 tuần duyên hạm của Nga trên biển Hắc Hải,
trong khi Tổng thống Volodymyr Zelenski cho biết là quân Ukraine sẽ tổng phản
công quân Nga tại miền đông vào cuối tháng 5 này.
Một viện nghiên cứu
chiến lược của Mỹ loan tin là quân Ukraine đã tấn công một bộ chỉ huy quân Nga ở
thị trấn Izioum vào hôm thứ Bảy 30/4 khiến một tướng lãnh và một số sĩ quan cao
cấp Nga tử trận. Theo tiết lộ của một tướng lãnh Mỹ, Đại tướng Valery
Gerasimov, tổng tham mưu trưởng quân Nga, đã có mặt tại bộ chỉ huy nói trên
nhưng đã rời khỏi chỉ vài tiếng trước khi xảy ra vụ tấn công.
4) KHỐI
ÂU CHÂU TIẾP TỤC BẤT ĐỒNG Ý KIẾN VỀ VIỆC NGƯNG MUA DẦU KHÍ CỦA NGA
Theo kế hoạch, khối
Liên hiệp Âu châu sẽ áp đặt cuộc trừng phạt thứ 6 đối với nước Nga, đặc biệt là
việc đình chỉ mua dầu khí của Nga.
Tuy nhiên bộ trưởng
kinh tế Đức cho biết là khối này vẫn chưa đồng nhất ý kiến về quyết định ngưng
mua dầu khí của Nga, với Hungary là nước phản đối mạnh mẽ nhất. Vào tuần trước,
Nga tuyên bố cắt đứt nguồn cung cấp cho Ba Lan và Bulgaria chỉ vì hai nước này
từ chối không thanh toán bằng đồng rúp của Nga. Hiện Bulgaria đang tìm cách mua
khí đốt từ các nước Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Vào tuần trước, Hoa
Kỳ đã đồng ý sẽ chuyển thêm 15 tỷ thước khối khí đốt hóa lỏng đến Âu châu vào
cuối năm nay, trong khi Âu châu lên kế hoạch nhập cảng nhiên liệu từ các nước
Qatar, Algeria và Nigeria, tuy nhiên điều này đòi hỏi rất nhiều thời gian.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-61297510
No comments:
Post a Comment