Tiếp theo đây, mời quí thính giả theo dõi chuyên mục ”Nói Với Người Cộng Sản”. Đây là diễn đàn để trình bày với các đảng viên đảng csVN, đặc biệt những người đang phục vụ trong guồng máy công an và bộ đội của chế độ hiện hành. ”Nói Với Người Cộng Sản” do Tiến Văn/b> biên soạn qua sự trình bày của Hoàng Ân.
Tiến Văn
Thưa
quí vị đảng viên lâu năm cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Cổ nhân nói rằng
“Đất lành chim đậu”. Câu châm ngôn này không chỉ ngụ ý về khả năng đặc biệt của
loài chim trong việc phát hiện được những nguy cơ khó thấy về địa lí, thiên
tai, môi trường, câu châm ngôn này còn nói đến một thực tiễn đúng đắn của con
người: Ở đâu cứ thấy người ta rủ nhau đến để sinh cơ lập nghiệp thì nơi đó là
“đất lành” còn ngược lại là nơi xấu cần tránh xa.
Năm nay vừa tròn 47 năm xảy ra ngày lịch sử - ngày 30 tháng 04 năm 1975, chế độ cộng sản
Hà Nội thắng chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, 47 năm qua lại chứng minh
thêm cho sự chính xác của cổ nhân: “Đất lành chim đậu”.
Song đáng buồn cho tất cả chúng ta là: đất nước Việt
Nam đã thống nhất lại không phải là “đất lành”.
Theo con số thống kê chính thức của chính quyền cộng
sản hiện nay thì tại Đài Loan hiện có chừng gần 250 ngàn người Việt đang làm
các nghề thô sơ, lao động chân tay để tự mưu sinh và gửi tiền về nuôi sống gia
đình còn ở Việt Nam; tại Hàn Quốc cũng có chừng gần 100 ngàn người Việt Nam
đang tha hương để sinh sống và cứu trợ bà con thân thích còn ở trong nước.
Nhiều gia đình người Việt hiện nay luôn có một mong
ước cháy bỏng là tìm mọi cơ hội có thể để cho con cái rời khỏi Việt Nam dù phải
đi làm những công việc hết sức thô sơ ở các quốc gia khác. Trong số các quốc
gia mà người Việt muốn tới, một điều có thể làm cho tất cả chúng ta ngạc nhiên,
là có cả tên nước Lào và Căm Pu Chi A.
Nhưng, nếu nhìn lại một số hiện tượng thực tế thì
chúng ta sẽ không ngạc nhiên chút nào về chuyện người Việt Nam chán nước bỏ đi
kiếm sống, sinh sống ở cả những quốc gia như Lào hay Căm Pu Chi A. Chí hướng bỏ
nước ra đi này lại diễn ra ở tất cả mọi giai tầng trong xã hội, từ kẻ giàu, kẻ
có quyền cho đến thường dân nghèo túng.
Thưa anh chị em và quí vị, chúng ta đều chưa thể quên
bi kịch cách đây 2 năm tại Anh về vụ 39 thanh niên nam nữ rất trẻ cùng quê tại
xứ Nghệ đã chết ngạt trong một chiếc xe tải trên đường tìm cách nhập cư bất hợp
pháp vào Anh quốc.
Tuy nhiên, sau vụ chết người thảm khốc này, các cuộc
điều tra đều cho thấy nhiều người Việt vẫn tiếp tục tìm đường vượt thoát khỏi
Việt Nam bằng mọi cách.
Có lẽ trong số các quí thính giả đang nghe chuyên mục
này cũng là những người đang có những dự tính hoặc có ước mơ như vừa đề cập.
Thưa quí vị và anh chị em, xét trên bình diện tự nhiên
của cuộc sống, việc liều mạng rời khỏi Việt Nam của dân thường chúng ta cũng là
rất hợp với lẽ tự nhiên “Đất lành chim đậu” mà thôi. Vì ngay cả những kẻ thừa
tiền, thừa của cũng đang, hoặc đã chạy trốn khỏi Việt Nam rồi.
Theo những thông tin mà báo chí của chính quyền phải
tiết lộ gần đây thì chúng ta đã biết ông doanh nhân Phạm Phú Quốc “đại biểu
quốc hội” của thành phố giàu nhất Việt Nam là thành Hồ đã mua quốc tịch Síp;
một doanh nhân triệu phú khác sống tại Hà Nội là Phạm Nhật Vũ, em trai của tỷ
phú đô-la Phạm Nhật Vượng, cũng đã sắm sẵn quốc tịch Síp cho cả gia đình. Ngoài
hai nhân vật này, chúng ta còn biết nhiều nhân vật quyền lực khác trong chế độ
đã tậu cho bản thân quốc tịch Mĩ, quốc tịch Ba Lan hay quốc tịch Malta. Việc
các nhân vật này có thêm quốc tịch nước ngoài thực chất chỉ là một hình thức
chạy khỏi Việt Nam một cách an bình và sang trọng của những kẻ có quyền thế,
tiền bạc mà thôi.
Tuy nhiên, sự chạy trốn này chỉ là tiếp tục cuộc chạy
trốn khỏi vùng đất dữ do cộng sản thống trị đã xảy ra từ trước ngày 30 tháng 4
năm 1975.
Trước năm 1975, có một sự thật mà chính quyền Hà Nội
luôn che giấu là tuyệt đại đa số người dân miền Nam đều cố gắng hết sức để bỏ
chạy, chạy trốn mỗi khi quân đội miền Bắc tấn công hay chiếm giữ được đất đai.
Đây cũng chính là một trong những lí do chính quyền cộng sản đã phải áp dụng
các biện pháp hà khắc để kiểm soát gắt gao dân miền Bắc và trói dân, cấm dân di
tản hay bỏ đi ở những nơi chúng chiếm được của Việt Nam Cộng Hòa.
Trong khi đó, Việt Nam Cộng Hòa luôn để cho dân chúng
được tự do lựa chọn nơi sinh sống, nơi cư trú, không cần đến những cái gọi là
“hộ khẩu”, “sổ gạo” hay “công an khu
vực”.
Song, suốt 47 năm qua, toàn Việt Nam, cả hai miền
Nam-Bắc, lại cùng phải chịu sự thống trị hà khắc như miền Bắc trước năm 1975.
Đây chính là lí do cơ bản để chúng ta nói rằng ngày 30 tháng
4 là ngày lịch sử đau buồn chung, là ngày quốc hận của toàn dân Việt Nam chúng
ta, không kể người Bắc hay kẻ Nam.
Hoàng
Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần
sau.
01/05/2022
No comments:
Post a Comment