Friday, March 4, 2022

Lập trường của Việt Nam trước sự xâm lược Ukraine củaNga?

Quan Điểm

Ngày 24 tháng 2 vừa qua, TT Nga Putin xua quân đánh vào Ukraine, đa số các quốc gia lên tiếng chỉ trích, một số khác im lặng hoặc không tỏ rõ lập trường, trong ấy có Việt Nam. Mời quí thính giả theo dõi bài quan điểm của LLCQ về lập trường mập mờ của  CSVN đối với hành động xâm lược của Nga.. Bài sẽ được Hải Nguyên trình bày sau đây.

Thưa quí thinh giả,

            Cả thế giới đang chú tâm theo dõi quân đội Nga tấn công nước láng giềng Ukraine,do Vladimir Putin phát động. Đa số các quốc giađã lên án hành động xâm lược này, thế nhưng tại sao Việt Nam lại lúng túng, mập mờ  và bỏ phiếu trắng trước hành động điên cuồng của Putin?

            Vào những thời khắcnổ ra cuộc chiến, ở VN xuất hiện hai luồng dư luận đối chọi nhau, một luồng chống đối Putin, bênh vực Ukraine.Một luồng tỏ  thiện cảm với Nga, ái mộ Putin,chỉ tríchUkraine, thành phần này là đảng viên CS, hoặc những người đã một thời du học hay làm việc ở Nga. Điều này cũng dễ hiểu, vì CSVN có mối bang giao ở cấp độ ‘chiến lược toàn diện’ với Nga, hơn nữa nước này còn bán cho VN rất nhiều vũ khí quan trọng, cùng với mối giao thương hai chiều khá lớn.

Đứng trước cuộc xâm lăng Ukraine của Putin, người dân muốn biết quan điểm và lập trường của nhà nước CSVN, khi lãnh tụ một cường quốc nguyên tử xua quân đánh nước láng giềng độc lập, có chủ quyền; lại có truyền thống văn hóa và tôn giáo gần gũi với Nga từ hàng ngàn năm lịch sử. Vì cuộc xâm lược này có thể dẫn tới thế chiến thư ba, hay ít ra, có thể kích hoạt một cuộc xâm lược của Tàu Cộng nhắm vào Đài Loan hay Việt Nam.?

Phải mất 5 ngày từ khi cuộc chiến nổ ra, hôm1 tháng 3, người tamới được nghe lời phát biểu ở Liên Hiệp Quốc của ông Đại sứ Đặng Hoàng Giang - trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam.

Sau khi giải thích vòng vo về nguyên nhân cuộc xung đột một chách chung chung, ông Giang đã nói như sau, xin trích nguyên văn: “Lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Về tình hình Ukraine, đại sứ bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng.”

Nghe lời phát biểu của ông đại sứ VN, không chắc đại biểu của 192 nước trong LHQ  có hiểu ông Giang muốn nói gì, so với lời phát biểu của hơn một trăm đại biểu các quốc gia khác, đã đăng đàn hôm ấy. Còn đối với người VN thì họ hiểu rấtrõ, họ quan sát và thấy sự lúng túng, thụ động và mập mờ của Việt Nam. Họ hiểu tại sao Hà Nội “mở miệng mắc quai”? Đây chính là hậu quả của sự “chọn bên” sai lầm mù quáng, cố chấpcủa đảng CSVN, đãcố bám lấy độc tài độc đảng của đàn anh Tàu Cộng, nên khi Tập Cận Bình đi hướng nào thì Hà nội cũng bước theo hướng ấy! Và cuối cùng thì VN đã bỏ lá phiếu trắng theo chân Tàu, trong khi 141 quốc gia khác lên án Nga!

Tuy giữa Ukraine và VN không có những ràng buộc kinh tế chính trị hay thương mại lớn so với Nga, nhưng cũng không có xung khắc hay bất hòa gì.Cụ thể là hiện naycó khoảng 7,000 người VN đang sinh sống ở Ukraine, nhiều người đã định cư và làm ăn ở đây từ lâu, một số khác là du học sinh hay đi du lịch. Chẳng lẽ Hà Nội không nhìn thấy Ukraine đang bị một nước lớn ăn hiếp cách tàn nhẫn đầy bất công hay sao?

Để hiểu được tâm trạng người Ukrainian nghĩ gì về Việt Nam, mời quí thính giả hãy nghe những câu trả lời của bà Nataliya Zhinkyna, người Đại diện Lâm thời của Ukraine ở Hà Nội.Hôm 25/2, trả lời cho BBC Luân Đôn khi được hỏi: Chínhphủ Ukraine mongđợiđiềugì ở Việt Nam, thưabà?

Bà Nataliya Zhinkyna trả lời:......ChúngtôihyvọngrằngViệt Nam sẽđánhgiáthẳngthắnvàkiênquyếtđâylàhành vi viphạmluậtphápquốctế, vốnluôncólợichocácnướcnhỏtrongviệcphảnđốisựxâmphạmcủacácnướclánggiềnghiếuchiến, cũngnhưchỉđíchdanhkẻxâmlược.

Tiêp theo, hôm 1 tháng 3, Đài VOA nêu câu hỏi:“Bà có hài lòng về những gì Bộ Ngoại giao Việt Nam nói về cuộc chiến cho đến nay? Bà mong muốn phía Việt Nam nói hay hành động như thế nào?”

Bà Nataliya Zhinkyna đã trả lời: “Tôi hiểu được việc Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ukraine. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế.Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý.Tôi muốn thúc giục Việt Nam hãy nêu đích danh kẻ xâm lược, không chỉ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam mà cả ở các diễn đàn quốc tế khác.”

Và bà nói thêm: “Nếu vì lý do gì đấy mà chúng ta biện minh cho hành động của kẻ xâm lược, thế thì bất cứ ai có đầu óc can thiệp trên thế giới này cũng có thể nghĩ rằng họ có thể xâm lược nước khác, họ có thể giết những người khác và họ sẽ không phải chịu hậu quả gì. Tôi muốn nói với những người Việt Nam vẫn đang nghĩ rằng ông Putin là người tốt là họ hãy nghĩ về thực tế là cả thế giới, người dân khắp nơi trên thế giới đều sát cánh với Ukraine ngày hôm nay.”

Chúng tôi nghĩ rằng những câu trả lời của người đại diện ngoại giao Ukraine ở Hà Nội đã quá đủ để cho chúng ta suy nghĩ về thân phận đất nước mình trong tương lại, nếu có sự xâm lăng của người hàng xóm tham lam độc ác từ Phương Bắc.

Cảm ơn quí thinh giả đã theo dõi bài quan điểm của chúng tôi.

 

No comments:

Post a Comment